Trang chủ Thời đại Giáo dục TT. Chân Quang hướng dẫn soạn giáo án dạy Thanh thiếu niên

TT. Chân Quang hướng dẫn soạn giáo án dạy Thanh thiếu niên

375

Đúng 8g30 phút, buổi học bắt đầu với sự tham dự của Ni sinh trường TCPH Long An tại cơ sở II (chùa Thiên Phước) và hơn 100 Phật tử các nơi về dự thính.

Đi vào đề tài chính, TT Chân Quang nhấn mạnh "Khi tổ chức lớp học cho thanh thiếu niên, chúng ta phải có Giáo trình giáo án để giảng dạy. Mà Giáo trình giáo án phải do ta biên soạn để mục đích giáo dục của ta không bị lệch hướng. Phải nhớ rằng: Vấn đề giáo dục trong Tôn giáo – Giáo dục cho trẻ nó liên quan nhiều đến giáo dục Quốc gia. Hơn thế nữa, ta là người tổ chức, là người chịu trách nhiệm về lớp học này với Giáo hội, vì vậy cần phải bảo đảm sự an toàn về mọi mặt, trong đó có cả mặt an toàn về chính trị. Việc soạn bài ta nên chủ động trước, không để giáo thọ tự soạn giảng mà ta không kiểm soát hết được".
 
Trong việc soạn Giáo trình giáo án đi qua rất nhiều môn học như: Giáo lý, đạo lý thực hành tu tập, đạo đức trong đời sống, những môn kỷ năng hành động, v.v… buộc học Tăng phải trải nghiệm hết, để sau này khi dạy cho các em hoặc hướng dẫn Giáo thọ ta cũng biết những điều căn bản đó.
 
Riêng những môn về đạo lý tu tập, Tăng Ni phải trực tiếp giảng dạy cho các em chứ không mời Giáo thọ bên ngoài. Vì vậy chính mình phải có thực hành, có tu tập thật thuần thục. Ta phải giỏi về lý luận, giỏi về sự tu thì mới thuyết phục được người khác tin và thực hành theo. Ví dụ môn Thiền định.
 
Có những môn đạo đức trong đời sống dạy cho trẻ mà ta không trải nghiệm qua nhưng ta phải biết để soạn bài và ta trực tiếp dạy. Ta dạy nhiều khi hiệu quả hơn, chẳng hạn bài "Tình yêu nam nữ". Vì ta có cách dạy sao cho cân bằng lại với kiến thức thế gian mà các em đã tiếp thu.
 
Sau khi điểm qua mặt tổng thể của việc biên soạn Giáo trình giáo án, Thượng tọa giới thiệu, gợi ý về nội dung của nhiều môn học để Tăng Ni sinh nắm được điều căn bản, có định hướng khi soạn bài. Ví dụ như: Giáo Lý Nhân Quả, Ý Nghĩa Của sự Giác Ngộ Giải Thoát, Hiểu Về Cuộc Đời Đức Phật, Lễ Phật, Ngồi Thiền, Hiếu Kính Cha Mẹ, Tôn Trọng Thầy Cô, Tử Tế Với Bạn Bè, Đoàn Kết Yêu Nước, Lễ Phép Lịch Sự, Khả Năng Kiềm Chế Sự Nóng Giận, Khả Năng Diệt Trừ Lòng Tham, Tình Yêu Nam Nữ, Nói Không Với Game, Khí Công Dưỡng Sinh, Võ Thuật Căn Bản, Âm Nhạc Căn Bản, Giao Tiếp Văn Minh, Lái Xe An Toàn,

Tuy nhiên, dù bao nhiêu lý luận cũng phải xuất phát từ trái tim và có chánh kiến. Lời nói của ta có thuyết phục người nghe hay không là chính tấm gương của mình. Đồng thời để thu hút và khơi lên sự ham thích nơi trẻ, mỗi buổi học nên được khởi sự từ những kinh nghiệm sống, nói nhiều về luật Nhân quả đan xen trong các bài học cho trẻ thấm nhuần. Ta không lý luận trừu tượng mà luôn kể chuyện, cho ví dụ cụ thể và phân tích đạo lý trong những câu chuyện kể đó. Ta sẽ không thiên về tổ chức vui chơi mà khéo léo vừa dạy, vừa cho vui chơi trong bài học.

Những gì gieo được từ khi ấu thơ sẽ ghi dấu rất đậm suốt đời còn lại. Vì vậy dạy cho trẻ biết hướng thiện, sống đạo đức, biết khép mình vào khuôn phép, kỷ luật tự giác, sống có mục đích, có lý tưởng hướng thượng để bản thân sống an lạc hạnh phúc, gia đình xã hội được lợi ích, an hòa.

Giáo dục trẻ chính là ta đang xây dựng tương lai cho Phật Pháp.Nếu Tăng Ni sinh đã có một kế hoạch, một phương án tốt cho việc chăm lo dạy trẻ thì xem như ta đã giành được 50% thắng lợi, sẽ vững vàng, tự tin hơn khi tổ chức lớp học cho thanh thiếu niên sau này. Thượng Tọa nhắc nhở các học Tăng như vậy.

Một số hình ảnh được ghi nhận trong lớp học tại 2 cơ sở trường TCPH Long An do TT Thích Chân Quang đảm trách: