Trang chủ Quốc tế Đức Dalai Lama kêu gọi điều tra quốc tế về Tây Tạng

Đức Dalai Lama kêu gọi điều tra quốc tế về Tây Tạng

59

Các cuộc biểu tình là thách thức dữ dội đối với sự quản lý của Bắc kinh trong gần 2 thập niên, có thể dẫn đến các cuộc biểu tình ủng hộ khắp nơi và gây khó khăn cho Chính quyền Trung Quốc trước kỳ Olymic.


Bên cạnh 80 người chết, khoảng 72 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình, Thubten Samphel, phát ngôn viên của những người Tây Tạng lưu vong nói. Ông cho biết con số được xác nhận từ nhiều nguồn tin bên trong Tây Tạng khi đếm các tử thi ở đó. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết có 10 người chết.


Trong lúc đó, hàng trăm cảnh sát và binh lính có vũ trang tuần tra các con phố ở thủ phủ Lhasa sau khi người Tây Tạng đốt các tòa nhà và ném đá vào cư dân Trung Quốc. Truyền hình Cáp Hồng Kông cho biết có khoảng 200 xe quân sự, mỗi xe chở từ 40 đến 60 lính có vũ trang đang hướng về trung tâm Lhasa hôm Chủ nhật.


Hình ảnh truyền hình cho thấy đường phố hầu như vắng người ngoài lực lượng an ninh. Các loa phóng thanh truyền đi thông điệp cảnh cáo người dân “biết phân biệt giữa bạn và thù, duy trì trật tự” và “Có lập trường rõ ràng chống lại bạo lực và duy trì ổn định”


Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Dalai Lama từ Dharmsala, phía bắc Ấn Độ, nơi Chính phủ Tây Tạng lưu vong nói rằng “Một số tổ chức quốc tế đáng tin cậy có thể điều tra điều gì đang xảy ra ở Tây Tạng và nguyên nhân là gì.”


“Dù Chính quyền (Trung Quốc) có thừa nhận hay không, vẫn có vấn đề ở đó. Một di sản văn hóa cổ đang đối mặt với nguy hiểm trầm trọng,” Đức Dalai Lama nói. “Dù cố ý hay không cố ý, một số dạng diệt chủng văn hóa đang xảy ra.”


Không rõ ý của Đức Dalai Lama muốn đề cập đến chính sách tổng thể của Trung Quốc ở Tây Tạng hay về việc đàn áp gần đây khi nói về sự diệt chủng.


Bạo lực đã phát sinh chỉ hai tuần trước khi các hoạt động chào mừng Thế vận hội mùa hè chính thức diễn ra bằng việc bắt đầu rước đuốc, và hành trình rước đuốc sẽ qua Tây Tạng. Trung Quốc đang phải mạo hiểm đảm bảo rằng việc xử lý không gây ra sự phản đối quốc tế có thể dẫn đến tẩy chay Thế vận hội.


Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice kêu gọi Trung Quốc “kiềm chế trong ứng xử với những người phản đối,” và Văn phòng Bộ ngoại giao Mỹ đã phát hành một cảnh báo đi lại dành cho công dân Mỹ trong vùng. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc thả các tu sĩ và những người bị giam vì biểu tình.


Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói có ít nhất 10 người dân bị chết cháy vào hôm thứ 6. Nhưng  những người Tây Tạng lưu vong nói 80 người được xác nhận đã chết, trong đó riêng thứ bảy có 26 người chết cạnh nhà tù Drapchi ở Lhasa. Năm phụ nữ đã bị giết ở một thị trấn bên cạnh thủ phủ Tây Tạng, Tenzin Taklha, trợ lý cao cấp của Đức Dalai Lama nói.


Trung Quốc hạn chế truyền thông nước ngoài tiếp cận Tây Tạng gây khó khăn cho việc kiểm chứng một cách độc lập các thương vong, mức độ biểu tình và sự che dấu sự thật.


Tình trạng bất ổn bắt đầu từ hôm thứ hai để kỷ niệm cuộc nổi dậy năm 1959 chống lại sự cai trị của Trung Quốc. Tây Tạng có độc lập trong nhiều thập kỷ trước khi quân đội Trung Quốc vào chiếm đóng năm 1950.


Ban đầu, những người biểu tình, dẫn đầu bởi các tu sĩ Phật giáo đòi hỏi việc trả tự do cho các tu sĩ bị giam cầm. Bạo lực phát sinh vào hôm thứ sáu khi cảnh sát cố gắng ngăn cản một nhóm các nhà sư biểu tình. Sự bất bình âm ỉ đối với sự cai trị của người Trung Quốc lên đến đỉnh điểm dẫn tới bạo lực khi người Tây Tạng hướng sự giận dữ vào người Trung Quốc và cửa hàng, khách sạn và các công việc làm ăn của họ.


Khách du lịch ngoại quốc được yêu cầu dời khỏi Lhasa, một quản lý khách sạn và hướng dẫn du lịch nói, và cho biết thêm một số người đã quay lại sân bay.


Ngay cả khi các lực lượng của Trung Quốc tái kiểm soát tình hình ở Lhasa, các cuộc biểu tình ủng hộ cách đó 750 dặm đã nổ ra hôm Thứ bảy tại một thị trấn quan trọng của tỉnh Gansu.


Cảnh sát đã bắn đạn hơi cay để giải tán hàng trăm tu sĩ Phật giáo và người Tây Tạng sau khi họ diễu hành từ tu viện Labrang lịch sử và phá vỡ cửa sổ của một đồn cảnh sát Xiahe, các nhân chứng nói.


Hôm Chủ nhật, người đứng đầu Chính quyền tỉnh Gansu nói những người chống đối có “hành động phá hoại định trước và có tổ chức ” và tố cáo “nhóm Dalai bên ngoài ” đã chủ mưu các cuộc bạo loạn.


Cũng trong những ngày gần đây, các cuộc biểu tình của người Tây Tạng lưu vong và những người ủng hộ đã xảy ra ở nước láng giềng Nepal, New York, Thụy Sĩ và Australia.


Chính phủ Trung Quốc đang hy vọng Thế vận hội thành công sẽ thúc đẩy sự yêu mến của người dân cũng như quảng bá hình ảnh của mình ra bên ngoài. Nhưng việc Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội cũng thu hút sự chú ý về nhân quyền và vấn đề ô nhiễm môi trường.


Đến giờ, sự phê bình của quốc tế đối với việc xảy ra ở Tây Tạng khá ôn hòa. Mỹ và Châu Âu kêu gọi Trung Quốc kiềm chế mà không đe dọa cấm vận hay tẩy chay Thế vận hội.


“Những gì xảy ra ở Tây Tạng và phản ứng của Bắc Kinh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Thế vận hội trừ khi vấn đề thực sự vượt khỏi tầm kiểm soát,” Xu Guoqi, một nhà sử học người Trung Quốc tại Trường Đại học Kalamazoo ở Michigan nói.


Chủ tịch ủy ban Olympic Jacques Rogge nói hôm thứ bảy rằng ông phản đối việc tẩy chay Olympic vì vấn đề Tây Tạng. “Chúng tôi tin rằng việc tẩy chay không giải quyết được gì cả,” Rogge nói với phóng viên.


Chi tiết từ các nhân chứng và tuyên bố của chính quyền cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị một chiến dịch có hệ thống để giải quyết tình trạng bất ổn – đó là giảm thiểu tình trạng đổ máu và tránh làm hỏng kế hoạch lớn cho kỳ Olympics diễn ra từ 8 – 24 tháng 8.


Tại Lhasa, các đơn vị thực thi pháp luật đã ban hành thông báo hạn chót cho những người biểu tình đầu hàng là hết thứ hai và đe dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người không chấp hành.


ATTENTION EDITORS - CAPTION CORRECTION CORRECTING DATE PICTURE ...


Các vị sư Tây Tạng xuống đường hôm 13/3/2008 tại Amdo Labrang, phía Đông Bắc Tây Tạng


ATTENTION EDITORS - CAPTION CORRECTION CORRECTING DATE PICTURE ...


Các vị sư Tây Tạng xuống đường hôm 14/3/2008 tại Amdo Labrang, phía Đông Bắc Tây Tạng


Police try to stop protesters marching on a street during a ...


Cảnh sát cố gắng ngăn chặn


Smoke cover the center of Lhasa, capital of Tibet Autonomous ...


Khói tại thủ đô vùng tự trị Tây Tạng, phía sau là cung điện Potala


Residents haul water up to the rooftop, as they are not allowed ...


Người dân Tây Tạng lấy nước từ mái nhà vì bị cấm ra đường


Chinese soldiers sit on armoured personnel carriers (APCs) as ...


Quân đội Trung Quốc trên đường phố Tây Tạng


Tibetan spiritual leader, the Dalai Lama, addresses a news conference ...


Tibetan spiritual leader, the Dalai Lama, addresses a news conference ...


Đức Dalai Lama trong cuộc họp báo ngày 16/3/2008. Ngài kêu gọi điều tra về việc hành xử thái quá của Chính quyền trước những người biểu tình


Tibetan spiritual leader, the Dalai Lama, addresses a news conference ...


Ngài đề cập đến “sự diệt chủng văn hóa”


Tibetan spiritual leader, the Dalai Lama, addresses a news conference ...


In this image taken from Cable TV video via APTN,  military ...


Cảnh sát Trung Quốc trên đường phố Lhasa


In this image taken from Cable TV video and provided by APTN, ...


ATTENTION EDITORS - CAPTION CORRECTION CORRECTING DATE PICTURE ...


Tibetan exiles carry a large Tibetan flag during a protest march ...


Người Tây Tạng biểu tình tại thủ đô của người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ


Tibetan exiles shout slogans in Dharmsala, India, Sunday, March ...


Người Tây Tạng lưu vong ở phía bắc Ấn Độ biểu tình ủng hộ đồng hương


A Tibetan protestor takes part in a protest in New Delhi, India, ...


Một người Tây Tạng biểu tình tại thủ đô Ấn Độ


A Tibetan shouts "Free Tibet" in the capital Kathmandu ...


Người Tây Tạng này hô “tự do cho Tây Tạng” tại một cuộc biểu tình ở Kathmandu


Protesters march through the streets of Montreal during the ...


Người biểu tình ở Montreal, Canada


In this image taken from ATV Hong Kong via APTN,  security forces ...


Lực lượng an ninh Trung Quốc thu dọn đường phố


In this image taken from ATV Hong Kong via APTN,  a damaged ...


Tòa nhà của người Hán bị người Tây Tạng đốt phá


Debris along a street burns during a riot in Lhasa, Tibet, in ...


Lhasa Mayor Doje Cezhug is seen in front of the Great Hall of ...


Thị trưởng Lhasa trước Đại lễ đường nhân dân (Bắc Kinh) trong kỳ họp quốc hội mới kết thúc