Trang chủ Quốc tế Gere dẫn dầu lễ rước nến tại buổi thuyết pháp của đức...

Gere dẫn dầu lễ rước nến tại buổi thuyết pháp của đức Đại Lai Lạt Ma

84

 Buổi tuyết pháp được tổ chức tại Kalchakra Maidan, một địa điểm lịch sử, khoảng 200m về phía nam của Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật thành đạo. Ngôi sao của phim “Người đàn bà đẹp” đã tham dự cùng với hàng trăm người sùng đạo. Buổi thuyết pháp được tổ chức trong dịp lễ hội cầu nguyện vĩ đại của người Tây Tạng (Geluk Monlam Puja) kéo dài bảy ngày tại ngôi chùa Ấn Độ Mahabodhi Mahavihara.

Gere đã bay đến thị trấn này chủ yếu để nghe đức Đại Lai Lạt Ma thuyết giảng, và sau đó dẫn đầu một buổi lễ rước nến được tổ chức trong ngôi chùa vào buổi tối. Buổi lễ có khoảng vài trăm người Tây Tạng tham dự. Gere nói rằng ông  ủng hộ người dân Tây Tạng và mong muốn hoà bình có mặt khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Gere và những người tham dự buổi lễ đã đi nhiễu quanh ngôi chùa hai vòng để cầu nguyện cho hoà bình và sự hoà hợp.

Là một tín đồ đầy nhiệt huyết của đức Đại Lai Lạt Ma, Gere đã khởi xướng phong trào đấu tranh cho sự tự do của nhân dân Tây Tạng vào năm 1978. Ông đã đến Bồ Đề Đạo Tràng vài lần trước đây để nghe đức Đại Lai Lạt Ma thuyết pháp. Nam diễn viên điện ảnh 60 tuổi đã xây dựng viện Root, một địa chỉ được người Hoa Kỳ ưa chuộng hơn là các khách sạn khi đến viếng Bồ Đề Đạo Tràng.
 

Con đường Trung Đạo, triết lý mà Đức Phật đã khám phá ra là trọng tâm của bài thuyết pháp. Một bài dân ca được hát lên để truyền cảm hứng cho buổi thuyết pháp. Học giả Phật giáo P C Roy nói rằng triết lý này đã được Đức Phật, khi ấy còn là một hoàng tử trẻ đang đi lang thang để tìm chân lý tối thượng, nghĩ ra khi Ngài nghe người phụ nữ trong làng Dhungeshwari gần Bồ Đề Đạo Tràng hát một bài hát. Ngài đã xúc động khi nghe bài hát này. Lời của bài hát nói rằng không nên lên dây đàn quá căng vì dây đàn sẽ đứt, cũng không nên để dây đàn quá chùng vì tiếng đàn sẽ hỏng. 
 
Tác động tới một nhóm người nước ngoài gồm có cả người Trung Quốc tại ngôi chùa của người Tây Tạng vào trưa ngày thứ tư, đức Đại Lai Lạt Ma kêu gọi chính quyền Trung Quốc công nhận các di sản Phật giáo vì Phật giáo được truyền vào Trung Quốc trước khi được truyền vào Tây Tạng. Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo nói, “ Không giống như các tôn giáo khác, Phật giáo không coi trọng sự cầu nguyện mà tin vào sự thanh lọc tâm và rất phù hợp với khoa học.”
 
Một buổi triển lãm ảnh do người Tây Tạng tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, nêu bật những yêu sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng, đã thu hút nhiều người đến xem.
 
Theo: Times of India