Nhất chi mai

Cốt cách văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc không có được bao nhiêu ở nhịp sống hối hả, chụp giật trong cuộc mưu sinh nơi phồn hoa đô hội kia. Nó dị ứng với cái gọi là sự "sành điệu”, thay vì nếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu của văn minh mà loài người đã đạt được để làm giàu cỏ thêm cho truyền thống văn hóa dân tộc, thì lại ăn tươi, nuốt sống những sản phẩm ngoại lai chưa kịp tiêu hóa, hoặc vội tiêu hóa những rác rưởi, cặn bã của nền văn minh đã thải loại ra?

Một thoáng chùa Hà Nội

Đầu năm đi lễ chùa đã trở thành nếp sống tâm linh của người Hà Nội. Với nhiều bạn trẻ, tìm hiểu về chùa còn là một niềm đam mê. Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố, mỗi ngôi chùa đều đã sống một cuộc đời riêng, chảy chung trong lịch sử của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

Sách mới: Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đất chín rồng

“Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở Ðồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X” của TS Lê Thị Liên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) là một tác phẩm trong vệt sách được in trang trọng, đẹp tương đương tiêu chuẩn quốc tế, của NXB Thế giới, nhằm tôn vinh và giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam ở trong nước và ra thế giới, cuốn.

Về Bút Tháp cùng Phan Cẩm Thượng

Tôi quen anh Phan Cẩm Thượng được vài tháng thì anh rủ tôi đi thăm chùa Bút Tháp, hỏi tôi có thời gian ở được vài ba hôm không? Tôi ngạc nhiên: Ta ở lại đâu? Anh cười: Thì ở chùa, anh có ở chùa được không?... Về sau tôi mới để ý: khi nói về tôi thì anh gọi là “đi”, còn khi tự nói về mình thì anh bảo là “về”.

Không gian thiêng trong ngôi nhà Việt

Đó chính là không gian thờ cúng ngàn đời của người Việt cổ truyền, được đặt trang trọng vào vị trí cao nhất: gian chính của ngôi nhà Việt, trong một liên kết văn hoá tín ngưỡng chặt chẽ của nền văn minh lúa nước sông Hồng : Nhà- Làng - Nước.

Nét văn hoá trầu cau

Bước sang tuổi 90, nội tôi gần như không còn chiếc răng nào, thế nhưng suốt ngày bà vẫn móm mém nhai trầu. Chiếc cối ngoáy trầu làm bằng vỏ đạn đồng bóng lộn mà ba tôi tặng sau ngày giải phóng giờ không khi nào tách rời khỏi chiếc túi của bà.

Văn hóa Phật bên trời Âu Mỹ

Năm ngoái tôi có dịp qua thăm gia đình ở Stuttgart (Đức) và được người nhà hướng dẫn đi siêu thị. Tôi ngạc nhiên thấy giữa cuộc sống nhộn nhịp hối hả ở siêu thị Đức nổi lên nhiều gian hàng trưng bày tượng Phật rất đẹp. Gian này có đủ loại tượng, với nhiều phong cách (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...), bằng nhiều chất liệu (gỗ, đồng, đá quý...) khác nhau, gian kia chỉ đặt vài pho tượng lớn, hoặc chỉ một pho tượng cổ ngồi cao quá đầu người.

Văn hóa ẩm trà

Người Việt từ xưa, dù sống ở đồng bằng hay miền núi, dù là người sang hay kẻ hèn, luôn giữ một tập tục quý - tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội họp… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc. Cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, người ta uống trà để “phản quan tự kỷ”; vui uống, buồn uống, một hay nhiều người cũng uống, uống trà để thấy chính mình, để sẻ chia… Sự tha thiết ấy phải chăng vì trà là người bạn trung gian, một nét văn hóa sống của người Việt.

Nhớ Hoa sen

Đức Phật đứng trước hội chúng Linh Sơn tay cầm một cành hoa đưa lên không nói năng. Tất cả hội chúng im lặng, người này nhìn người kia, duy chỉ có Tôn giả Ma Ha Ca Diếp mắt sáng lên và mỉm cười. Trong kinh không nói đó là hoa gì nhưng suy từ chuyện Phật mỗi lần thuyết pháp, xung quanh hiện ra muôn ức hoa sen. Chắc chắn cành hoa của Phật là sen mà không thể hoa nào khác, sự tích “Niêm hoa vi tiếu” từ lâu nó như vậy.

Vài nét tín ngưỡng Di Lặc trong dân gian

Ngày nay, người ta trở nên quen thuộc với hình ảnh ông già Noel xuất hiện trên mọi phố phường để phát quà và đem đến nhiều điều ước nguyện cho mọi người nhân lễ Giáng sinh và đón mừng Tết Dương lịch trong ảnh hưởng văn hóa của phương Tây. Thật ra, từ lâu lắm rồi, trong văn hóa cộng đồng của phương Đông, hầu hết các nước có người dân theo Phật giáo cũng đã có hình ảnh Bồ tát Bố Đại (hóa thân của Bồ tát Di Lặc), hàng ngày thường gánh một túi vải, đựng quà đi phân phát cho mọi người, nhất là trẻ em.

Bài xem nhiều