Trang chủ Thời đại Xã hội Hình thức và ý nghĩa hoạt động từ thiện xã hội trong...

Hình thức và ý nghĩa hoạt động từ thiện xã hội trong lễ hội VHPG

84
Đặc biệt, Từ thiện xã hội đối với đạo Phật chúng ta nêu bậc lên đức tính Từ bi hỷ xã, Vô ngã vị tha mà đức từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã dạy cho hàng Tăng Ni, tín đồ Phật tử tu theo đạo Phật và luôn cả những người không tu theo đạo Phật. Đây là một chân lý sống, một sự tu tập để tâm được xã bỏ và an tịnh.
 
Trở lại vấn đề những hình thức họat động Từ thiện xã hội trong lễ hội văn hóa Phật giáo. Điều này rất đa dạng, tùy theo lễ hội đó có sự chuẩn bị  thời gian hay không, mang tính cấp thời, hay định kỳ. Thí dụ: Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) năm nay được tổ chức tại việt Nam, thì đây là một lễ hội mang tính cách sự kiện trọng đại mà cả nước cần phải tổ chức trang nghiêm, hoành tráng, long trọng nhất để nêu rỏ lên sự kiện thiêng liêng này của Phật giáo chúng ta.
 
Lễ hội Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên, tết cổ truyền v.v là lễ hội mang tính thường kỳ trong năm mang màu sắc dân gian ở từng địa phương.
 
Lễ giổ tổ và những hình thức khác cũng là những hình thức lễ hội mang tính cách nội bộ trong cơ sở tự viện, tín đồ của mình.
 
Họat động từ thiện xã hội theo từng nhu cầu của lễ hội mà chúng ta đóng góp, thực hiện trở thành nề nếp, thói quen và đây cũng chính là sự tu tập của những người con Phật, thực hành, thể nhập đức tính từ bi của đức Phật. Sự tu tập này cũng là thực hành hạnh nguyện Bố thí, một trong sáu pháp Ba la mật và bát chánh đạo, con đường đi đến an lạc , giải thóat.
 
Thông thường họat động Từ thiện xã hội với hình thức ủy lạo, phát chẩn cho đồng bào quanh khu vực, thiên tai, vùng sâu, vùng xa…là nhiều nhất. Các vị trụ trì kêu gọi, vận động các Phật tử tín tâm, các mạnh thường quân … đóng góp hiện vật như gạo, thực phẩm, chăn mền, tiền mặt …Trao tặng cho các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhở, bất hạnh …Tập hợp các đồng bào nghèo nêu trên thường là các vị trụ trì hoặc nhờ đến chính quyền địa phương hổ trợ. Đây là hình thức họat động từ thiện xã hội thông dụng và hiện nay các cơ sở Tự viện Phật giáo đều thực hiện .
 
Lễ hội mang tính cách sự kiện đặc biệt thì ngòai những hình thức nêu trên, các vị trụ trì ở từng cơ sở, nơi các đạo tràng tu tập dành cho tín đồ Phật tử có thể tổ chức ủy lạo xa nơi mình cư trú hơn, đến các trung tâm nuôi dưỡng như: trại tâm thần, trẻ mồ côi, người già neo đơn, trẻ khuyết tật, mù lòa, câm điếc .v.v. .Đến những nơi này các phật tử sẽ chứng kiến được những khổ đau, bất hạnh trong xã hội. Do đó, phát tâm dũng mảnh bố thí ngỏ hầu xoa dịu, an ủi phần nào nổi bất hạnh của người khác . Cũng chính vì thế mà phát tâm mạnh mẽ tu tập, thực hành theo lời dạy của đức Phật. Ngòai các hình thức trên, các vị trụ trì, các phật tử có thể vận động, đóng góp thực hiện các công trình phúc lợi xã hội mang tính chất lâu dài, cho cộng đồng sử dụng như: xây cầu bê tông nông thôn, liên xóm cho bà con, con em học sinh đi lại an toàn hơn, khoan giếng để bà con vùng sâu có nước sạch trong sinh họat, xây dựng nhà tình thương cho những cụ già neo đơn, những gia đình bất hạnh, nghèo khó không có khả năng tạo cho mình một mái ấm kín đáo nương thân, giúp bà con mổ mắt .Hoặc như Ban Từ Thiện xã hội Phật giáo Long an đưa ra vấn đề hiện nay cần thiết và cấp bách là trao tặng học bổng, hoặc hổ trợ phương tiện cho học sinh, sinh viên, nghèo, nhất là sinh viên Phật giáo đang học ở các Phật học viện, đây là những nhân tố hướng đến sự phát triển đất nước và để Phật giáo tương lai phát triển mạnh trong cộng đồng xã hội và trên trường quốc tế.
 
Cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng Ni cũng là một hình thức Từ Thiện Xã Hội mang tính cách Tôn giáo, nội bộ. Quí Tăng Ni Phật tử cúng dường  để trang nghiêm Tam Bảo nơi thờ cúng lễ bái đấng giáo chủ của đạo mình, cũng chính là trang nghiêm tự thân mình, tăng trưởng lòng tin tuyệt đối nơi đấng sáng lập ra đạo của mình. Tín đồ Phật tử cúng dường chư Tăng Ni có điều kiện sinh họat, tu học và hành đạo thì tự thân cùng gia đình sẽ được vun bồi, tăng trưởng phước báu. Đây là nhiệm vụ chính của Tăng Ni, tín đồ Phật giáo vì có đức tin dũng mãnh đến đấng giáo chủ của mình thì chúng ta sẽ phát nguyện tu tập theo hạnh nguyện và thực hành theo hạnh nguyện của mình không mệt mỏi cho đến khi thành tựu viên mãn.
 
Những hình thức này chúng ta phải có sự chuẩn bị thời gian, sự phát tâm dũng mãnh của hàng tín đồ Phật tử và hoàn tất trong mùa, trong ngày chính của  lễ hội mang tính cách sự kiện trong đại này.
 
Tuy những hình thức nêu trên có nhiều và còn rất nhiều nữa, mà thời gian không cho phép chúng tôi kể ra đây, thì ý nghĩa cũng để cho chúng ta, các tu sĩ Phật giáo hướng dẫn hàng tín đồ của mình tu tập theo lời dạy của đức Phật, theo hạnh nguyện từ bi hỷ xã, hạnh nguyện bố thí cúng dường.
 
Vì thế, những hình thức họat động từ thiện xã hội xuyên qua hạnh nguyện bố thí, cúng dường luôn được Tăng Ni khuyết khích, tán thán và đồng tâm thực hiện.
 
Một điều quan trọng nữa, là khi chúng ta thực hành hạnh nguyện bố thí, cúng dường thông qua hình thức từ thiện xã hội, hàng tín đồ Phật tử nên chú ý đến tư cách bố thí “của cho không bằng cách cho” điều này dể làm mất tín tâm nơi người nhận và tự ngã của người cho sẽ phát triển, giảm bớt ý nghĩa của sự bố thí. Vì đây là chúng ta thực hành hạnh nguyện bố thí, nên chúng ta phải hòa nhã, thể hiện lòng từ bi, thể hiện thân khẩu ý thanh tịnh, đây là một điều quan trọng để tăng trưởng phước báu cho mình và cho cộng đồng. Đồng thời cũng chính việc làm này tạo cho chúng ta tu tập lời Phật dạy, kiểm sóat thân, khẩu, ý trong khi tiếp xúc, xã bỏ những danh lợi, phiền não của thế gian để tiến lên bước nữa là tu tập hạnh nguyện bố thí ba la mật (cho mà không thấy có người cho, của đem cho, và người nhận), để người nhận và người cho đều được an lạc, thanh tịnh.
 
Tóm lại, nếu chư Tăng Ni và hàng tín đồ Phật tử thực hiện trọn vẹn hạnh nguyện bố thí, cúng dường trên đây xuyên qua những hình thức từ thiện xã hội trong lễ hội văn hóa Phật giáo tức là chư Tăng Ni, tín đồ Phật tử đã trang nghiêm cho giáo hội, phát triển giáo hội, tăng trưởng niềm tin tưởng tuyệt đối với đạo Phật. Đó cũng là báo đáp được ân đức Đức từ phụ Bổn Sư Thích ca Mâu Ni, chư tôn đức tăng Ni, những bậc đã dạy dỗ hướng dẫn cho mình tu tập trở thành những Phật tử lợi đạo, ích đời,  là những Tăng Ni, là những vị Phật trong hiện tại và tương lai.
 
Tham luận của Ban từ thiện xã hội Phật giáo Long An do BTS tổ chức