Trang chủ Thời đại Giáo dục Bát chính đạo và chức năng giáo dục

Bát chính đạo và chức năng giáo dục

92

Bát chính đạo, được biết là bản Kinh đầu tiên Phật thuyết cho nhóm 5 anh em Kiều Trần Như cùng với Chư Thiên và Phạm Thiên tại Lộc Uyển, gần thành Ba La Nại sau khi Ngài thành đạo dưới cội Bồ đề.


Bát chính đạo còn được gọi là Bát thánh đạo, là con đường chuyển hoá của bậc Thánh với tám phương thức tu tập để thoát ly mọi ràng buộc của vô mình và tham ái mà đạo Phật cho là nguyên nhân của mọi khổ đau.


Cũng vì thế, ở đây chữ “Thánh” không mang tính siêu hình hay siêu thế nhưng lại được tôn xưng, kính ngưỡng vì đạo Phật là đạo trí tuệ luôn đề cao nỗ lực và ý chí của con người gọi là sự tinh tấn, một trong những thiện pháp quyết định việc thành tựu đạo quả Bồ Đề.


Thực hành con đường Thánh đạo này là tu tập tám yếu tố tâm linh vốn tương tức, liên quan mật thiết với nhau hoạt động đồng thời và theo trình tự “Do có Chính kiến, Chính tư duy khởi lên; do có Chính tư duy, Chính ngữ khởi lẫn do có Chính ngữ, Chính nghiệp khởi lên…” (Kinh Đại tử thập – trang 191).


Nhưng trong 8 phần Thánh đạo này thì Chính tri kiến, tức cái thấy biết chân thật đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là trong bảy chi phần Thánh đạo luôn có mặt của Chính tri kiến soi sáng và kết hợp trong quá trình tu tập.


1. Chính tri kiến:


Có nhiều định nghĩa về Chính tri kiến, nhưng căn bản nhất đó là sự thấy biết đúng đắn, có nhận thức đúng đắn về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện cái nào là ác. Gặp việc ác không làm là thiện rồi; và ngược lại, gặp việc thiện không làm là ác rồi.


Ngoài ra còn phải biết rõ nguyên nhân của thiện ác nữa, bởi người Phật tử tu theo Phật không phải chỉ cầu giải thoát xuống mà trước hết phải tu trong bổn phận làm người.


Thế giới ngày nay vấn đề tôn giáo và sự nhân danh tôn giáo đã tạo ra xung đột ở nhiều nơi. Nếu chúng ta hoá giải những đố kỵ, bài bác, chống đối lẫn nhau, thì dù chúng ta chưa xây dựng Thiên đường ở trần gian nhưng sự hoà hợp, chia sẻ trong tình yêu thương và hiểu biết sẽ góp phần đáng kể đưa nhân loại thoát khỏi những bế tắc, xung đột, chiến tranh và sự phá huỷ môi trường sinh thái của trái đất này. Và đó cũng là sự thấy biết của chính kiến”.


Từ góc nhìn xã hội, với con mắt Chính kiến thì tham nhũng được liệt là một hiện tượng tiêu cực xã hội, là “quốc nạn” mà mỗi quốc gia đều nhận diện và chỉ rõ được đặc tính nguy hại của tệ nạn này. Liên hợp quốc khi nói về cuộc đấu tranh quốc tế chống nham nhũng đã định nghĩa rõ: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”. Hồ Chủ Tịch gọi tham nhũng là “giặc nội xâm”.


Cho nên yếu tố cơ bản và “rất riêng” của người phạm tội tham nhũng là họ có địa ví xã hội nhất định. Điều đó đã gây cản trở không nhỏ cho việc nhận biết và điều tra của các cơ quan chức năng.


Còn đạo Phật quy kết bất cứ hành vi thủ lợi nào không do sự lao động chân chính, không phải của mình và bị xã hội lên án đều phạm vào giới trộm cắp, nếu tự thức tỉnh, hổ thẹn vớt bản thân và mọi người, sợ hãi về quả báo… chính là tuệ giác, là Chính kiến.


Cho nên Chính kiến là biện pháp tích cực ngăn ngừa đại nạn tham nhũng, luôn đang là “quốc nạn” của nhiều quốc gia trên thế giới. Vì sự thấy biết chân chính sẽ chuyển hoá tận gốc rễ của lòng tham.


Và cũng từ Chính kiến, bằng tuệ giác Duyên khởi chúng ta nhận diện đời sống xã hội hôm nay với những “xấu” và “tốt” trong mối tương hệ nhân quả, bởi “mọi sự” đều có những nguyên nhân sâu xa.  Nếu mọi người đều có được nhận thức đầy đủ về Chính kiến và để Chính kiến “có mặt” trong đời sống, hẳn nhiên sẽ tạo nên một trật tự xã hội lành mạnh và tiến bộ.


2. Chính tư duy:


Chính tư duy có được bởi sự hiểu biết và cái nhìn chân chính của Chính kiến đem lại hay nói cách khác, nó là kết quả của Chính kiến được tạo ra và định hình qua hệ tư tưởng chính trực với sự khảo sát về Tứ đế, Duyên khởi, Vô ngã, Ngũ uẩn.


Tư duy chân chính sẽ là nền tảng cho lời nói và hành động đúng đắn. Chúng ta tu Chính tư duy dù tại gia hay xuất gia cũng đúng vội lầm tưởng là đã cắt đứt được môi trường xấu ác, nhất là khi được mọi người trân trọng, kính nể.


Có chăng đó chỉ mới là sự chuyển đổi thân nghiệp và khẩu nghiệp gọi là cái vẻ bên ngoài với hiện tướng hiền lành, lời nói nhẹ nhàng dễ nghe, thế thôi. Vì vậy người thực tu phải phát hiện “ý nghiệp” bên trong của mình, bởi có ai biết được sự suy nghĩ (tư duy) của mình đâu, buộc mình mình biết mình hay một mình” (Nguyễn Du).


Nếu ta không chính trực tự sửa đổi sẽ là “tà tư duy”, vẫn tạo nghiệp xấu ác như thường. Luôn tư duy điều thiện, lợi ích cho mình và cho người. Giữ gìn tâm ý ngay thẳng, thánh thiện là luôn hướng đến Chính tư duy.


Cần khởi niềm tin trong sạch, những điều thầm kín trong tâm ý là sẽ nhận được sự hộ niệm của chư Phật, Bồ tát, Chư thiên, Hộ pháp. Người tu Chính tư duy khi nhìn người phạm tội bị gông cùm trói buộc là thấy ngay sự trói buộc kia là do nhân quả hiện tiền, làm điều tệ ác, bất thiện, từ đó nhận ra sợi giây trói buộc đáng sợ nhất là lòng tham ái, là gông cùm trói buộc vô hình mới là đáng sợ, vì thế cần phải nỗ lực cắt đứt, tự giải thoát cho chính mình trước đã.


Cho nên Chính tư duy là “thành phẩm” của Tứ đế, Duyên khởi, Vô ngã, Ngũ uẩn. Như Đức Phật đã tuyên bố: hai thấy được Duyên Khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Như Lai” Nếu tư tưởng nào không phản ánh được các nội dung nêu trên thì đều gọi là “Tà tư duy”.


3. Chính ngữ:


Là lời nói chân chính được xuất phát tử Chính kiến và Chính tư duy. Và nếu không có căn cứ từ hai điểm xuất phát này thì gọi là tà ngữ. Nói vội vàng không cân nhắc đúng sai, hay những lời hứa xuông cũng là một thói dối trá. Dối trá tất gây rối loạn xã hội, tuỳ theo từng cấp độ và vị trí xã hội của người nói dối.


Chính ngữ bây giờ cần được hiểu rộng cả đối với các văn bản báo cáo, các hình thức truyền thông, như các đề án, dự án, các báo cáo, thống kê, v.v…


Những năm gần đây tham nhũng lớn không chỉ rút ruột công trình mà rút ruột ngay từ các dự án, đề án. “… Đất nước ta đã phải trải qua những cơn lốc của sự dối trá!” – Cơ quan ngôn luận của Nhà nước ta đã phải thốt lên như vậy đấy. Cho nên nội dung giáo dục của Chính ngữ đã nêu 4 tà ngữ để tránh, đó là 4 biểu hiện: Nói dối, gọi là vọng ngữ, Nói hai lưỡi gọi là lưỡng thiện; Nói lời ác gọi là ác khẩu; Nói lời thêu dệt, gọi là ỷ ngữ.
Kế đó Đức Phật còn dạy 5 loại ngữ hành, tức là 5 lời nói nên biết để thực hành trong đời sống:
1. Nói đúng thời, không phi thời: Tức là nói đúng lúc đúng chỗ. Ý kiến phải thiết thực nhằm đạt hiệu quả của lời nói.


2. Nói tới chân thật, không nói lời hư nguỵ. Tức lời nói không cần tô điểm bằng các mỹ tử mà đánh mất tính trung thực của lời nói.


3. Nói lời nhu hoà, không nói lời thô bạo: Tu Phật còn được gọi là “nghịch lưu” là ngược dòng, tức chấp nhận nghịch cảnh. Tu sao để đạt được sự “hoà nhã ái ngữ” là khi bất cứ gặp nghịch cảnh nào vẫn giữ được thái độ, ôn hoà cùng với lời nói thân ái, cởi mở.


4. Nói điều lợi ích không nói điều vô ích: Sống làm người ai cũng mong cầu hạnh phúc, đương nhiên phải là hạnh phúc chân chính, đem đến cho mình lợi ích và không làm ảnh hưởng lợi ích người khác. Còn điều vô ích là lời nói không thiết thực, viển vông có khi đem đến sự bất lợi nào đó cho người nghe và đại chúng.


Nhà nho có lời dặn: “Lời nói là then chốt của người quân tử: Vinh nhục từ đấy mà ra, hoạ hoạn tử đấy mà vào!”. Còn dân gian thì cảnh tỉnh là đang gây “vạ miệng”.


5. Lời nói xuất phát từ lòng từ, không xuất phát từ lòng “sân”.


Thân, Khẩn, ý thanh tịnh đó là lòng từ; khác với lòng từ là tham, sân, si. Có tâm từ thì lời nói phát ra ắt là tử rồi. Tu tâm từ là đối tri nghịch cảnh, không có nghịch cảnh thì tu vào đâu? Cho nên Tổ Đại Ma mới nói: “Phiền não là hôi giống của Bồ Đề” là vậy.


4. Chính nghiệp:


Nghiệp, trong thuật ngữ nhà Phật là hành vì có tác ý, cho nên cũng có tà nghiệp và chính nghiệp. Chính nghiệp là một hành động hay hành vi có nhận thức và tư duy chân chính mà cột nguồn được xuất phát từ Chính kiến và Chính tư duy. Và ngược lại với Chính nghiệp là tà nghiệp mà đầu mối của tà nghiệp là tam nghiệp tham sân si.


Vì thế người tu, người nhận thức giáo dục Phật giáo phải nỗ lực loại trừ tất cả tư tưởng về lòng tham, luyến ái và lòng hận thù. Chính nghiệp trong Phật giáo không phải là nghề nghiệp chân chính như thế tục hiểu.


Cụm từ duy tuệ thị nghiệp trong Kinh Bát đại nhân giác nghĩa là chỉ có trí tuệ mới làm nên sự nghiệp cũng như chữ nghiệp trong “Chính nghiệp” được bắt nguồn từ tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng, ý gọi là Tam nghiệp.


Do đó Nghiệp là khát quát một quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả, nhằm chỉ cho một mục đích, một cứu cánh tích cực chung cùng, cứu cánh đó là trí tuệ, là giải thoát, một mục tiêu mà suốt đời người tu theo hạnh Bồ Tát theo đuổi. Do vậy, Chính nghiệp cũng là đời sống trong sạch gương mẫu, chính trực của người tu Phật ở nơi đời.


5. Chính mạng:


Đó là các hoạt động chân chính để nuôi sống sinh mạng chúng ta một cách chân chính. Các hoạt động chân chính để nuôi sống thân mạng cũng chia làm 2, chính và tà. Dù đó là các hoạt động chân tay gọi là lao động phổ thông, hay lao động trí óc.


Các hoạt động mang tính lừa lọc, xảo trá hoặc gây thiệt hại cho con người và xã hội như buôn bán độc dược, ma tuý, vũ khí… thì gọi là “tà”, và ngược lại là “chính”. Tóm lại Chính mạng là thực hành một nghề sinh nhai thích đáng, không gây sự chê trách của cộng đồng xã hội. thực hành tu Chính mạng chính là việc tử bỏ Tà mạng.


6. Chính tinh tấn:


Tinh tấn hay còn gọi là tinh tiến chính là sự nỗ lực siêng năng chuyên cần của chính mình, bởi tu Phật là phát huy trí tuệ để “đánh thức” khả năng vốn có của chính mình, khả năng ấy là khả năng “thành Phật” như Đức Phật từng khích lệ, ngay khi Ngài vừa thành đạo.


Đạo giác ngộ chính là con đường để tự ngộ, không ai “ngộ” thay ai được; nhà Phật gọi đó là Trí vô sư, nguyên chữ Hán gọi là Vô Sư Trí, một trong đặc điểm trí tuệ của Đức Phật, đó là trí tuệ không do người khác chỉ dạy mà do tự mình khai phá, tự mình giác ngộ.


Phật giáo gọi người tu hành khi có Phật ra đời giáo hoá mà chứng quả là Thanh văn. Còn khi Phật chưa ra đời giáo hoá hoặc không còn Phật giáo hoá nữa mà người tu tự quan sát lý sinh diệt của vạn vật mà ngộ đạo gọi là Độc giác.


Như thế, Chính tinh tấn không phải chỉ y cứ theo lời Phật dạy tu hành mới thành Thánh quả mà bất cứ ai biết xét đúng lý sinh hoá của vũ trụ, được giác ngộ đều chứng Thánh quả cả. Thế nên, Chính tinh tấn cũng là năng lực kiểm soát và kiềm chế một cách “Chính kiến, chính tư duy” các hoạt động của thân, khẩu, ý nơi mình.


7. Chính niệm:


Niệm cũng có chính và tà Chính niệm là sự chú tâm quán tưởng, nghĩa là chú tâm ghi nhớ và suy nghĩ thường trực về 4 đề mực: Thân thể, cảm thọ, tâm thức, các pháp (mọi sự vật) để đưa đến sự loại trừ 4 tà niệm.


1. Thân thể là một hợp thể bất tịnh, đừng cho là đẹp đẽ, thanh tịnh mà khối lòng ưa thích.


2. Cảm thụ, là các trạng thái tâm lý của các quan năng: 6 căn tiếp xúc với 6 trần dù khổ, sướng hay vô ký đốc các cảm thọ không thuộc thiện hay ác, cũng không thuộc bất thiện hay khổ) hết thảy đều do nhân duyên sinh nên không cố chấp.


3. Tâm thức: Tâm là một thuật ngữ rất quan trọng của giáo điển Phật giáo vì nó hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau giữa 2 truyền thống A Tì Đàm (Phật giáo Nam tông) và Duy thức học (Phật giáo Bắc tông). Còn Thức là sự phân biệt, nhận biết, nhận thức. Một vài trường hợp trong kinh luận sử dụng Thức để chỉ ý thức.


Vì thế theo quan điểm A Tỳ Đạt Ma thì không có sự khác biệt giữa tâm và thức. Vấn đề ở đây là nắm vững lập trường của mỗi truyền thống để tôn trọng, tránh thiên kiến. Còn tâm thức trong nội dung Chính niệm này nhằm chỉ tâm lý con người luôn thay đổi, vô thường, chớ nên bảo thủ cho nó là trường tồn, vĩnh cửu.


4. Các Pháp, hay còn gọi là mọi sự mọi vật. Các Pháp luôn tồn tại trong sự biến chuyển bởi “Muôn pháp do nhân duyên sinh” như lời Phật dạy. Vì thế các Pháp không tồn tại độc lập, tự thể: Duyên hợp thì có, duyên tan thì mất. Vì duyên sinh nên các Pháp không thật, từ con người đến muôn vật đều đúng như vậy…


8. Chính định:


Định, gọi đủ là Thiền định, nó không phải là “đặc sản” riêng của Phật giáo. Các tôn giáo khác cũng có “định” của họ. Cho nên những sự an định nào không có mặt của Chính kiến với sự nhất tâm của 7 chi phần trong Bát chính đạo thì không được gọi là chính định của nhà Phật.


Bởi Chính định của Phật giáo là Định của Tam vô lậu học, là ba môn học rất căn bản của đạo Phật, đó là Định – phát – tuệ bởi định này có Chính kiến làm cốt lõi. Ở đây cũng cần hiểu thêm rằng sự liên hệ của Bát chính đạo và Giới – định – tuệ luôn biểu thị tính nhất quán trong giáo lý và thực nghiệm, và Đức Phật đã giảng rõ điều này trong Kinh Tiểu Kinh Phương Quảng, Trung bộ 1, số 41, rằng: “Tám Thánh đạo không bao gồm 3 uẩn, nhưng 3 uẩn bao gồm được cả 8 phần Thánh đạo:


1. Giới uẩn gồm: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng.
2. Định uẩn gồm: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
3. Tuệ uẩn gồm: Chính kiến, chính tư duy.


Như vậy, giáo lý Bát Thánh đạo đã có gần 30 thế kỷ nay, là bản Kinh đầu tiên Phật thuyết ngay sau khi thành đạo nơi cội Bồ Đề; và nó đã từng giải quyết những vấn đề cụ thể trong quá khứ mà nội dung của nó đến nay vẫn không hề “cũ”, bởi nó là chân lý vượt thời gian luôn có giá trị thực tiễn đối với một thời đại một khi con người còn phải đối diện vớt những khổ đau về tinh thần và vật chất.


Thế nên, Bát Thánh đạo cũng như tất cả các giáo lý khác trong đạo Phật đều hướng đến chức năng giáo dục, đánh thức khả năng tiềm ẩn “thành Phật” nơi mỗi con người, mà bản chất của chức năng này đã hàm chứa một ý nghĩa cao đẹp, vì đó tà sự kết tinh, cô đúc một cách sinh động đạo lý tự nhiên là tính khách quan tuyệt đối trong việc tìm cầu và tuyên bố chân lý với trí tuệ và tình cảm của loài người để phục vụ đời sống con người.


Và nếu ai đó không có niềm tin tôn giáo hay ít có thái độ nghiêm túc đối với tôn giáo khi được “tiếp cận” Bát chính đạo của đạo Phật hẳn cũng bị thuyết phục bởi “Thông điệp tôn giáo” này đáp ứng phương cách sống hạnh phúc, nhiều cảm thông chia sẻ, là tôn giáo hoà bình, những tố chất cần thiết trong đời sống tinh thần của nhân loạt hôm nay và cả mai sau.