Trang chủ Quốc tế Myanmar: Ba người bị cáo buộc xúc phạm Phật giáo

Myanmar: Ba người bị cáo buộc xúc phạm Phật giáo

95

Theo luật pháp tại đất nước này họ sẽ đối mặt với với cáo buộc sử dụng từ ngữ và hình ảnh có tính chất xúc phạm tôn giáo. Ba người bị bắt giữ mà không được bảo lãnh có thể sẽ phải chịu mức tù lên đến 2 năm. Hầu hết các luật sư đều từ chối bào chữa cho họ vì tính chất sự việc khá nhạy cảm. Các nhóm nhân quyền đều cho rằng điều này thật không công bằng. Đây là lần thứ hai, nước này sử dụng luật pháp để buộc tội các tù nhân chính trị trong quá khứ, theo như một bản báo cáo có tên “Những tù nhân bị bỏ quên của Miến Điện” phát hành năm 2009 bởi New York dựa trên tài liệu của tổ chức nhân quyền.

bai 53-Myanmar: Ba người bị cáo buộc xúc phạm Phật giáo

Phil Robertson, giám đốc tổ chức nhân quyền khu vực châu Á cho biết nếu luật pháp được xây dựng trong phạm vi rộng và mơ hồ thì rất dễ bị lạm dụng bởi chính quyền và các tổ chức tôn giáo cực đoan. Vì vậy chính phủ nên xem xét việc thay đổi nó. “Thật không may việc thực hành và bảo vệ tôn giáo tại Myanmar đã đi đến giai đoạn khắc nghiệt hơn, và những gì chúng ta có thể thấy là chính phủ sẵn sàng tận dụng lợi thế pháp luật được soạn thảo rộng rãi để làm sai quy định”. Các tổ chức Phật giáo cực đoan đang lợi dụng điều khoản 295, của bộ luật hình sự nước này để biện minh cho những hành động kỳ thị đối với người Hồi giáo, người mà họ cho là mối nguy với Phật giáo. Chỉ vài giờ sau khi hình ảnh được đăng tải trên facebook, đã có hàng ngàn ý kiến tỏ thái độ tức giận, vì vậy chủ nhân của nó đã gỡ bỏ và thay bằng một lời xin lỗi.

Trong khi các nhà quan sát quốc tế còn đang lúng túng với sự phẫn nộ của dư luận thì tiến sĩ Paul Fuller của đại học Bath Spa tại Anh cho biết Phật tử châu Á có cách nhìn nhận khác nhau về hình ảnh của đức Phật so với Phật tử phương Tây. Mặc dù ở phương Tây hình ảnh đức Phật đeo tai nghe như một phụ kiện thời trang không còn xa lạ, nhưng đối với châu Á đó được xem là sự bổ báng. Ông Fuller cho biết thêm “ Có lẽ chúng ta sẽ gặp những sự việc tương tự ngày càng nhiều vì những phong trào Phật giáo cực đoan luôn ý thức rằng bản sắc dân tộc phải gắn liền với bản sắc Phật giáo. Phật giáo luôn có một vị trí rất đặc biệt trong sự hiểu biết của phương Tây. Và có lẽ đã đến lúc chúng ta thấy nó là gì –một tôn giáo cũng có những mặt tối của nó”.

Trong năm nay, tại Myanmar đã xảy ra nhiều sự việc tương tự gây chú ý trong dư luận. Vào đầu tháng 12 này, một thành viên của đảng đối lập Dân chủ đã phải đối mặt với việc bị truy tố theo điều 295 sau khi có những lời lẽ thành kiến và phân biệt chủng tộc liên quan đến Phật giáo trong bài phát biểu của mình. Một trích đoạn trong bài phát biểu được đăng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, ông nói : “ Nếu bạn muốn trở thành một dân tộc cực đoan, nếu bạn muốn duy trì cuộc chạy đua của mình, thì bạn không phải là Phật tử.”

Vào đầu năm nay, một khách du lịch người Canada đã bị trục xuất tại Myanmar sau khi ảnh chụp một hình xăm hình đức Phật trên chân của anh được một nhà sư chia sẻ trên facebook. Tuy nhiên, vị khách này không bị buộc tội hình sự.