Trang chủ Tin tức Đất chùa Báo Thiên (cũ) dùng xây công viên (cập nhật ý...

Đất chùa Báo Thiên (cũ) dùng xây công viên (cập nhật ý kiến độc giả)

216

Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội đã tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng dự án tại khu đất nói trên với các nội dung chủ yếu như sau: Chỉnh trang tu bổ công trình kiến trúc 3 tầng hiện có trên khu đất làm thư viện phục vụ nhân dân trong khu vực.


Toàn bộ khuôn viên còn lại của khu đất được xây dựng thành vườn hoa, sân chơi, tiểu cảnh, đường dạo phù hợp với cảnh quan xung quanh. Các cây xanh lâu năm hiện có được giữ lại kết hợp với thiết kế cảnh quan gồm các tiểu cảnh, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ trong công viên.



Được biết, khu đất 42 Nhà Chung và khu vực xung quanh, bao gồm cả nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay, nguyên trước đây là khu đất chùa và tháp Báo Thiên nổi tiếng được xây dựng từ thời Lý. Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, giám mục Puginier dùng thủ đoạn cấu kết với tay sai cho phá chùa Báo Thiên, xây nhà thờ Lớn, một phần đất còn lại được dùng để xây Tòa khâm sứ (tòa đại sứ của Vatican) và cơ sở khác của Giáo hội Công giáo.



Khu vực chùa và tháp Báo Thiên cũ được ước đoán theo các tư liệu lịch sử. Có thể chính điện của Chùa nằm trên nền đất nay là Nhà thờ Lớn và Tòa Tổng giám mục Hà Nội; Tháp Báo Thiên tọa lạc trên khoảng đất thuộc khu vực Tòa khâm sứ cũ. Khuôn viên vườn chùa (Thời Lý – Trần – Lê) kéo dài đến qua khu Chủng viện, Dòng mến Thánh giá ra sát Hồ Gươm.


Sau khi miền Bắc được giải phóng, đất nước giành được độc lập, đại sứ Vatican dời Hà Nội (vì Vatican không công nhận nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa), Nhà nước đã quốc hữu hóa khu đất và dùng để làm Nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm.


Cuối tháng 12/2007, Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt xách động giáo dân thắp nến cầu nguyện, phá cổng, bê tượng và thánh giá vào khu đất 42 Nhà Chung để làm áp lực đòi đất, đòi “công lý”. Mặc dù Chính quyền nhiều lần yêu cầu Giáo phận Hà Nội chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, nhưng sự việc chỉ chấm dứt khi Vatican gửi thư yêu cầu.







Cập nhật ý kiến độc giả


Nhóm Phật tử trẻ Sen Việt – TP. Hồ Chí Minh (senviet_2000…@yahoo.com) Chúng tôi vô cùng vui mừng khi biết tin khu đất “Tòa Khâm sứ” (đất chùa Báo Thiên) đã được quy hoạch để trở thành công viên, thư viện, phục vu lợi ích chung cho cộng đồng dân cư. Đây là một quyết định sáng suốt của Chính phủ trước những hành vi “đòi đất” vi phạm pháp luật của một bộ phận giáo dân.


Đúng như lời dạy của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Người Phật tử chúng tôi quan niệm, đất đai là của Quốc gia, chùa tháp là của làng – thập phương tín thí xây đắp, người tu hành mượn cảnh Bụt để mà tu thôi. Ngày xưa có câu “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” là vì thế. Chứa chấp, tích lũy tài sản thế gian thực là không hay đối với Phật giáo. Tài sản thật sự mà Phật tử cần phải có, phải giữ đó là Phật Tâm.


Ngày nay, ở đâu đó, Nhà nước có cấp cho Giáo hội Phật giáo vài mảnh đất để xây cất Thiền viện, chùa tháp thì đất đó vẫn là công thổ quốc gia, nếu Nhà nước cần thu hồi vì ích quốc lợi dân, thì chúng tôi tin chắc là Giáo hội sẽ trả lại nhanh chóng, chẳng cần có ý kiến gì. Các công trình xây dựng thì cũng là tài sản của Quốc gia, của nhân dân, phục vụ tất cả nhân dân, chứ chẳng phải sở hữu tư hữu. Nếu Phật giáo có đứng ra tổ chức sự kiện gì đó thì đề nghị Nhà nước và nhân dân chung sức, chung lòng giúp đỡ. Nhà nước và nhân dân ủng hộ nhiều thì làm to. Do còn khó khăn, túng thiếu mà ủng hộ ít thì làm tùng tiệm thôi. Thời nào cũng thế. Ngày nay chúng tôi tin là, với các Phật sự ích nước lợi dân, Nhà nước và nhân dân sẽ ủng hộ. Với các hoạt động ích nước, lợi dân của các tôn giáo bạn, chúng tôi tin chắc là nhà nước cũng sẽ ứng xử bình đẳng như thế”.


Nhóm Sen Việt có một kiến nghị đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu có điều kiện, Phật giáo nên nghiên cứu mô hình chùa Báo Thiên xưa để phục dựng ở một địa điểm thích hợp. Chùa Báo Thiên, một trong “An Nam Tứ Khí” của dân tộc xứng đáng được đối xử như vậy. Được biết chùa Báo Thiên xưa có lễ hội Báo Thiên rất lớn, đồng thời là mảnh đất được chọn làm nơi cầu mưa, cầu quốc thái dân an. Giáo hội nên tiến hành làm và nêu rõ ý nghĩa mục đích của việc phục dựng chùa, cung cấp đầy đủ tư liệu, hình ảnh, sử liệu, để người Phật tử ý thức nhiều hơn về di sản của dân tộc mình.


Tran TienAustralia (hieuqm…@yahoo.com) Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt cho người hô hoán đòi đất Tòa Khâm sứ cũ, tưởng khu đất này là của Chúa trời người Trung Đông, qua tay thực dân Pháp và tay sai bán nước cướp đất chùa Báo Thiên giao cho. Nay Chính phủ thu hồi để tạo lợi ích công cộng là điều phù hợp với ý nguyện của người dân. Nhưng để công trình phù hợp, hài hòa với hình ảnh Hà Nội, tôi đề nghị (1) Tòa nhà khâm sứ cũ cần phải thay đổi mặt tiền theo văn hóa Á Đông, văn hóa truyền thống Việt Nam. (2) Nhà nước cần cung cấp cho GHPGVN một khu đất để cho Phật giáo xây một nhà triển lãm hay khu sinh hoạt Văn hóa dưới mô hình chùa và tháp Báo Thiên cũ. 


Nguyen Khac HuyTP. Hồ Chí Minh (khachuynguyen…@yahoo.com) Ủng hộ quyết định biến tòa khâm sứ cũ thành vườn hoa phục vụ lợi ích cộng đồng của chính quyền. Không hiểu giáo dân Hà thành cầu nguyện gì ở nơi mà cha đạo Puginier cấu kết với tay sai cho phá chùa Báo Thiên?


Vũ Trọng Hóa – Hà Nội (hoavthn…@gmail.com) Đất chùa Báo Thiên cũ, đã bị cố đạo hiệp với tay sai chiếm xây nhà thờ lớn, rồi đại sứ Vatican để điều khiển con chiên người Việt. Cách mạng đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, thu hồi đất đai về cho dân tộc. Tòa khâm sứ, biểu tượng một thời của giáo sĩ Công giáo nước ngoài lũng đoạn nước ta đã bị thu hồi, sử dụng vì mục đích công ích. Nay ông Kiệt tiếp nối bản chất của Giám mục Puginier, kích động con chiên đòi đất về cho Chúa. Ngẫm mới thấy đau cho một con dân Việt Nam, đau cho truyền thống gần 4000 năm dựng nước và giữ nước. Một người con, nay khoác áo đen, bản chất là con Lạc cháu Hồng, nay đổi sang con chúa cháu chúa, muốn đất của nước Chúa, chứ không phải đất của người Việt Nam. Trong khi Phật giáo: đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt, tức là đất là công thổ, là của chung dân tộc, chùa là của người dân trong làng, chỉ mượn phong cảnh Bụt để tu thân tích đức, thì ông Kiệt lại muốn tất cả phải thuộc về chúa, nước chúa.







Nếu quý độc giả có ý kiến về việc sử dụng khu đất 42 Nhà Chung, xin bấm vào đây, hoặc gửi thư điện tử về địa chỉ [email protected]


Xem thêm: