Trang chủ Tu học Lâm Đồng : Chư Tăng Bố tát – Thuyết giới

Lâm Đồng : Chư Tăng Bố tát – Thuyết giới

134

 Sáng hôm nay, ngày 7/7/2017 ( nhằm ngày 14/6/Đinh Dậu), dưới sự chứng minh của HT. Thích Minh An, HT. Thích Chân Quang, chư tôn đức Tăng tại Tp Đà Lạt và huyện Lâm Hà đã vân tập về  chùa Linh Sơn Tp Đà Lạt Bố tát, thuyết giới . Bố Tát là ngày định kỳ thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp của hành giả tu hành, nhằm nuôi lớn các thiện pháp, giới thân huệ mạng; khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh, hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh.


Mục đích chính của việc hành sự Bố Tát định kỳ ( nữa tháng một lần ) là duy trì sinh mệnh tồn tại của tăng đoàn theo tinh thần hoà hợp và thanh tịnh. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn-Trường Bộ 16, (Mahāparinibbāna Sutta) Đức Phật liệt kê bảy điều kiện giúp ngăn chặn sự suy yếu của Tăng chúng và việc thực hiện lễ Bố tát của chư Tăng là đáp ứng cho vấn đề này. Thực hiện nghi lễ Bố tát thuyết giới cũng là để khẳng định sự tuân thủ giới pháp chung của  chư Tăng theo quy định của giới Luật. Đức Phật dạy, trong ngày Bố tát, hành giả thực hành lục niệm (Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới và niệm thiên) sẽ được lợi ích lớn, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi.


Ngài Phật Âm trong Luận thư nói rằng: “giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật pháp cũng diệt. (Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ). Trong Tạng luật Đại phẩm 1, Chương Trọng Yếu khẳng định : “Cho đến khi kinh và vi diệu pháp bị quên lãng mà Giới luật chưa bị tiêu hoại thì Giáo Pháp vẫn còn tồn tại.”. Kinh Di giáo dạy rằng : “Này các Tỳ kheo sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như người mù mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.. Qua các đoạn trích dẫn trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của giới luật đối với hành giả xuất gia, đệ tử Phật như thế nào.


“Bố Tát là mạng mạch của Tăng đoàn, nên không có chúng Tỳ kheo nào được gọi là Tăng mà không thực hành Bố tát, ngoại trừ những kẻ lạm dụng Tăng để phá hoại chánh pháp. Vì tính chất nghiêm trọng của Bố tát là như vậy nên lễ Bố tát không thể không có trong sự sinh hoạt của Tăng đoàn .Việc tuân thủ lễ Bố tát phải được tổ chức trong sự thống nhất và hòa hợp, không giống như các nghi lễ bình thường, tuy nhiên, bất kỳ tỳ kheo nào trú tại lãnh thổ nhưng không tham gia được vì bệnh duyên hoặc những Phật sự chín đáng khác thì phải gởi dự dục và người nhận dự dục phải ra trước đại tăng trình lên, như vậy mới đúng pháp.