Trang chủ Diễn đàn Hộ Pháp Kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo: “Liên tôn”?

Kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo: “Liên tôn”?

85

Theo tin này, thì việc diễn hành của những người đồng tính luyến  ái người Việt sinh sống tại Mỹ đã bị một số tổ chức phản đối, trong đó có “Hội  đồng Liên tôn Việt Nam” ở Hoa Kỳ.

Liên tôn Việt Nam tất yếu là phải có Phật giáo, và trong thực tế đã là như thế.

Nhưng điều cần lưu ý là ở đây Phật giáo lại có quan điểm như Thiên Chúa giáo, chống lại người đồng tính, một quan điểm trung cổ, phi nhân bản, tàn nhẫn và đi ngược với thời đại.

Bản tin cho chúng ta biết chủ tịch “Hội đồng liên tôn” là một mục sư Tin Lành.

Trong một kỹ thuật cải đạo tinh vi, ông ta đã nói như  sau: “Không kỳ thị, chúng tôi muốn giúp đỡ họ, nhưng vì đây là truyền thống văn hóa , do đó, chúng tôi cần phải duy trì”.

Truyền thống của ai?

Văn hóa của ai?

Đạo Phật, với sự bao dung của mình, đâu có cái truyền thống hay văn hóa tàn nhẫn như vậy.

Vậy là  đạo Phật có văn hóa truyền thống như Thiên Chúa giáo hay sao? Từ bao giờ vậy?

Hay chỉ  là từ khi có  khái niệm “liên tôn”, xúc tiến Cơ đốc hóa truyền thống và văn hóa Phật giáo, khiến cho đạo Phật trở nên căng thẳng, gay cấn, nhỏ nhen, hiểm hận và khó chịu như ai đó vậy?

“Liên tôn”, là để người ta phát ngôn thay cho Phật giáo, nói những điều xa lạ với Phật giáo.

“Liên tôn” là một hình thức cải đạo người theo đạo Phật một cách tế nhị. Người thì vẫn theo đạo Phật, nhưng lại bị dán lên đó những nhãn mác xa lạ.

“Liên tôn”, nên có tăng sĩ Phật giáo Việt Nam lên tiếng ủng hộ việc tôn giáo khác đòi đất mà tôn giáo đó có được do phá chùa, đập tượng.

“Liên tôn”, nên có những tăng sĩ Phật giáo, mà khi phát biểu trên đài nọ, đài kia, nếu không nghe giới thiệu trước, thì nghe cứ y như lời của cha cố ở giáo xứ toàn tòng nào đó!

Đọc, nghe những lời “liên tôn” như vậy, chúng tôi ngỡ ngàng, đến lúc nào đó, nhà sư Phật giáo tổ chức lễ Noel trong chùa cũng nên?

Và sự  thật đã diễn ra như vậy. Một nhà sư  Phật giáo, khi trả lời phỏng vấn của một đài nói tiếng Việt ở nước ngoài, được lưu trữ trên mạng internet, đã xác nhận và thuật lại cái điều khó tin nhưng có thực đó. Nhà sư còn gửi lời chúc Giáng sinh.

Không cải  đạo, nhưng Chúa đã vào chùa!

Nếu  “liên tôn” đúng nghĩa, cho lịch sự, thì người ta cũng phải có Phật đản trong nhà thờ chứ. Điều này không thể xảy ra.

Đưa chúa vào chùa, người ta đã đưa Phật tử tới gần với cải đạo lắm. Đẩy nhẹ thêm một cái là, như lời một bài hát đã bị sửa đổi để chế giễu:

Lạy Chúa con là người ngoại đạo

Nhưng tin có Chúa ngự…trong chùa

Phần người đứng ra phỏng vấn, thì “A Di Đà Phật” song song với lạy Chúa. Đó là khi họ phỏng vấn sư liên tôn, còn khi phỏng vấn cha liên tôn thì họ chỉ “ơn chúa”. Người phỏng vấn cũng là một người đi mưu toan cải đạo người khác, kêu “A Di Đà Phật” để làm cho lẫn lộn, dễ bề hành sự với người theo đạo Phật đó thôi. Còn cái chính là họ vẫn “ơn chúa” nên… có thầy (nhà sư “liên tôn”).

Rồi có  khi, dưới lá cờ “liên tôn”, họ hạ thấp giá trị của những tăng sĩ Phật giáo, và cũng rất tinh vi.

Hội thảo “liên tôn”, người ta mời những đại diện các tôn giáo khác là những tu sĩ được đào tạo kỹ càng, ở các học viện nước ngoài, ăn nói lưu loát, hùng biện, trí thức.

Còn mời những “đại diện” Phật giáo là những người ăn nói có phần vấp váp, chân chất, mang phong cách bình dân, tất nhiên do học vấn hạn chế hơn.

Người ta cố ý để cho người nghe so sánh, đối chiếu các đại diện “liên tôn”, dù rằng đại diện cho Phật giáo là không tương xứng chỉ ở chỗ lợi khẩu, nhưng tư thế thấp hẳn đi rõ ràng.

Nhưng người nghe ít nhiều gì cũng có sự so sánh, thậm chí là ở hai chương trình riêng, nhưng cố  ý đặt cạnh nhau.

Nó có  tác dụng như thế nào đối với Phật giáo, thì chúng ta có thể nghĩ ra.

Cũng có  trường hợp phát biểu liên tôn, nhưng Phật giáo, tôn giáo có số tín đồ đông hơn, chỉ được dành cho vài lời chiếu lệ để trang hoàng cho đủ lễ bộ. “Liên tôn” cứ như là Thiên Chúa là tôn giáo chính của người Việt vậy.

Cái bẫy cải đạo của “liên tôn” đã quá rõ ràng.

MT