Phản ứng

Mấy hôm nay thực tập ngồi, đi, sinh hoạt hàng ngày… hành giả cảm thấy không thoải mái, không dễ chịu. Ngoài đời thường cũng đã ngồi, đi, sinh hoạt… nhưng không hề thấy khó chịu, gò bó chút nào hết. Lý do là ta vốn quen tự thả trôi theo dòng xuôi của tham, sân, si, của già, đau, chết.

Nuôi dưỡng hứng thú trong Pháp hành

Hãy có hứng thú với bất cứ gì đang diễn ra, dù nó là tốt hay xấu. Tất cả mọi kinh nghiệm, mọi việc đang diễn ra đều là Pháp, nó đúng như chính cách nó đang là. Tốt hay xấu đều là những đánh giá phán xét của cá nhân bạn mà thôi. Nếu có chánh kiến, bạn sẽ chấp nhận được bất cứ cái gì đang diễn ra như nó đang là.

Vũ khí tâm linh

Chỉ có một bậc Giác Ngộ mới trao truyền lại được cho chúng sanh công thức thoát khỏi khổ do sanh, già, bệnh, chết. Đó là công thức Giới – Định – Huệ nhằm chế tạo một vũ khí tâm linh vô cùng hữu hiệu. Giới giữ cho thân, khẩu trong sạch. Định là trạng thái tâm yên lặng, an định. Huệ là sức mạnh trừ si mê, tham ái và sân hận.

Lễ Đức Phật Thắng***

Cách đây 33 năm, tức năm 2500 Phật lịch, tại Ấn Độ, thế giới long trọng tổ chức đại lễ “Đức Phật Thắng” – Buddha Jayamti, nay thường gọi là lễ Tam Hợp Vesak – để kỷ niệm ngày Đức Phật chiến thắng Ma Vương, tiêu diệt được tất cả mọi ô nhiễm trong nội tâm, giải thoát vĩnh viễn ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Lời ngỏ đầu khóa thiền

Các thiền sinh hôm nay chắc phải phấn đấu với nhiều khó khăn ngoài đời để đến đây học đạo. Thật ra, việc học đạo không quá khó khăn nếu có đức tin và cố gắng, nhất là nhắm đúng mục tiêu mà ta hằng mong mỏi.

Buddho (Bút-thô) (tiếp theo và hết)

Chân tâm và tâm trí, bây giờ chúng ta sẽ nói thêm một chút về chân tâm và tâm trí để bạn có thể hiểu được chúng. Bởi cuối cùng thì chúng ta đều đang nói về quá trình luyện tập tâm để đạt tới định, nếu không hiểu biết về mối quan hệ giữa chân tâm và tâm trí, bạn sẽ không thể biết được mình đang ở chỗ nào và cách thực hành ra sao.

Buddho (Bút-thô)

Cuốn sánh này là một hướng dẫn thiền đơn giản và thiết thực theo trường phái thiền chỉ quán do Thiền sư Ajahn Thate giảng dạy, sử dụng đề mục niệm Buddho làm cho tâm trở nên định tĩnh, vắng lặng đến mức cần thiết khiến cho tuệ giác sanh khởi.

Những giai đoạn tiến triển của thiền Minh Sát (Phần 3)

Khi vị hành giả, trước kia đã có thực hành chân chánh và không sai lạc tách rời đường lối, xuyên qua Tuệ Sanh Diệt và những tuệ khác (hoặc xuyên qua những giai đoạn Giới Tịnh, Tâm Tịnh, Kiến Tịnh v.v...) đạt đến trạng thái "không-diễn-biến" (do tâm mình hạ xuống, đáp vào trạng thái ấy), vị ấy được xem là đã chứng ngộ "Niết Bàn", và được gọi là người trực tiếp chứng đắc và đã thật sự thấy Niết Bàn.

Những giai đoạn tiến triển của thiền Minh Sát (Phần 2)

Hết lòng mong muốn lẫn thoát ra khỏi các pháp hữu vi, hành giả càng nỗ lực mạnh mẽ thêm trong công trình thực hành ghi nhận các pháp hữu vi ấy, với mục tiêu duy nhất là tách rời, thoát ra khỏi nó. Vì lẽ ấy, tuệ giác phát sanh vào lúc bấy giờ được gọi là "Tuệ Quán Chiếu Trở Lại". Những danh từ "quán chiếu trở lại" đồng nghĩa với "ghi nhận trở lại", hoặc "suy tư trở lại". Chừng ấy, bản chất (hay những đặc tướng) của các pháp hữu vi -- vô thường, khổ, vô ngã -- sẽ hiển nhiên sáng tỏ cho hành giả, và trong ba đặc tướng ấy, sắc thái đau khổ sẽ đặc biệt nổi bật.

Những giai đoạn tiến triển của thiền Minh Sát (Phần 1)

Một khái luận về Thiền Tứ Niệm Xứ do Ngài Mahàsi Sàyadaw viết ra bằng tiếng Miến Điện và dịch sang cổ ngữ Pàli. Ngài Nyànaponika Thera chuyển ngữ từ Pàli sang Anh và chú giải. Phạm Kim Khánh dịch từ Anh sang Việt

Bài xem nhiều