Trang chủ Quốc tế Con đường hành trình của ngài Huyền Trang

Con đường hành trình của ngài Huyền Trang

261

Ngoài sự hấp dẫn do những lợi nhuận trong buôn bán mang lại tính ưa thích phiêu lưu mạo hiểm và khát vọng tìm hiểu là những động cơ mãnh  liệt thúc giục các thương nhân sẵn sàng mở ra một con đường khác thay thế cho con đường bị ách tắc bởi lý do chính trị, quân sự hay tôn giáo.


Những con đường tơ lụa được mở về phía đông hay phía tây, trên bộ  hay dưới nước với nhiều hành trình khác nhau đều tạo thành những mối liên hệ bền chặt giữa các dân tộc, thúc đẩy sự giao lưu giữa các xã hội và  các nền văn hóa về tư tưởng, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, thiết lập tinh thần dung nạp và cùng tồn tại, phát triển.


Đời Tần (221 – 206 trước Công Nguyên), Tần Thủy Hoàng đã cho xây  đắp thêm và hoàn chỉnh công trình Vạn Lý Trường Thành, một bức tường vĩ đại che chắn các đường biên giới phía tây, ngăn chận các bộ lạc ở phương bắc.


Đời Hán (206 trước CN – 220) đã mở ra con đường đầu tiên về Trung Á, duy trì các mối liên hệ với đế quốc Kushan hùng mạnh, trải từ biển  Caspienne ở phía bắc, qua lưu vực các  sông Indus, Oxus, Grange đến vùng biển  Ả rập ở phía nam. Và đế chế Kushan lúc này cũng có quan hệ với đế chế La Mã ở phía tây. Như thế, những con đường tơ lụa đông – tây được hình thành từ đó.


Ngày nay trong phế tích của  các  phố  cộ  thuộc  trung tâm Afghanistan dễ dàng tìm thấy những biểu hiện về sự giao lưu đa dạng giữa các dân tộc. Những hình nhân với các loại y phục khác nhau được khắc trên đá. Trường An, kinh đô của nhà Đường là nơi gặp gỡ, trao đổi Phật Pháp giữa các nhà  sư Nhật Bản, Triều Tiên với Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Á. Hàng trăm  hang đá ở Bamiyan (Afghanistan) có khắc những bức bích hoạ với đường nét và  nội dung rất giống những bức họa trong các hang động vùng Tân Cương  cùng thời gian đó. Người ta cũng tìm thấy những chiếc bình đồng từ thời Chiến Quốc trong nhiều di tích ở  La Mã. Các nghệ nhân của Trung Quốc vào thời đó đã cho mang đến Ai cập những tấm lụa trang trí chữ Ả Rập.  Tượng thần bằng đồng từ thế kỷ I tại đế chế La Mã cũng đã tìm thấy tại  Afghanistan, một di tích của đế chế Kushan.


Trong khi ấy, từ phía tây Trung Quốc, người Hung Nô đã tràn xưóng trung tâm châu Á và châu Âu, đến Ấn Độ. Họ đã xây dựng một đế chế rộng lớn từ Trug Quốc đến Ba Tư. Tiếp đó, các bộ lạc người Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập những “tiểu quốc” ở giữa châu Á, cản trở lưu thông trên các con  đường tơ lụa lúc ấy. Tuy nhiên, người Trung Quốc vẫn mở đưọc những  con đường khác và vận chuyển hàng hóa sang phương Tây. Thực ra, những  cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa phương Đông và phưong Tây đã được Alexandre Đại  Đế tạo điều kiện  thuận lợi từ thế kỷ IV trước Công Nguyên  bằng những cuộc chinh phạt của mình, lật đổ đế chế Achéménide, chiếm  Hy Lạp vá tiến  quân đến tận Ấn Độ. Từ đó, nền văn hóa Hy Lạp được truyền sang châu Á, đặc biệt là văn chương, tư tưởng, ngôn ngữ, triết học, kiến trúc. Đồng thời Alexandre và các nhà thông thái Hy Lạp cũng tiếp nhận tư tưởng của các nhà triết học châu Á cũng như các sản phẩm vật chất và văn hóa. Maurya chiếm ngôi vương quốc Ấn Độ, thành lập đế chế Maurya, thừa  hưởng  di  sản  văn hóa của người Hy  Lạp  và Archéménide. đến đời  cháu của vua Maurya là Asoka (A Dục) kế vị (274 – 237 trước Công Nguyên) hoạt động truyền bá Phật Giáo rất mạnh, lan đến Trung Á  và Viễn Đông, giao lưu với Hy Lạp dưới triều vua Alexandre Đại Đế dù  lúc này đế quốc rộng lớn của Alexandre đã bị chia nhỏ thành đất đai của  các  dân  tộc Bactriance, Sogdiane…


Những con đường tơ lụa mở ra cho hoạt động thương mãi cũng như việc truyền bá Phật Giáo, đạo Mani, đạo Zoroastre lúc này rất phát triển,  đặc biệt ở dọc lưu vực các con sông vùng Lưỡng Hà, Trung Á và Ấn Độ. Ngoài những đoàn lạc đà lầm lũi, việc khám phá ra hiện tượng gió mùa từ  một thế kỷ trước Công Nguyên đã cho phép con tàu viễn dương vượt Ấn Độ Dương từ tây sang đông trong mùa xuân rồi ngược trở về vào mùa đông khí gió đổi chiều. Những con tàu chở hàng này đã biến Ấn Độ Dương thành một hành lang hàng hải nối liền La Mã với các hải cảng Ấn Độ và bờ biển Trung Quốc.


Khoảng thế kỷ thứ VII, người Ai Cập bành trướng sang châu Á, châu  Âu, châu Phi. Họ tìm hiểu những tri thức khoa học và triết học vốn rất phát triển của người Hy Lạp chứa trong những bản văn chép tay. Người Ai Cập cũng tiếp xúc với Trung Quốc, Ấn Độ và tiếp thu những khám phá mới về y  học, toán học, thiên văn học, nghề làm giấy, thuốc súng, đồ gốm, vải lụa.


Người Ai Cập trở thành môi giới trong cuộc đối thoại mờ rộng  từ Trung Quốc đến các nước Châu Âu. Họ truyền bá khoa học và triết học Hy Lạp sang châu Âu cùng với môn toán học của Ấn Độ, các ký hiệu viết số và hệ thập phân làm nền tảng cho khoa học hiện đại. Họ cũng đưa ra những quan niệm mới về vũ trụ và sự hình thành của vũ trụ, kết hợp truyền thống  với những tri thức khoa học, toán học mới trong lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc.


Đến nay, tinh thần của những con đường tơ lụa vẫn tồn tại. Đó là  những sợi dây bền chắc thắt chặt mối quan hệ Đông Tây, duy trì sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Như thế, con đường tơ lụa cũng là con đường tri thức.


Ngày nay, các Phật tử  khi đọc các kinh sách của các Thiền sư, thức giả trước tác dịch thuật bằng tiếng Việt, đó là điều quí. Nhưng quí hơn là phải đi vào các văn bản gốc của các kinh đã được in ấn, để từ đó chúng ta đối chiếu các bản dịch hay trước tác ấy đúng tới mức nào. Khi đọc kinh sách Phật giáo, các Phật tử cũng phải có nhận thức vững vàng về giáo lý, điều nào sai chưa đúng lắm thì có thể tìm hiểu nơi các vị đã hiểu biết để tránh sự thắc mắc, hoặc giả là nên cầu học nơi các vị đã có trình độ Phật học vững vàng thì chắc chắn các Phật tử sẽ nhận ra được chỗ đúng sai trong các kinh sách Phật học đã được trước tác in ấn trước đó. Các Phật tử nên trầm tĩnh suy tư về giáo lý của đức Phật, đừng vội phê phán. Dĩ nhiên, phải thận trọng trong khi đọc là tốt nhất, đừng tưởng rằng sách nào viết về Phật cũng đúng và tin theo hết.


Ðó là thái độ cẩn trọng, trọng Pháp, nên ngài Huyền Trang mới có tinh thần đi tìm học từ bản gốc ở Ấn Ðộ là vậy. Ðó cũng là cách giải đáp những nghi vấn, thắc mắc mà bấy lâu này ngài đang phân vân không biết đâu là đúng đâu là sai, và nếu đúng thì đúng tới mức nào, nên Ngài quyết chí đi cầu pháp ở Tây phương là vậy.


Năm Trinh Quán nguyên niên, năm đầu triều vua Ðường Thái Tôn (62 sau Công nguyên) Huyền Trang cùng với vài vị Hòa thượng nữa dâng biểu lên nhà vua xin phép qua Ấn du học. Truyện Tây Du Ký chép rằng Ðường Thái Tôn sai Tam Tạng đi thỉnh kinh, lại cho làm ngự đệ, cho lấy họ nhà Ðường, có lẽ để nịnh triều đình mà quy công cho nhà vua, chứ sự thật thì khác hẳn; vua Thái Tôn không cho phép, vì nước mới được bình trị, vương quyền chưa được vững, mà sự ngoại giao với các dân tộc ở phía Tây, tại Trung bộ Á Châu lại chưa được tốt đẹp.


Ðợi mãi không được phép, các vị Hòa thượng cùng dâng biểu với ông ngã lòng bỏ đi. Ông kiên nhẫn ở lại Trường An, học hết tiếng Ấn Ðộ. Ðêm ngày ông cầu nguyện các vị Bồ-tát cho ông đủ sáng suốt và nghị lực thực hành nổi chương trình tây du của ông, mà ông biết là rất khó khăn, phải qua nhiều nơi hiểm trở, hoang vu, trộm cướp.


Từ đó ông càng quyết tin rằng thế nào cũng thành công và chính lòng quyết tín, mộ đạo đó đã giúp ông thắng mọi gian nan sau này. Ít bữa sau, nhân miền chung quanh Trường An bị nạn mưa đá mất mùa, triều đình xuống chiếu cho phép dân ở kinh đô được đi nơi khác làm ăn, ông theo nhóm người di cư, tiến về phương Tây, mở đầu cuộc du hành vạn lý.  Năm đó (629), ông 28 tuổi (tính theo phương đông), đến năm 44 tuổi mới trở về, tính ra xa quê luôn trong 16 năm. Tuổi đó là tuổi hăng hái, tin tưởng, mà bẩm tính ông lại nghiêm cẩn, ôn hòa, nên ông rất được nhiều người mến trọng.


Cuộc hành trình của ông chia làm 4 giai đoạn: Từ Trường An tới Ngọc Môn Quan, hết địa phận Trung Quốc. Từ Ngọc Môn Quan tới Kapica biên giới địa phận Ấn Ðộ, qua những nước nhỏ ở Trung bộ Châu Á. Giai đoạn ở Ấn Ðộ. Giai đoạn trên đường về; như độc giả sẽ thấy, do một tình cờ mà lúc về, ông theo một đường khác với lúc đi, thành thử ghi chép thêm được nhiều nhận xét về một miền lúc đó còn bí mật.


Từ  Trường An ông tới Tân Châu, Lan Châu, rồi Lương Châu (hiện nay là huyện Vũ Uy, Tỉnh Cam Túc) – tức Hà Tây, cửa ngõ của huyện Vũ Uy, Trương Dịch, Ðôn Hoàng, Tửu Tuyền). Ngay từ đời Ðường, mà có lẽ từ trước nữa, Lương Châu đã là ngã ba của các con đường mòn đưa những đoàn thương nhân từ phương Tây hoặc từ Mông Cổ tiến vào Trung Hoa. Các thương nhân đó gồm rất nhiều giống người, ngôn ngữ, phong tục khác nhau, họp chợ ở Lương Châu để trao đổi hàng hóa, tin tức và chắc chắn cũng để do thám cho sự canh phòng rất nghiêm mật. Ðô đốc Lý Ðại Lượng được lệnh phong tỏa, không cho người ngoài vô Trung Quốc và người Trung Quốc lọt ra ngoài.  Huyền Trang phải nấn ná chờ cơ hội, nhân dịp đó ông thuyết pháp cho các thương nhân, người ta tạ ơn ông vật gì thì ông đem cúng vào chùa hết.”


Nhân lúc tụ tập. Ngài thuyết pháp cho các thương nhân, khi được cúng dường, Ngài lại cúng cho chùa hết. Hơn một tháng sau nhân lúc lính canh trễ nãi, ông trốn thoát, Lý Ðại Lượng sai vệ binh đuổi bắt; nhờ Pháp sư Tuệ Uy phái hai môn đệ là Tuệ Lâm và Ðạo Chỉnh đi theo bảo hộ. Huyền Trang mới thoát được. Họ đêm đi, ngày trốn, lần mò đến Qua Châu (hiện là huyện Tây An, tỉnh Cam Túc).


Trên đây là đoạn mở đầu của con đường tơ lụa, đã được nhiều học giả xác nhận. Điều đáng nói là sức kiên trì, chịu đựng của ngài Huyền Trang trong ba năm trời trên lộ trình này. Nhiều tư liệu gần đây đã xác định các địa danh xa lạ đó. Động Đôn Hoàng là một trong những di tích quan trọng của đoạn đầu “con đường tơ lụa”. Dù dưới góc độ nào, lịch sử vẫn công nhận ngõ đường giao thông Á- Âu này.