Trang chủ Tin tức Long An: Cung nghinh tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Long An: Cung nghinh tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

112

Tham dự lễ có Hòa thượng Thích Đạt Đồng (Thành viên Ban Thường trực HĐCM GHPGVN), Hòa thượng Thích Thiện Huệ (Chứng minh Ban Trị sự THPG Long An), Hòa thượng Thích Thiện Chiếu (UV HĐTS TW GHPGVN), TT Thích Minh Thiện (UV HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự THPG Long An), Hòa thượng Thích Quảng Ý (Chánh Đại diện liên huyện Tân Thạnh – Mộc Hóa – Vĩnh Hưng), Thượng tọa Thích Minh Thọ (UV HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS THPGLA), Đại đức Thích Lệ Trí (UV HĐTS GHPGVN, Chánh Thư ký BTS THPGLA); đại diện chính quyền có ông Võ Lê Tuấn (Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân Vận, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Long An), ông Trương Văn Nam (Phó chủ tịch TT UBMTTQVN tỉnh Long An), ông Lê Trường Cửu (Phó Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Long An), ông Lê Trần Huân (Phó chủ tịch UBMTTQ TP Tân An) cùng Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử khoảng 3.000 vị.

Đại lễ Thành Đạo năm nay được cung nghinh tôn tượng Phật ngọc Phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật tại Ấn Độ, Phật hoàng Trần Nhân Tông thành Phật tại Việt Nam. Đây là sự kiện đặc biệt của Phật giáo Long An năm 2013, cũng là sự kiện đầu tiên Phật giáo Long An được cung nghinh Phật ngọc.

Nơi diễn ra Đại lễ nằm bên dòng sông Vàm Cỏ Tây hiền hòa lịch sử. Một vị trí đặc biệt đã tạo nên không gian tâm linh lạ kỳ. Mọi người tham quan như liên tưởng đến dòng sông Ni Liên Thiền xứ Ấn Độ, nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo cách đây 2607 năm.

Dấu ấn tâm linh gắn liền 3 dòng sông Ni Liên Liền, Sông Hồng, Sông Vàm Cỏ như hội tụ tại nơi đây một linh khí lạ kỳ mà mỗi người đến chiêm bái đều nhất tâm hoan hỷ.

Lễ đài hoa đăng với phong sân khấu cao trên 10m đã tạo nên không gian có điểm nhấn hình hoa sen rực rỡ in bóng xuống dòng sông Vàm Cỏ, bên cạnh là ngôi cổ tự có niên đại 200 năm lịch sử, càng tạo thêm cảnh sắc lễ hội hoa đăng và tâm linh vô cùng linh diệu.

Lần đầu tiên Phật giáo Long An có một lễ hội văn hóa lịch sử và tâm linh tạo nên sự quan tâm, nô nức chiêm bái đông của đảo Tăng Ni, Phật tử và dân chúng.

Không gian sân chùa Long Phước tuy có nâng cấp lớn rộng nhưng trở nên chật hẹp so với số lượng người về tham dự, có nhiều vị không vào được khuôn viên chùa mà đứng ngoài cổng ngắm nhìn và ra về.

Ý nghĩa tâm linh và lịch sử thiêng thiêng luôn là giá trị sống mãi với thời gian, với niềm tin và lý tưởng tìm về của nhân loại.

 

Giới thiệu một hình ảnh diễn ra của buổi lễ: