Trang chủ Tin tức Lễ hội Hoằng Pháp toàn quốc "Phật giáo Trúc Lâm hội tụ...

Lễ hội Hoằng Pháp toàn quốc "Phật giáo Trúc Lâm hội tụ và lan tỏa" 2015

72
Chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ GHPGVN; Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Thành viên HĐCM TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực HĐTS TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Pháp – Phó chủ tịch thường trực HĐTS TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Từ thiện xã hội TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Tâm – Phó chủ tịch HĐTS TW GHPGVN; Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, trưởng ban tổ chức cùng chư tôn đức HĐCM, HĐTS, chư tôn đức BTS các tỉnh thành trên toàn quốc.  
Về phía chính quyền có: Ông Dương Ngọc Tấn – Phó trưởng Ban tôn giáo Chính phủ; Ông Nguyễn Bá Hải – Vụ trưởng Tôn giáo, Ban dân vận TW ; Ông Nguyễn Văn Thanh – Vụ trưởng vụ Tôn giáo Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Ông Lê Quang Tùng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Ông Phạm Hồng Sơn – Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Quảng Ninh cùng đại diện các cơ quan TW, cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Ninh và đông đảo nhân dân Phật tử thập phương đã về tham dự buổi lễ.


  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  

Mở đầu buổi lễ, là lời phát biểu khai mạc của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, đồng Trưởng Ban tổ chức. Trong bài phát biểu của mình, Hòa thượng nêu rõ: “Lễ hội Hoằng pháp toàn quốc 2015 với chủ đề “Phật giáo Trúc Lâm hội tụ và lan tỏa” và tưởng niệm 707 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Bên cạnh đó, là các chương trình Hội thảo, Lễ cầu siêu tri ân đến các anh hùng tử trận Bạch Đằng, Pháp hội Dược Sư cầu nguyện quốc thái dân an và lễ chú nguyện đúc 108 pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông hộ quốc an dân cùng Lễ truyền đăng.v.v…đây chính là yếu tố Hoằng pháp vô cùng thực tiễn trong ý nghĩa hội tụ và lan tỏa. Cần phải nói rằng, trong định hướng cho tương lai, thì Hoằng pháp vẫn là một giải pháp không thể thiếu trong sứ mệnh hoằng truyền chính pháp, vì Hoằng pháp đáp ứng được một số nhu cầu thiết thực của tín đồ Phật tử. Hoằng pháp chính là công tác nhân bản, bởi nó nhắm thẳng vào con người để xây dựng con người hoàn hảo. Hơn thế nữa, con đường hoằng pháp của Phật giáo Trúc Lâm rất giản đơn nhưng mạch lạc, tuy cao thâm nhưng gần gũi, khiến cho người học đạo dễ tiếp thu, dễ thực hành, mang lại hiệu quả thiết thực và lợi ích ngay trong đời sống của con người”.

  
  
  
  

Cũng nhân dịp này, ông Lê Quang Tùng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã có đôi lời phát biểu chào mừng buổi lễ. Để tưởng nhớ công lao và bày tỏ tri ân, trân trọng tài đức của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông mong rằng quý chư tôn đức, toàn thể Phật tử cũng như các tầng lớp nhân dân sẽ “ra sức giữ gìn, kế tục và phát triển các giá trị tư tưởng Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm, thực hiện tốt hơn nữa chính sách tôn giáo, chính sách Đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước, cùng nhau xây dựng, phát triển đất nước và tô điểm cho truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo nước nhà”. Đồng thời, ông “trân trọng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân”, xây dựng GHPGVN ngày càng lớn mạnh”.

  
  
  
  

Tiếp theo là lời phát biểu của Ông Dương Ngọc Tấn – Phó trưởng ban tôn giáo Chính phủ. Ông đã bày tỏ niềm vui mừng khi tới dự buổi lễ ngày hôm nay bởi “việc tổ chức Lễ tưởng niệm 707 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông  nhập Niết Bàn không chỉ là sự kiện tôn giáo quan trọng trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng của nhân dân theo Đạo Phật, mà còn là một sự kiện văn hóa, xã hội gắn với tâm thức tưởng niệm tri ân và báo ân của toàn thể cộng đồng…Đại lễ hôm nay là ngày hội tri ân, tôn vinh tiền nhân, ngày gặp gỡ giao lưu của những người yêu mến và tinh tấn cùng Phật pháp với hạnh nguyện vì đời mà xiển dương Đạo theo phương châm “dựng đạo tạo đời”. Đồng thời ông bày tỏ sự đánh giá cao với sáng kiến tổ chức đại lễ mang đầy ý nghĩa nhân văn cao cả này của TW GHPGVN.Ông hi vọng rằng GHPGVN nói chung  và Ban hoằng pháp TW  GHPGVN nói riêng, sẽ tiếp tục phương châm nhập thế, hướng dẫn tín đồ, Phật tử lấy việc phục vụ chúng sinh, ích đạo lợi đời làm phương tiện tu tập thành tựu, động viên tín đồ Phật tử hoàn thành trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc để xứng đáng là người Phật tử truyền trì mạng mạch của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần. 

  
  

Sau đó, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tuyên đọc văn tưởng niệm Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

  
  
  
  
  
  
  


Trong buổi lễ này, ban tổ chức đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Trí Quảng ban đạo từ tới toàn thể đại chúng. Đầu tiên, Hòa thượng đã nhấn mạnh những bài phát biểu của ông Dương Ngọc Tấn và của ông Lê Thanh Tùng đều là “những ý tưởng cao đẹp mà chúng ta đều mong ước và thực hiện”. Qua đó, Hòa thượng đã chia sẻ “Hội tụ có nghĩa là tất cả chúng ta trong 63 tỉnh thành đều quy tụ về đây để tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nghĩa là chúng ta tìm cái gì mà chưa ghi nhận trên sách vở. Rồi mang những điều cao quý làm cho lan tỏa tới tất cả tỉnh thành trong cả nước để xây dựng một GHPGVN mang tính kế thừa của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Là một vị Tổ sư duy nhất người Việt Nam khai sáng nên Đạo Phật Việt Nam có những nét riêng của Phật giáo Việt Nam chúng ta”. Hòa thượng đã nhắc về câu chuyện của Đức Trần Thái Tông. Khi đó, Ngài có ý thức từ bỏ ngôi vua và lên non Yên Tử để tìm tu. Lúc bấy giờ được Phù Vân quốc sư khai ngộ bằng một câu đơn giản “Trong non không có Phật, mà Phật chỉ ở tại lòng người”. Cho nên đây là một câu khai ngộ rất quan trọng đối với Phật giáo VN chúng ta ngày nay. Trong non không có Phật mà Phật ở trong lòng người. Trần Nhân Tông là người kế nghiệp nói rõ cho chúng ta biết. Trong nhà đã có báu vật, trong tâm đã có Phật thì chúng ta còn tìm bên ngoài làm gì. Đó là một câu nói đơn giản nhưng nghĩa rất sâu sắc. Chúng ta cần tìm xem còn ẩn ý gì trong này. Cho nên đáp số đó năm 16 tuổi thì Phật hoàng Trần Nhân Tông mới tìm lên non thiêng này để cố tìm xem thử ý nghĩa sâu sắc ở lời dạy này còn ẩn chứa gì. Tôi nghĩ rằng Ngài đã tìm được, cho nên khi trở về lãnh đạo quốc gia, tiêu diệt được quân xâm lược Nguyên Mông. Đây là một điều quan trọng cốt lõi. 
Hòa thượng nhấn mạnh: “Phật giáo Việt Nam của chúng ta là Phật giáo của Phật hoàng Trần Nhân Tông tìm ra ứng dụng vào trong giữ nước, dựng nước. Phát triển Phật giáo để giữ nước, để làm cho đất nước phồn vinh, làm cho nhân dân an lạc. Nếu làm được như thế là Giáo hội của chúng ta kế thừa đc những gì Phật Hoàng Trần Nhân Tông để lại”. Cuối cùng, Hòa thượng mong rằng Phật giáo của chúng ta sẽ kế thừa được những nét tinh hoa của Phật hoàng Trần Nhân Tông, duy trì để ngọn đèn thiền mãi tỏa rạng, đưa Phật giáo ngày càng phát triển. 

  
  

Sau đó, Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS TW GHPGVN, đồng trưởng ban tổ chức đã lên phát biểu cảm tạ, tri ân tới lãnh đạo các cơ quan ban ngành TW và địa phương, cũng như gửi lời tri ân tới chư tôn đức đã giúp đỡ để tạo nên sự thành công của lễ hội hoằng pháp toàn quốc lần này.

  

Cuối cùng là nghi thức dâng hương tưởng niệm lễ kỉ niệm 707 năm Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn được diễn ra vô cùng trang nghiêm, thành kính.