Ngày xuân bàn chuyện kiện… Trời

<FONT face=Arial size=2>Có phải chăng ông Trời, đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, Thái Cực, Phạm Thiên, A-La… là những tên gọi khác nhau “tùy nghi phương tiện” về một Suối nguồn Vũ trụ như thế. Địa cầu là một giọt bụi nước của vũ trụ. Giọt bụi từ nguồn cội mà ra nên cuối cùng cũng sẽ quay về chốn cũ.</FONT>

Xuân Thiền tha hương

Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu. 

Giao thừa, ta thèm nụ cười quê hương

Chợt nhận ra, vào thời khắc thiêng liêng nhất, ta không khao khát được ăn, được uống, được ngắm hoa, được nhận lì xì... mà lúc đó thực sự nhớ về quê nhà, thèm được nhìn thấy người thân, nhìn thấy nụ cười của mọi người, nghe được lời chúc Tết.

Khai bút đầu xuân

Từ lâu rồi tôi đã không mài mực trong nghiên, không săm soi chăm chút cây bút lông để dành khi đón giao thừa xong là khai bút, viết xuống tờ giấy dó hai chữ, hoặc bốn chữ đại tự đón xuân.

Về tết

<FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Nhiều dịp đưa người thân lên phi trường San Francisco về quê hương ăn Tết, nhìn dòng người lũ lượt về quê, tôi bỗng nao nao liên tưởng đến giống cá Hồi rủ nhau lũ lượt về nguồn...</FONT></FONT></FONT>

Mùa Xuân vĩnh hằng

Trong thế giới sinh diệt, tất cả mọi người đều phải trải qua bốn tướng vô thường của con người là sinh, già, bệnh, chết và thời tiết trong trời đất cũng lần lượt đổi thay với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trổ hoa xinh tươi, khí trời ấm áp, bừng lên sức sống vui tươi cho vạn vật và con người, nên mùa này được người đời gọi là chúa Xuân.

Thưởng xuân

Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên; trước những tín hiệu thông báo hiện tượng xuân về.

Nhớ

Hà Nội một ngày cuối năm 2009. Tôi tìm đến nhà nghệ sĩ Quang Phùng, người mà nhiều tay máy ở thủ đô giới thiệu là “vua những khoảng tối Hà Nội”. Ngôi nhà nhỏ chỉ 10m2 nằm trong ngõ nhỏ Hạ Hồi. Trong ấy là một đôi vợ chồng già đã vượt xa cái tuổi xưa nay hiếm, cùng những chiếc tủ ăm ắp toàn hình với hình.

Vì sao nắng mùng Một khác nắng ngày thường?

Sáng mùng Một nào cũng thế, cũng trong lành, thong dong, đúng cảm giác sống “tại đây, lúc này”, chẳng cái gì áp lực phía trước, chẳng còn gì theo đuổi sau lưng.

Những mùa xuân ngọt

Nhớ mùa xuân năm nào, khi nhà cậu tôi còn chưa xuất cảnh, năm đó đột nhiên trời rất lạnh. Mợ tôi gom mớ bột mì, viên lại thành những viên tròn, thêm ít gừng, ít đường phèn nấu món “bánh lùng”. Vì những viên bánh cứ sôi là “lùng bùng” nổi từ đáy nồi lên nên chúng tôi gọi là “bánh lùng”.

Bài xem nhiều