Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Vãn cảnh Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự

Vãn cảnh Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự

72

Khuôn viên chùa rộng 100 ha nằm giữa vùng đất yên bình, dưới chân núi Thị Vải. Tất cả mọi cảnh vật trong chùa đều gợi lên nét thanh tịnh, xưa cũ tự bao đời với hồ nước trong xanh và không khí trong lành.


Chùa Đại Tòng Lâm (hiện thuộc xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) được hai cố đại lão hòa thượng Thích Thiện Hoa và Thích Thiện Hòa xây dựng năm 1958 trên diện tích 200ha. Trải qua các đời trụ trì, hòa thượng Thích Quảng Hiển tiếp quản đã xây dựng thêm ngôi chánh điện và nhiều công trình khác, đồng thời đổi tên thành Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự. Sở dĩ có tên ấy là do hòa Thượng Quảng Hiển đã đúc đúng một vạn vị Phật gắn trên vách cao bao quanh chánh điện. 


Cách TP.HCM khoảng 70km, con đường từ chùa chạy dài giáp quốc lộ 51, rất tiện đường cho du khách đến tham quan. Đại Tòng Lâm hằng năm đón hàng vạn khách tham quan và vãn cảnh chùa…









Bước qua cổng tam quan vững chãi xây bằng đá vào năm 1974, chúng ta như rũ bỏ mọi ưu phiền trước không gian xanh mát, hai bên lối đi trồng rất nhiều loại cây thẳng tắp. Phía trong là toàn cảnh ngôi chánh điện uy nghiêm – Ảnh: Cát Minh









Tượng Phật bà Quan âm thanh thoát – Ảnh: Mễ Thuận 









Con đường trải sỏi dẫn từ chánh điện cũ đến chánh điện mới được trồng cây cảnh hai bên đường – Ảnh: Mễ Thuận









Tượng Phật Quan âm Nam Hải cao 17m, hai bên là 46 phiên bản nhỏ hơn… Công trình vừa hoàn thành năm 2007 – Ảnh: Mễ Thuận









Bức Phật ngồi dưới cội cây cổ thụ, thân cây cao thẳng tắp vút lên trời. Phía trước cụm cảnh quan này còn có hai chú hạc đứng chầu









Bên trong chánh điện rộng nhất (dài 91m, rộng 46m) và ngôi chánh điện được trang trí nhiều tượng phật nhất (10.000 tượng) – Ảnh: Mễ Thuận










Những mái ngói cong cong của ngôi chùa in trên nền trời xanh làm nổi bật những đường nét chạm trổ tinh xảo. Mỗi chiều về, giữa ánh nắng nhạt màu, khi tiếng chuông chùa hòa quyện vào gió, vào mây, du khách đến đây như thấy lòng mình thư thái hẳn – Ảnh: Mễ Thuận









Trước khu đại điện là điện Di Lặc với bức tượng Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam (nặng 6 tấn) hoan hỉ tươi cười với chúng sinh. Phía trái điện Di Lặc là cụm công trình cửu phẩm cực lạc đang được xây dựng, hiện đã có 48 tượng Phật Di Đà uy nghiêm – Ảnh: Mễ Thuận