Trang chủ Tu học Pháp thoại Bờ này của Tâm (Qua tư tưởng kinh Bảo Tích)

Bờ này của Tâm (Qua tư tưởng kinh Bảo Tích)

322

Một triết gia phương Tây nói rằng: Trong tất cả mọi sự kỳ diệukỳ diệu nhất vẫn là con người. Ở con người có sự kết hợp hài hoà huyền diệu giữa thể xác và tinh thần, giữa thân thể sinh học diệu kỳ và bộ máy tâm thần mầu nhiệm.


Trong tác phẩm “Sự tiến hóa của loài người”, Darwin chỉ ra một cách khoa học con đường tiến hóa, và ông khẳng định con người là đỉnh cao trong quá trình tiến hóa ấy. Từ tiền đề vật chất tốt đẹp ấy mà con người có bộ máy tâm thần hơn hẳn các loài khác. Bởi thế, con người có một khả năng to lớn có thể làm được nhiều điều mà tưởng chừng không thể làm được. Những triết gia cổ đại phương Đông nói về sự kỳ diệu của tâm: “Tam điểm như tinh tượng, hoành câu tự nguyệt tà, phi mao tùng thử đắc, tố Phật giả do tha”. Bằng thực nghiệm tâm linhĐức Phật dạy chúng ta con đường tiến hóa của chúng sanh qua mười nấc thang: Địa ngục – Ngạ quỉ – Súc sanh – A tu la – Nhơn – Thiên – Thanh văn – Duyên giác – Bồ tát – Phật.

Thế giới tinh thần không có hình tướng, nhưng thông qua hoạt động ta nhận ra nó. Ví như sóng điện có đầy trong không gianmắt thường chúng ta không nhìn thấy được, nhưng chỉ cần có máy cat-sét, ti vi thì chúng ta có thể tiếp được làn sóng đó. Tôi lấy một ví dụ nữa dễ hiểu hơn, khi đi tản bộ trên đồi cỏ ở Đà Lạt, bất ngờ gặp nụ cúc vàng lay nhẹ trong gió xuân. Ngang đó thôi, ta nhận ra điều gì? Cái gì giúp ta biết đây là hoa cúc vàng và vẻ đẹp huyền ảo của nụ hoa vàng trong gió xuân? Xin thưa, khả năng ấy là năng lực của tâm. Đó là tánh thấy, tánh biết luôn hiện hữu nơi ta, nhờ vậy mà ta có khả năng nhận thức được thực tiễn hoặc thế giới biểu tượng. Nên kinh thường nói: Sự xoay chuyển trong tứ thánh lục phàm cũng từ tâm này. Phật dạy chúng sanh có hai loại tâm là chơn tâm và vọng tâm. Trong buổi pháp thoại hôm nay, tôi xin chia sẻ cùng quý vị các phương diện của vọng tâm qua lời dạy của Phật trong kinh Bảo Tích.

1. Tâm như nước chảy sanh diệt chẳng dừng, hằng chuyển như bộc lưu.

Nước dòng sông thì liên tục chảy. Giọt nước này tiếp nối giọt nước kia không ngừng, tạo thành sự chuyển động của dòng sông. Tâm chúng ta niệm niệm sanh diệt tiếp nối nhau như nước trong dòng sông vậy. Bởi vậy nên biết rằng tâm ta không cố định mà có sự chuyển động tiếp nối. Chính đặc tính chuyển động khả biến này mà chúng ta có thể học hànhtu tập được; có thể nói chuyện này đến chuyện khác được.

Quý vị ngồi quan sát tâm mình thử coi, có phải nó là hoạt động liên tục phải không? Lúc nghĩ đến quá khứ, lúc mơ tưởng tương lai, lúc đuổi theo việc này, lúc nắm lấy việc kia. Sự lưu chuyển của tâm ta như nước chảy không ngừng. Ngày xưa khi Khổng Tử đứng nhìn dòng thác đã thốt lên rằng: “Thiên hà ngôn tại, tứ thời hành yên, vạn vật sanh yên” (chảy mãi thế ư, bốn mùa lưu chuyểnvạn vật sinh sôi). Rõ ràng ông ta cũng ngộ được điều đó.

2. Tâm như ngọn đèn vì có các duyên:

Leonchiep nói: Khi nói đến hoạt động là bao hàm cả chủ thể hoạt động và đối tượng hoạt động. Ở đây, tâm hoạt động thì tâm là chủ thể mà đối tượng là thực tiễnbiểu tượng và khái niệm. Nhà Phật gọi chung là cảnh. Tâm nương cảnh khởi lên, ba hồi thì vui như mở hội, khi thì buồn rũ rượi như cỏ úa… Tâm ta lúc bị các duyên làm chao đảo, ngả nghiêng bên này, ngả nghiêng bên kia giống như ngọn đèn trước gió.

3. Tâm như chớp vì niệm niệm sanh diệt:

Khi mưa thì có chớp lóe, ánh chớp lóe lên rồi tắt, cứ chớp tắt liên tục như thế. Tâm ta buồn, thương, ghét, mến…đưa đến liên tục không ngừng, hết ở trạng thái này sang trạng thái kia tiếp nối thay thế cho nhau như ngọn đèn dầu tiếp nối giọt dầu này đến giọt dầu kia, ngọn lửa này đến ngọn lửa kia sanh diệt không ngừng. Bản chất tâm sanh diệt ấy là vô thường, không có chủ thể cố định; nên nếu ta theo đuổi bám lấy nó cho là mình thì sanh ra khổ đau bất tận. Nếu dừng lại không theo những tâm sanh diệt ấy nữa thì an lành hạnh phúc sẽ tràn về như đêm hết thì ngày xuất hiện liền.

4. Tâm như hư không vì khách trần nhơ:

Hư không thì rộng lớn vô biên, nơi ấy vạn vật sinh sôi nảy nởHư không không có màu sắc và tướng hình, như tâm của ta không dùng mắt để thấy, dùng tai để nghe, nắm bắt bằng tay được, nhưng nó là có thật và rất thiết thực với chúng ta. Trong các bộ luật Đại thừa thường nói, tâm ta vốn xưa là thanh tịnh, nhưng do một niệm bất giác vô minh nổi lên mà có sanh diệttrở thành chúng sanh. Giống như hư không vốn trong sạchtrở thành ô nhiễm là do vạn vật ở trong nó tạo nên. Ví dụ ở giảng đường này, không khí trong sạch, bất chợt một chiếc xe chở cá chạy ngang qua, mùi tanh xông vào thì làm cho không khí trong phòng bị ô nhiễm.

Tâm chúng sanh thường manh động bị cảnh trần lôi cuốn, đeo đẳng hoặc không thể nào dứt ra được. Bởi vậy chúng ta mới bị trầm luân trong ba cõi sáu đườngĐức Phật và chư Tổ thấy chúng ta ở trong vòng lẩn quẩn khổ đau quá nhiều, các vị dạy cho chúng ta cách an tâmhàng phục tâm, điều cốt tử là “tâm bình thường”. Giữ được tâm bình thường tức là đạo.

5. Tâm như khỉ vì tham lục dục

Hình ảnh con khỉ quý vị thấy trong sở thú rồi đấy, có bao giờ nó chịu ngồi yên một chỗ không? Hầu như lúc nào nó cũng nhảy nhót lung tungmắt láo liên không ngừng. Tâm chúng sanh náo động giống như khỉ, hết đuổi bắt tiền tài, danh vọng uy quyền, đến món ngon vật lạ… Hằng ngày chúng ta sống chạy theo cảnh mà quên mất mình. Ngũ dục thực chất là vô thườngvô ngã nhưng trở thành hấp lực lôi kéo chúng ta đi là bởi bên trong chúng ta đầy dẫy những tâm tham dục, tâm chấp ngã… Chính năng lượng dục vọng này rất to lớn đủ sức lôi chúng ta đi về mục tiêu nó muốn. S.M.Freud, nhà phân tâm học, khi nghiên cứu về vô thức cũng thấy được năng lực vô hình đó. Ông gọi là libido (tính dục). Năng lượng dục vọng này là con dao hai lưỡi, cũng từ nó làm ta đau khổ, cũng từ nó mà ta hạnh phúc nếu biết chuyển hóa.

6. Tâm như họa sư vì hay khởi nhân duyên các nghiệp:

Nguyễn Du rất có lý khi nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thế giới thực tiễn vốn không vui không buồn, có vui buồn là do tâm con người mang vào. Trong Duy thức học nói, chúng sanh thường không sống với chân hiện lượng mà hay chơi với tợ hiện lượng, bởi tâm ta thường hay đèo bòng (đới chất cảnh) nên mới sanh ra khổ. Vậy thìvui buồnhạnh phúc, khổ đau… đều do tâm vẽ ra cả. Chàng họa sĩ này vô hình nhưng vẽ ra những điều đau khổ lại là thật. Do tính hay vẽ vời của tâm mà các nghiệp đeo bám lấy ta. Nghiệp (Karma) nghĩa là hành động. Do nghiệp mà có sự khác biệt giữa muôn loài (Tuy các tuỳ nghiệp sở hiện bất đồng – kinh Thập Thiện), một khi khởi nghiệp, thì nghiệp này vừa làm nhân vừa làm duyên cho các nghiệp khác tiếp nối nhau không dứt, nhưng không có chủ thể, không có tác giả thật.

7. Tâm không nhứt định vì theo đuổi các thứ phiền não. Tâm thường độc hành không hai, vì không thể có hai tâm trong cùng một lúc:

Qui luật hoạt động của tâm thức là cảm xúc và trí tuệ ức chế nhau. Nghĩa là lúc cảm xúc xuất hiện thì ức chế năng lực trí tuệ, hoặc ngược lại. Tuỳ theo mức độ của cảm xúc và trí tuệ mà sự ức chế lẫn nhau đến mức độ nào. Cũng theo qui luật đó, khi tâm thiện xuất hiện thì tâm ác lặn mất và ngược lại. Trong một thời gian không thể xuất hiện hai tâm. Bởi vậy khi ta làm việc thiện, nói việc thiện, nghĩ việc thiện hoài thì tâm xấu ác tự nó tiêu mất; giống như cây kiểng mà không tưới nước thì phải chết thôi.

Tuy nhiên, tâm ta không bao giờ thuần nhất một trạng thái mà luôn đuổi bắt theo các thứ phiền nãoPhiền não thì nhiều, trong Duy thức nói gọn có 6 đại phiền não và 20 tuỳ phiền não, nên tâm ta ít nhất cũng nằm trong các trạng thái chính đó. Nếu lọt vào một trong những phiền não kể trên thì sướng hay khổ? Tất nhiên là khổ rồi, phải không?

8. Tâm như oan gia vì hay đem đến các khổ não:

 Chúng ta có oan gia không? Đang thoải mái tự tại vui vẻ tự nhiên nhớ lại chuyện đâu đâu rồi lo nghĩ buồn chánăn không ngon, ngủ không yên. Những nỗi buồn và sợ hãi ấy quay đi quay lại hoài, sự đeo đẳng dai dẳng khó lòng dứt bỏ được. Đó không là oan gia thì là gì? Phật dạy đừng nhớ tưởng quá khứ, đừng mơ ước tương lai, quá khứ thì không còn, tương lai thì chưa đến, nên sống hết mình với thực tạiThực tại là nhiệm mầu, sống tốt ở thực tại thì tương lai sẽ an vui. Tất cả mọi thứ trên đời đều vận hành theo qui luật nhân quả mà. Nếu sống được như vậy thì tâm kia không còn là oan gia nữa, nó đã được chuyển hóa thành thân hữu đem đến cho ta nhiều điều tốt lành.

9. Tâm như voi điên đạp các nhà cửa vì hay phá hoại các căn lành:

Voi đã điên rồi thì bất kể thứ gì, nó đạp phá lung tung. Phật ví tâm ác như voi điên phá hoại những ngôi nhà hạnh phúc an lạc. Căn lành là gốc rễ, mầm mống của sự tốt đẹpthánh thiện, an vui, giải thoát, tỉ lệ nghịch với tâm ác. Bởi vậy, tâm vọng tưởng, tâm điên đảo, tâm giận hờn… cần phải được điều phục. Do vậy nếu khi quí vị có nóng giận thì niệm Phật, tập hít thở hoặc uống một ly nước lạnh vào, rồi đi nơi khác để tâm nguội lại.

10. Tâm như ruồi xanh vì trong bất tịnh cho là tịnh. Tâm như cá nuốt câu vì sống trong khổ não mà tưởng là vui:

Con cá vì cái gì mà mắc câu? Vì ham mồi ngon phải không? Khi đớp mồi rồi, lưỡi câu dính chặt đớn đau không thể nào bứt ra được. Tâm ta chấp chặt vào ngũ dục ở đời, sinh đủ thứ phiền toái khổ đau như sanh, lão, bịnh, tử, khổ; thương yêu xa lìa: khổ; thù oán gặp gỡ: khổ; mong muốn không được: khổ… Thế nhưng chúng sanh vẫn chấp nhận. Vậy mới lạ chớ, phải không? Trong kinh Pháp Hoa ví dụ một hình ảnh rất đau lòng là lũ trẻ vui chơi trong nhà lửa. Vì sao vậy? Bởi chúng sanh lấy cái đó làm sự sống của mình, biết là khổ vẫn cứ lao vào. Như người nghiện xì ke, biết hút chích là tổn tài, là bệnh tật, là chết, nhưng họ vẫn hút chích vì đã dính vào thì khó bứt ra được. Khó chứ không phải là không bỏ được, phải không! Ngũ dục khó bỏ nhưng có người đã bỏ được và họ trở thành Phật thành Thánh.

11. Tâm như chiêm bao vì trong vô ngã tưởng là ngã:

Theo Phật giáo thì ngã chân thật là Phật tánh, là chơn tâm, là hằng hữu không sanh không diệt. Chúng sanh không nhận ra chân ngã này nên chấp huyễn ngã là ngã. Chẳng hạn chấp thân này là mình thật, nhà cửa, xe cộ… là của mình, trong khi mọi thứ ấy đều do duyên sanh, là tạm bợ, là vô thường. Nếu quan sát chiếc lá, ta thấy nới chiếc lá có những yếu tố của nước, đất, gió, mặt trời, mặt trăng…, tách rời những yếu tố ấy ra thì đâu là chiếc lá? Một ví dụ kinh điển mà quý vị thường nghe là tỳ kheo Na Tiên hỏi vua Milanda: Các bánh xe có phải là chiếc xe không? Gọng xe, mui xe, căm xe… có phải là xe không? Tất nhiên là không rồi. Vậy thì chiếc lá, chiếc xe, xét cho cùng không có một chủ thể cố định. Nó cấu thành bởi những yếu tố không phải là nó, do vậy nên vô ngã.

Kinh nói tâm vô thường, thân vô thườnghoàn cảnh vô thường, mọi thứ đều vô thường mà ta chấp là thật, đấy là chiêm baoChúng ta mở mắt chiêm bao phải không?

12. Tâm thường tham tiếng như lính đi lâu thích nghe tiếng trống giục. Tâm thường tham sắc như bướm bay vào lửa. Tâm thương tham hương như heo nằm chỗ dơ. Tâm thường tham xúc như ruồi bu đầu:

Theo Phật giáo thì con người gồm có sáu căn, đối tượng của sáu căn là sáu trần.

– Nhãn Sắc

– Nhĩ Thinh

– Tỷ Hương

– Thiệt Vị

– Thân Xúc

– Ý Pháp

Nhưng chủ nhân điều khiển sáu căn đối với sáu trần vẫn là tâm. Đối với sắc, thinh, hương, vị, xúc, con người luôn ưa muốn khó lòng vượt qua được. Chính nó là hấp lực của tâm như con bướm bay vào lửa, như ruồi bu vào đầu, heo tìm đến chỗ dơ, người lính nghe tiếng trống giục.

13. Tâm như giặc dữ vì làm hại người:

Chiến tranh gây ra biết bao cảnh tang thương, chết chóc. Nguyên nhân sâu xa làm động cơ cho chiến tranh đó là tâm tham lamsân hậnsi mê. Một khi ba tâm này nổi lên trong lòng một cách lớn mạnh thì con người không còn nhân tính nữa, vì theo sau nó là sự chết chóc oán thù. Như bọn giặc dữ vậy. Giặc ở ngoài tuy ghê gớm thật nhưng không bằng giặc trong tâm người. Phật dạy: Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng tâm mình.

14. Tâm thường cao thấp vì bị tham sân làm hại:

Tâm thường sanh khi cao lúc thấp bất thường, đôi khi cao thượng tốt đẹp lúc lại bần tiện thấp hèn, có khi con người không ra con người, tất cả đều do tâm tham lamsân hận mà ra.

Ví dụ anh em ruộtbình thường rất yêu thương nhau, vì một miếng đất mà tranh giành chém giết nhau như báo đã từng đăng đó. Nên biết tác hại to lớn của tham sân mà chúng ta ráng thực tập tu để bớt tham, bớt sân si thì cuộc sống chúng ta sẽ an vui và mọi người cũng bớt khổ.

Qua kinh Bảo Tích, Phật dạy rõ cho chúng ta thấy được các trạng thái đem đến sự tác hại do vọng tâm của chúng sanhchúng ta ráng thực tậpgiữ gìn. Biết tâm là quan trọng, nó làm chủ mọi hành vi tạo tác từ việc lớn đến việc nhỏ. Phật dạy “Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện”, nên chúng ta phải biết điều phục tâm đừng để chạy theo cảnh bên ngoài, phải một lòng sợ thất tâm, (mất tâm) mà cố gắng giữ gìn.

Hằng ngày quý vị nên tập sống với thực tạiđơn giản nhất là khi ta làm việc gì thì biết mình làm việc đó. Như người thợ may phải để ý cây kim, nếu không sẽ dễ bị kim đâm vào tay.

Chúc quý vị vô lượng an lạc.

Thích Chơn Thanh


Giác Tri & Minh Thuận. (lược ghi)