Trang chủ Nghiên cứu Đức Phật là ai? (Phần 2)

Đức Phật là ai? (Phần 2)

516

Phần 2: Khai sáng là gì?

Link phần 1: Đức Phật là ai? (Phần 1) | Phật giáo Việt Nam (phattuvietnam.net)

Thế còn các vị Phật trong nghệ thuật Phật Giáo?

Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương. Thangka từ miền Trung Tây Tạng. Ảnh: Freer Sackler

Có rất nhiều vị phật, đặc biệt là trong kinh điển và nghệ thuật Đại thừa và Kim cương thừa. Chúng đại diện cho các khía cạnh của sự giác ngộ, và chúng đại diện cho bản chất sâu thẳm của chúng ta. Một số vị Phật mang tính biểu tượng hoặc siêu việt được biết đến nhiều hơn bao gồm A Di Đà, Đức Phật Ánh sáng Vô biên; Bhaisajyaguru, Phật Dược Sư đại diện cho sức mạnh chữa bệnh; và Vairocana, Tỳ Lô Giá Na Phật, vị Phật phổ quát hay nguyên thủy đại diện cho thực tại tuyệt đối. Cách đặt các vị Phật cũng truyền tải những ý nghĩa riêng.

Một tác phẩm điêu khắc nhỏ của Thất Phúc Thần (7 vị thần mang lại sự may mắn trong văn hóa Nhật Bản), nhà sư cười thường bị xác định nhầm là Đức Phật lịch sử. Thế kỷ 19, Nhật Bản. Ảnh: The Met.

Người hói đầu, mũm mĩm, hay cười mà nhiều người phương Tây nghĩ là Phật là một nhân vật trong văn học dân gian Trung Quốc thế kỷ thứ 10. Tên của ông ấy là Budai ở Trung Quốc, hoặc Hotei ở Nhật Bản. Ông ấy tượng trưng cho hạnh phúc và sự dồi dào, và ông ấy là người bảo về trẻ em và những người già ốm yếu. Trong một số câu chuyện, ông đã được giải thích là hóa thân của Di Lặc, vị Phật tương lai.

Phật tử có thờ Phật không?

Ảnh: David Gabriel Fischer.

Đức Phật không phải là một vị thần, và nhiều nhân vật mang tính biểu tượng của nghệ thuật Phật giáo không phải để đại diện cho những đấng giống như thần thánh, những người sẽ ban ơn cho bạn nếu bạn tôn thờ họ.

Trên thực tế, Đức Phật được cho là người đã chỉ trích việc thờ cúng. Trong một bản kinh (Sigalovada Sutta, Digha Nikaya 31), ông gặp một thanh niên tham gia thực hành thờ cúng Vệ Đà. Đức Phật nói với anh ta rằng điều quan trọng hơn là phải sống một cách có trách nhiệm, có đạo đức hơn là tôn thờ bất cứ điều gì.

Bạn có thể nghĩ đến sự thờ phụng nếu bạn nhìn thấy các Phật tử cúi đầu trước những bức tượng Phật, nhưng vẫn còn những điều khác đang diễn ra. Trong một số trường phái Phật giáo, cúi đầu và cúng dường là những biểu hiện vật lý của việc rũ bỏ lối sống ích kỷ, bản ngã và cam kết thực hành lời của Đức Phật dạy.

Đức Phật đã dạy gì?

Luân Xa Hộ Pháp, hay “bánh xe Pháp” đại diện cho giáo lý Bát Chánh Đạo của Đức Phật, (Thế kỷ 13, Nhật Bản. Đồng mạ vàng.) Ảnh: The Met

Khi Đức Phật đạt được giác ngộ, ông cũng nhận ra một điều khác, rằng những gì ông đã nhận thức nằm ngoài kinh nghiệm thông thường đến nỗi không thể giải thích được hoàn toàn. Vì vậy, thay vì dạy mọi người những gì nên tin, ông dạy họ tự giác ngộ cho chính mình.

Giáo lý nền tảng của Phật giáo là Tứ diệu đế. Rất ngắn gọn, sự thật đầu tiên nói với chúng ta rằng cuộc sống là dukkha, một từ dịch không gọn gàng sang tiếng Anh. Nó thường được dịch là “đau khổ”, nhưng nó cũng có nghĩa là “căng thẳng” và “không thể thỏa mãn”.

Sự thật thứ 2 cho chúng ta biết dukkha có nguyên nhân. Nguyên nhân trước mắt là sự thèm muốn, và sự thèm muốn đến từ việc không hiểu thực tế và không hiểu rõ bản thân mình. Bởi vì chúng ta hiểu sai về bản thân mình, chúng ta luôn lo lắng và thất vọng. Chúng ta trải nghiệm cuộc sống một cách hạn hẹp, tự cho mình là trung tâm, trải qua cuộc sống khao khát những thứ mà chúng ta nghĩ rằng sẽ khiến chúng ta hạnh phúc. Nhưng chúng ta chỉ thấy thỏa mãn trong một thời gian ngắn, và sau đó sự lo lắng và thèm muốn lại bắt đầu.

Sự thật thứ 3 cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể biết nguyên nhân của dukkha và được giải phóng vòng xoay luẩn quẩn (Hamster wheel) của căng thẳng và thèm muốn. Tuy nhiên, chỉ áp dụng niềm tin Phật giáo sẽ không đạt được điều này. Sự giải thoát phụ thuộc vào cái nhìn sâu sắc của bản thân về nguồn gốc của dukkha. Sự thèm muốn sẽ không ngừng cho đến khi bạn tự mình nhận ra điều gì gây ra nó.

Sự thật thứ 4 cho chúng ta biết rằng sự sáng suốt có được nhờ thực hành Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo có thể được giải thích như một phác thảo của tám lĩnh vực thực hành – bao gồm thiền định, chánh niệm và sống một cuộc sống đạo đức có lợi cho người khác – sẽ giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn và tìm thấy trí tuệ của sự giác ngộ.

Khai sáng là gì?

Phần còn sót lại của một bức tượng Phật (Niên đại vào khoảng thế kỷ 5 – 6) ở Afghanistan. (Chất liệu: Vữa). Ảnh: The Met

Mọi người tưởng tượng rằng để được giác ngộ là luôn luôn được hạnh phúc, nhưng không phải vậy. Và đạt được giác ngộ không nhất thiết phải xảy ra cùng một lúc. Rất đơn giản, giác ngộ được định nghĩa là nhận thức thấu đáo bản chất thực của thực tại, và của chính chúng ta. Giác ngộ cũng được mô tả là nhận thức phật tính, trong Kim Cương thừa và Phật giáo Đại thừa là bản chất cơ bản của tất cả chúng sanh. Một cách hiểu điều này là nói rằng sự giác ngộ của Đức Phật luôn luôn hiện hữu, cho dù chúng ta có nhận thức được hay không.

Vì vậy, sự giác ngộ không phải là một phẩm chất mà một số người có và những người khác thì không. Nhận ra giác ngộ là nhận ra những gì đã có. Chỉ là hầu hết chúng ta đều bị lạc trong sương mù và không thể nhìn thấy nó.

Có kinh thánh Phật giáo không?

Ảnh: Abishek Sundaram.

Không chính xác. Có điều, một số trường phái và hệ phái Phật giáo không phải đều dùng cùng một bộ kinh điển. Một văn bản được coi trọng bởi một trường phái có thể không được biết đến trong một trường phái khác.

Hơn nữa, kinh Phật không được coi là những lời được tiết lộ của một vị thần – điều phải được chấp nhận mà không cần thắc mắc. Đức Phật dạy chúng ta không nên dễ dàng chấp nhận điều chúng ta được dạy, được đọc, được nghe mà phải tự mình điều tra. Nhiều kinh điển và các bản văn khác hiện hữu để hướng dẫn chúng ta, không phải để truyền bá cho chúng ta.

Điểm quan trọng là Phật giáo không phải là điều bạn tin, mà là điều bạn làm. Đó là một con đường của cả kỷ luật cá nhân và khám phá cá nhân. Mọi người đã đi trên con đường này trong 25 thế kỷ, và bây giờ có rất nhiều chỉ dẫn, biển chỉ dẫn và điểm đánh dấu. Và cũng có nhiều người cố vấn cũng như giáo viên để hướng dẫn, bên cạnh đó chúng ta có nhiều kinh điển quý giá.

Hết


Trí Tâm, Trí Dũng lược dịch