Trang chủ PGVN Nhân vật Hướng đến lễ Đại tường cố HT. Thích Tâm Châu

Hướng đến lễ Đại tường cố HT. Thích Tâm Châu

292



Bật thảo điêu tàn do vị tử;

Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương

Cỏ bí dâu tàn còn chưa mục

Hoa Đàm tuy rụng vấn vương hương

Đức Ngài là hàng Đồng Chân xuất gia sớm lạy đầu Sư Tổ Thanh Khánh chùa Phượng Ban làm Bổn Sư quy y thế độ thế phát xuất gia, thọ thập giới Sa Di tại chốn tổ Đồng Đắc, thọ Tam Đàn đại giới do Tổ Pháp Chủ Đức Nhuận ban giới pháp giới thể.Thọ giới xong Đức Ngài đi tham học các chốn Tổ  từ Ninh Bình đến nội ngoại thành Hà Nội như Đồng Đắc, Quán Sứ, Hoè Nhai để thấm nhuần nội điển khế lý, khế cơ kiến giải Phật pháp thâm hậu.

Buổi đầu Ngài được thỉnh đến các tòng lâm làm Duy Na, làm Giáo Thọ giảng dạy Tăng Ni cư sĩ tu học theo sự tinh thần chấn hưng Phật giáo rất khoa học đẳng cấp. 

Sự tu học của Ngài được tỏ rạng nên chư Tổ ngoài Bắc và Trung mời tham gia thành lập Tổng hội Phật giáo toàn quốc đảm nhiệm uỷ viên Nghi lễ của Tổng hội, đến năm 1956 được suy tôn lên ngôi vị Phó Hội Chủ.

Năm 1952 tại Quán Sứ thành lập GHPG Tăng già toàn quốc cung thỉnh Đức TL Tuệ Tạng làm Thượng Thủ; Ngài Trí Hải làm trị sự trưởng, Đưc ân sư vào ngôi vị trị sự phó; cụ TL Hòa thượng Tố Liên làm Tổng Thư Ký.


Đến năm 1954 đông đảo Tăng tín đồ Phật giáo muốn vào Nam, Ngài ra tay trực tiếp hướng dẫn hàng 1.000 vị vào Nam tiếp tục tu học, chính Đức Ngài đứng ra thành lập nhiều chùa viện từ Đà Nẵng vào đến Sài Gòn để có nơi cho Tăng Ni và cư sĩ tham học, thưởng các chùa do Ngài khai sơn có chữTỨ và chữ GIÁC đứng đầu tiêu biểu là chùa Giác Minh, Từ Quang, Từ Tân, Từ Thọ cùng hằng 100 ngôi chùa khác vào thời gian này Tăng Ni cư sĩ Phật giáo miền Bắc di cư tại miền Nam cung thỉnh Ngài lên cương vị lãnh đạo Giáo hội Tăng Già Bắc Việt để lèo lái Tăng tín đồ, bảo vệ lo tu hành học Phật. 

Còn ngoài Việt Nam sau năm 1975 Ngài khai sơn từ Âu Châu, Mỹ Châu, Canada, Nam Mỹ, các nước láng giềng Việt Nam như: Đài Loan, Nam Hàn, Mã Lai, Singapor và Úc châu trên vài trăm chùa viện .

Đầu năm 1963 PGVN bị bôi nhọ do chiếu phim Sakya, nên giới Phật giáo miền Nam, miền Trung cung thỉnh Ngài lãnh đạo ngôi vị Chủ tịch uỷ ban Liên phái tranh đấu để dẹp tan âm mưu phá hoại chánh pháp. 

Đến tháng 5 năm này, Ngài được uỷ ban suy cử cùng danh hiệu này để tranh đấu bảo vệ Phật giáo do cờ Phật giáo bị hạ và Chánh quyền miền Nam, coi Phật giáo như hội đoàn, ngang hàng với hội Đua Ngựa tại Phú Thọ Sài Gòn.

Kỳ này rất quyết liệt Ngài cùng liệt vị Cao Tăng bị vào tù ra khám máu đổ thịt rơi.Các nước lân bang và Liên Hiệp Quốc bất nhẫn ngay lập tức  hợp tác can thiệp đến khi đại thành công.

Trong thời gian lãnh đạo PGVN. Đức Ngài đứng ra can thiệp bảo lãnh tại nhà Ngoại Vụ bộ, Bộ Nội Vụ và bảo trợ tiền bạc cho nhiều vị Tăng Ni du học tại Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản. Bây giờ tịch gần hết, điển hình là cố HT Huyền Vi. Còn 1 vị sanh tiền đang hoạt động tại Pháp. Thể theo nguyện vọng hợp nhất của trưởng 11 hệ phái Phật giáo được hành đạo chung về 1 mối. Ngài chủ tọạ soạn thảo Hiến chương thành lập GHPGVNTN tại chùa Xá Lợi, được cung thỉnh ngôi vị Viện  Trưởng Viện Hoá Đạo đầu tiên và những nhiệm kỳ sau kiêm lãnh đạo tối cao giáo hội này, để có nơi làm trụ sở TW, Ngài đứng ra trưng khẩn khu đất, ngày nay Trùng kiến Việt Nam Quốc Tự tại nha Điền Địa thuộc Bộ Nội Vụ, Ngài trực tiếp ký tên làm chủ đứng bộ Ma đất và đóng bách phần giá tượng trưng $1.00 và mượn $100 triệu, Đồng thời 1964 để kiến tạo Việt Nam Quốc tự nhưng vì chia rẻ phá hoại Đại cuộc không thành.

Biết truyện tích xưa khu đất kiến tạo Việt Nam Quốc tự nằm trong địa điểm tha ma mộ địa mã ngụy thời vua Minh Mạng, nên Đức Ân Sư thiết lập 1 tuần lễ Đại trai Đàn bạt độ thập loại cô hồn, chiến sỉ trận vong, kiền thỉnh liệt vị cao tăng đến niêm hương trì chú và mời các đoàn Kinh sư từ Nam,Trung, Bắc và Phật giáo Hoa Tông thiết Du Già Mông Sơn chẩn tế rước vong từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau tập trung về khu Việt Nam Quốc tự chẩn tế và phát quà cho đồng bào nghèo. Để  cho lợi ích kẻ còn Người mất.

Sau khi tranh đấu Phật giáo bất bạo động thành công. Các nước Phật giáo thế giới tỏ rỏ cái tinh thần bảo vệ  lãnh đạo Chánh pháp cao tột không nước nào bằng đã thân hành đến Việt Nam cung thỉnh Ngài vào ngôi vị sáng lập cùng suy tôn với chức vị danh dự Chủ Tịch hay Đệ nhất Phó Chủ tịch các giáo hội Phật giáo Thế giới như: Giáo hội Liên Hửu, Tăng Già, Liên Hiệp, GHPG phụng sự xã hội tạicác nước Sri Lanka, Đài Loan, Nhật Bản, Hán Thành.

Tại Việt Nam Ngài long trọng tổ chức Đại hội Phật giáo thế giới của 2 Giáo hội Tăng già  và khai mở GHPG Thế giới, Phụng sự xã Hội, được cung thỉnh vào ngôi vị Chủ tịch vĩnh viễn đến khi quảy dép về Tây 2015. 

Tại Mỹ năm 1978 Ngài đứng ra thành lập Cơ quan thế giới phụng sự xã hội hợp tác với Cao uỷ tị nạn LHQ cứu vớt những sắc dân lánh cư và tiếp nhận nuôi cấp nơi ăn chốn ở buổi đầu  khi đến định cư nước thứ 3. Đầu năm 1978 các Tăng Ni Phật giáo mới định cư tại Mỹ đã hội họp suy tôn đức Ân sư lên ngôi vị Thượng thủ PGVN  tại hải ngoại  để thống lãnh các đoàn thể Phật giáo các vùng miền lãnh địa Phật giáo trên thế giới nơi nào có Tăng Ni cư sĩ Việt Nam định cư.


Ngoài đại công chẩn tế vô uý thí với các hạng nghèo đói thiên tai, thăm hỏi thân hành vô các khám đường trung tâm cải huấn, thuyết giảng giáo dục tội phước, nhân quả đồng thời phát quà cần thiết cho phạm nhân đang thi hành án, đồng thời can thiệp bảo lãnh những ai bị án oan ức, giam cầm tội tù quá ư khắc nghiệt.

Đức Ngài đứng ra can thiệp giử lại ngôi Đại già lam chùa lịch sử Tây An, núi Sam Châu Đốc đã bị nhiều hội đoàn tranh dành tưởng đâu chùa khôn còn của GHPG VN dòng Lâm Tế chánh tông.  

Ngài sống Thọ gần kề tuổi bách tuế vĩ kỳ và trên dưới 8 thập niên chống gậy trúc vân du các nơi thành lập đoàn thể Phật giáo thế giới và Việt Nam, địa phương vùng miền mong cầu mọi người tu học lợi lạc quần sanh, xoá bỏ chiến tranh tàn khốc, bước chân Ngài đi không mệt mỏi, hồi còn khoẻ mạnh ngài khôi hài nói với kẻ hèn nầy Ngài có số Thiên Di, lớp bay trên trời mây, khi ngồi xe rong ruổi trên mặt đất đi hành đao hoằng pháp lợi sanh, chổ nào đau khổ hay biên địa hạ tiện không có ánh sáng Phật Pháp là có bước chân Ngài lui tới.

Nay Công viên quả mãn Ngài phải quãy dép về Tây chờ dịp tái sanh trở lại cỏi Nam thiệm bộ Châu – Diêm Phù Đề tiếp tục hành đạo cho đến khi nguyện mãn

 Chúng tử đệ của Ngài cũng đông, đếm số chục ngàn pháp danh duy nhất có 2 chử đầu là: GIÁC và CHÂN.

Đến giờ phút thiêng liêng lạy đề xả bỏ áo khăn chúng con dưới chiếu cỏ một lòng, một dạ bách y, bách thuận theo thầy đến ngày ra tro bụi.

Phụng vị Phượng Ban, Kim Liên, Đồng Đắc, Vĩnh Nghiêm, Giác Minh, Từ Quang, Việt Nam Quốc Tự pháp phái, Tào Động chánh tông, Đệ Lục thế, lãnh tụ Thế Giới & VNPG nội ngoại quốc, thượng TÂM hạ CHÂU hiệu THANH MINH tự TUỆ HẢI tánh Đoàn Công đại TL Hòa thượng Thiền sư Thượng Nhơn giác linh liên toạ hạ.

Ngưỡng nguyện giác linh bất vong nguyện lực tái hiện Đàm hoa, trạo từ thoàn sanh tử thệ ba tiếp linh giác Bồ Đề bỉ ngạn.

Đức Ân Sư mãi mãi là tâm gương sáng soi chung thiên cổ cho nhiều lớp hàng hậu học dựa nương.

Sanh thời Ngài đã tận tuỵ dịch thuật, trước tác thơ văn hằng 100 pho lưu hành trong mai hậu. Hạnh nguyện hoằng hoá giảng thuyết thực hiện chí nguyện độ sanh hoằng truyền Thích Ca chánh pháp, truyền giáo du hoá khai sơn tạo tự còn lại để hằng 100 ngàn thất chúng tu học theo bi nguyện phục vụ nhân loại và Dân tộc Việt Nam, Tục diệm truyền đăng, báo Phật ân đức. Ngưỡng nguyện Hòa thượng  ân sư chứng vô sanh nhẫn, gặp lại Đức từ Phụ Thích ca cùng hàng Thánh chúng Pháp hữu nhiều đời, nhiều kiếp đồng tu học nơi pháp hội Linh Sơn. Sớm hồi nhập Ta Bà tròn nguyện mãn như lúc Thầy còn tại thế. 

Sắp đến là ngày trừ phục, rủ bỏ áo khăn hiếu. Nhưng thiết nghỉ vắng bóng Thầy coi như chung thân chi Tang. Nguyện ráng cần mẫn chuyên tu để gặp tôn dung Thầy  mới vừa lòng hả dạ

Cuối cùng xin đê đầu bái lạy liệt vị hàng Trửởng Tử cao đồ cửa Đức ân sư là: quý Thượng tọa Giác Dũng; Thanh Phong; Giác Hiệp; Đồng Sỷ; Đại Ni Trưởng Tịnh Nguyện – sanh tử bất ly với Ân sư – sống lo báo đáp sớm thăm

Nam Mô Tây Thiên – Đông Độ – Việt Nam Tào Động Chánh Tông; truyền giáo truyền pháp phái du hoá thiết lập cơ sở Thế Giới, Việt Nam nội ngoại quốc Phật giáo; khai sơn; trùng kiến tạo tự lịch Đại chư vị Tổ Sư Bồ Tát.