Trang chủ Quốc tế Hàn Quốc: Tôn giáo tiếp tục ám ảnh chính quyền tổng thống...

Hàn Quốc: Tôn giáo tiếp tục ám ảnh chính quyền tổng thống Lee

63

Trang web này giới thiệu ngay cả những nhà thờ và giáo đường nhỏ. Yêu cầu lần này cũng tương tự yêu cầu vào tháng 6, khi trang web thông tin giao thông vận tải do Bộ Đất đai, vận tải và hàng hải quản lý, đã bỏ qua thông tin về các ngôi chùa Phật giáo.


Vào cuối tháng trước, các Phật tử đã biểu tình chống lại việc cảnh sát đã lục soát xe của Hòa thượng Jigwan, chủ tịch điều hành của Hội Phật giáo Jogye. Cảnh sát đã dừng xe và khám xét xe của Hòa thượng Jigwan ngay trước chùa Jogye.


Một nhân viên của Hội nói ông đã yêu cầu cảnh sát kính trọng lãnh đạo Phật giáo, nhưng cảnh sát đã lờ đi những lời yêu cầu, đáp rằng tu sĩ cũng phải bị kiểm tra và đã mở cốp xe.


Cảnh sát nói việc khám xét là một phần trong nỗ lực bắt giữ những người kích động biểu tình chống thịt bò điên của Mỹ, vốn biểu tình tại chùa Jogye. Chẳng có gì sai nếu làm đúng nguyên tắc như vậy, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu cảnh sát có hành xử như vậy với linh mục nhà Công giáo hay mục sư nhà thờ Tin lành không.


Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới ở đó Phật giáo, Tin lành, Công giáo cùng chung sống hòa bình. Lãnh đạo các tôn giáo thường gặp và viếng thăm cơ sở tôn giáo của nhau.


Các cựu tổng thống như Syngman Rhee và Kim Young-sam đều là tín đồ Tin lành, nhưng không có sự bất hòa tôn giáo trong nhiệm kỳ của họ. Tại sao điều này chỉ xảy ra trong nhiệm kỳ của tổng thống Lee Myung-bak?


Theo sau sự phản đối của cộng đồng Phật giáo, lãnh đạo đảng cầm quyền Đại dân tộc đang bận rộn để cố gắng kiềm chế sự phản ứng này. Người ta đang chờ đợi các giải pháp phát huy tác dụng.


Tuy nhiên, cần phải chấm dứt sự lẫn lộn giữa chính trị và tôn giáo để những biến cố như vừa rồi không xảy ra. Nếu tôn giáo hỗ trợ chính trị, rồi quay lại đòi quyền lợi từ giới chính trị, điều này tất yếu sẽ dẫn đến sự phản ứng của các tôn giáo khác.


Để tránh những biến cố kiểu đó xảy ra, hiến pháp Hàn Quốc trong điều 20, khoản 2 đã quy định rằng không công nhận một tôn giáo nào là quốc giáo cả, đồng thời tôn giáo và chính trị phải tách biệt nhau.


Trong quá trình quản lý, chính phủ phải thuyết phục được công chúng rằng người dân sẽ không được hưởng lợi hay gặp bất lợi gì chỉ vì tôn giáo của mình. Và các tôn giáo phải có thái độ đúng mực và tránh những nỗ lực quá mức cần thiết để tranh giành tín đồ hoặc làm cho tôn giáo thác cảm thấy bất an.