Trang chủ Thời đại Giáo dục Niết Bàn trong Phật giáo nguyên thuỷ và đại thừa

Niết Bàn trong Phật giáo nguyên thuỷ và đại thừa

856
Qủa thật vậy, ở các xứ Phật giáo trên thế giới và nhất là ở Việt Nam trong qúa khứ cũng như hiện tại đã và đang có những thành kiến hoặc thậm chí có những chỉ trích lẫn nhau giữa những người cùng là đệ tử của Phật. Nhưng giáo lý của hai truyền thống lớn của Phật giáo nói gì?
 
Góp phần vào câu trả lời, trước tiên, một pháp quan trọng nếu không nói là then chốt mà ta có thể chọn để xem xét là Niết bàn (Pali: Nibbàna; Sanskrit: Nirvànïa) hay là cứu cánh của tu tập Phật giáo. Thế nhưng, Niết bàn như thế nào? và làm sao để chứng đạt được cứu cánh âý?
 
Đức Phật, sau khi thành đạo, đã chuyển vận bánh xe Pháp với bài thuyết giảng đầu tiên tại Lộc uyển, đó là Tứ đế. Trong bài pháp này, ngài chỉ ra có bốn sự thật : khổ, nguyên nhân của khổ là ái, khổ diệt khi ái diệt và con đường đưa đến khổ diệt là bát thánh đạo với chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Sự thật thứ ba là khổ diệt cũng được gọi là Niết bàn. Niết bàn là một Thực tại Tuyệt đối không thể nhận biết được bằng thức suy lường phân biệt thông thường và nếu diễn đạt bằng ngôn ngữ thì chỉ với lối phủ định. Trong Tăng Chi Bộ Kinh của Phật giáo Nguyên thủy, Đức Phật tuyên bố :
 
“Tại chỗ nào, không bị sanh, không bị gìa, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới.” 
 
Trong Kinh Pháp Hoa của Đại thừa Phật giáo, tướng Niết bàn được diễn tả là Không (sùùnyatà) :
 
“Đức Như Lai biết pháp một tướng một vị ấy, nghĩa là : Tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, tướng rốt ráo Niết bàn thường tịch diệt, trọn về nơi Không.”
 
Theo Long Thọ (Nàgàrjuna), người hệ thống lại toàn bộ giáo lý Đại thừa đã có mặt trước và cùng thời với ngài, ở ngay trang đầu của tác phẩm nổi tiếng của ngài là Trung Luận (Màdhyamaka-sùàstra), Không được trình bày đầy đủ hơn với tám phủ định là : không sinh – không diệt, không thường – không đoạn, không một – không khác, không đến – không đi. Thế nhưng, Không ở đây không phải là không ngơ của lông rùa, sừng thỏ. Không chỉ cho cái không thể nắm bắt được vì nó không có thuộc tính, không có hình tướng, không có bất kỳ mối liên hệ nào, hoàn toàn cách ly, và siêu việt lên mọi phạm trù tư tưởng. Vì thế, nó là bất khả đắc. Niết bàn là Không như Kinh Đại Bát Nhã của Đại thừa Phật giáo giải thích:
 
“Tánh Không của thưc tại tối hậu là gì ? ‘Thực tại Tối hậu’ có nghĩa là Niết bàn. Và Niết bàn đó là không Niết bàn, vì sự không thường không đọan của nó. Tự tánh nó là như vậy.” 
 
Trong chương bảy của kinh Pháp Hoa – Hóa thành dụ – hai loại Niết bàn của Thanh văn và Duyên giác (được minh họa bằng hình ảnh xuất hiện cái thành phố nghỉ ngơi ở dọc đường) là không thật, chúng chỉ là những phương tiện thiện xảo của Đức Phật nhằm đáp ứng phù hợp tâm lý, trình độ của những chúng sinh còn thấp kém và họ không thể hiểu được trực tiếp những lời dạy tối hậu của Đức Phật :
 
“Nếu như chúng sanh chỉ nghe một Phật thừa thời chẳng muốn thấy Phật, chẳng muốn gần gũi, mà nghĩ thế này : ‘Đạo Phật dài xa lâu ngày chịu cần khổ mới có thể đặng thành.’ Phật biết tâm chúng đó khiếp nhược hạ liệt dùng sức phương tiện mà ở giữa đường vì để nghỉ ngơi nên nói hai món Niết bàn.”
 
Thế nhưng kinh Pháp Hoa lại không chỉ ra cái Niết bàn thật. Đây là dụngï ý của kinh.
 
Đức Phật dạy : mục đích của sự tu tập chỉ có một, đó là sự giải thóat hay còn gọi là Niết bàn, Cực lạc, v.v… Trong Sư Tử Hống Tiểu Kinh, để chứng tỏ có sự khác biệt chớ không phải giống nhau như ngoại đạo quan niệm về chủ trương giáo lý giữa hai bên, Đức Phật dạy các đệ tử cách cật vấn lại ngoại đạo là cứu cánh này là một hay nhiều ? Câu trả lời đúng đắn là cứu cánh chỉ có một, đó là sự giải thoát. Và ở Pháp Hoa, Đức Phật cũng dạy:
 
“Ta là đấng Thế Tôn
Không có ai bằng được
Muốn an ổn chúng sanh
Nên hiện ra trong đời
Vì các đại chúng nói
Pháp cam lồ trong sạch
Pháp đó thuần một vị
Giải thoát Niết bàn thôi.”
 
Để chứng đạt được mục đích giải thoát đó, phải làm thế nào ? Câu trả lời là không được chấp thủ bất kỳ một sự vật gì ở đời ngay cả Niết bàn.
 
Trong kinh Căn Bản Pháp Môn của Phật giáo Nguyên thủy Đức Phật nói có bốn hạng người ở đời:
 
(1) Hạng vô văn phàm phu. Hạng người này không hiểu, không thuần thục, không tu tập pháp của các bậc thánh, bậc chân nhân. Do vậy, họ chấp thủ 24 pháp từ địa đại đến Niết bàn. Họ tưởng tri (sanõjànàti), nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với tất cả pháp, nghĩ đến tự ngã như là tất cả pháp, nghĩ rằng tất cả pháp là của ta, hân hoan trong tất cả pháp ấy. Vì cớ sao? vì hạng người này không liễu tri (parijànàti) tất cả pháp.
 
(2)  Hạng tỷ kheo hữu học. Tâm hạng người này chưa thành tựu, đang cần cầu sự an tịnh đối với các triền ách. Họ thắng tri (abhijànàti) tất cả pháp, chớ nghĩ đến tất cả pháp, chớ nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với tất cả pháp, chớ nghĩ đến (tự ngã) như là tất cả pháp, chớ nghĩ đến tất cả pháp là của ta, chớ hân hoan trong tất cả pháp ấy. Vì sao vậy ? vì hạng người này có thể liễu tri tất cả pháp.
 
(3)  Hạng tỷ kheo là bậc A la hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sữ, được chánh trí giải thoát. Những vị này thắng tri tất cả pháp, không nghĩ đến tất cả pháp, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu tất cả pháp, không có nghĩ đến (tự ngã) như là tất cả pháp, không có nghĩ đến tất cả pháp là của ta, không hân hoan trong tất cả pháp ấy. Vì sao vậy ? vì hạng người này liễu tri tất cả pháp. Hạng người này trừ được tham, sân, si vì tự ngã của họ không còn tham, sân và si.
 
 (4)  Như lai là bậc A la hán, chánh đẳng chánh giác, thắng tri tất cả pháp, không nghĩ đến tất cả pháp, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu tất cả pháp, không có nghĩ đến (tự ngã) như là tất cả pháp, không có nghĩ đến tất cả pháp là của ta, không hân hoan trong tất cả pháp ấy. Vì sao vậy ? vì Như lai đã liễu tri tất cả pháp, vì Như lai biết rằng dục hỉ (nandi) là căn bản của đau khổ, từ hữu sanh khởi lên và già chết đến với loài hữu tình. Do vậy, Như lai với sự diệt trừ toàn diệt các hỉ tham (nandiràga), với sự ly tham, đoạn diệt, xã ly, từ bỏ các ái, chứng được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
 
Qua bốn hạng người trên chỉ có hạng vô văn phàm phu là chấp thủ, chấp ngã đối với các pháp từ địa đại đến Niết bàn. Còn lại, ngay cả hạng hữu học đã chớ có chấp thủ, chấp ngã đối với các pháp ấy huống là những bậc cao minh hơn.
 
Cũng trong Sư Tử Hống Tiểu Kinh, Đức Phật nói một người phải thành tựu tám pháp mới có thể đạt được cứu cánh giải thoát, đó là: không tham, không sân, không si, không ái, không chấp thủ, có trí tuệ, không thuận ứng không nghịch ứng, không ưa thích hý luận vọng tưởng.
 
Trong Kim Cang của Đại thừa Phật giáo một câu kinh huyền nhiệm đã khiến ngài Lục tổ Huệ Năng ở Trung Quốc và Sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông ở Việt nam chứng ngộ, đó là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Đây cũng là sự không chấp thủ hay không bám víu, nương tựa vào bất kỳ sự vật gì ở đời.
 
Niết bàn được ngài Long Thọ quan niệm như sau :
“Bhàvastàvat na Nirvànïam jaràmaranïalaksïanïam
Prasajyetàsti bhàvo hi na jaràmaranïam vinà.” 
 
(Niết bàn hay Thực tại Tuyệt đối không thể gọi là một hữu (bhàva) hay một thực thể khẳng định vì trong trường hợp đó nó sẽ chịu sự chi phối của sinh, gìa và chết; không có một hiện hữu kinh nghiệm nào lại thoát khỏi gìa và chết. Nếu nó không thể là hữu, thì nói gì là phi hữu (abhàva), vì phi hữu chỉ là một khái niệm tương đối dựa trên khái niệm hữu.)
 
Khi những khái niệm hữu và phi hữu không thể ứng dụng được cho cái Tuyệt đối thì việc ứng dụng bất kỳ một khái niệm nào khác lên nó đều không được vì tất cả những khái niệm khác đó dựa trên hai khái niệm đầu. Nói gọn, cái Tuyệt đối siêu việt tư tưởng, và vì nó siêu việt tư tưởng nó là cái không thể diễn tả được. Ngài Long Thọ nói tiếp :
 
“Nivrïttamabhidhàtavyam nirvrïtte cittagocare
Anutpannàniruddhà hi Nirvànïamiva dharmatà.” 
 
(Cái mà không thể là đối tượng của tư tưởng thì làm sao có thể là đối tượng của ngôn ngữ. Cái Tuyệt đối thực tướng của mọi tồn tại là không sinh, không diệt.)
 
Trong kinh Pháp Hoa, Đức phật không chỉ ra cái Niết bàn thật mà chỉ nói những bậc Thanh văn, Duyên giác hãy từ bỏ những Niết bàn của mình đi. Và điều này cho thấy một khi từ bỏ, không còn chấp thủ cái Niết bàn gỉa danh của mình nữa vì thấy thực tướng của các pháp là Không, tịch diệt, lúc đó Niết bàn thật mới hiện ra.
 
“Ta vì bày phương tiện
Nói các đạo dứt khổ
Chỉ cho đó Niết bàn,
Ta dầu nói Niết bàn,
Cũng chẳng phải thiệt diệt,
Các pháp từ bổn lai
Tướng thường tự vắng lặng.”
 
Để kết luận cho vấn đề : Thật có một sự mâu thuẩn hay ngược lại là có một sự thống nhất căn bản giữa hai hệ thống giáo lý lớn của Phật giáo là Nguyên Thủy (được viết bằng chữ Pali) và Đại Thừa (được viết bằng chữ Sanskrit hay bằng dịch ngữ Hán) ? Câu trả lời xin dành cho qúy độc giả .
 
———————————–
 
Kinh bộ tăng chi, Tập I, HT. Thích Minh Châu dịch, Trường CCPHVNCS II, 1988, tr. 408.
Thích Thanh Từ, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải, Thành hội Phật giáo Tp. HCM, 1993, tr. 265.
“What is the emptiness of ultimate reality? ‘Ultimate reality’ means Nirvànïa is empty of Nirvànïa, on account of its being neither unmoved nor destroyed.” Xem The Large Sutra on Perfect Wisdom, E. Conze dịch, Delhi, 1990, tr. 145.
Thích Thanh Từ, Opcit., tr. 348-349.
Tiếng Pali là Cùlasìhanàda trong Trung Bộ Kinh (Majjhimanikàya), tập I, Thích Minh Châu dịch.
Thích Thanh Từ, Opcit., tr. 276.
 Tiếng Pali là Mùlapariyàya trong Trung Bộ Kinh (Majjhimanikàya), tập I, HT. Thích Minh Châu dịch.
 24 pháp : địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, chúng sanh, chư thiên, tạo hóa (Marà), Phạm Thiên, Quang âm thiên, Biến tịnh thiên, Quảng Qủa Thiên, Thắng giả (Abhibhu, chúng sanh không có tưởng chỉ cho những vị có thiền định cao), không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, sở kiến (điều được thấy), sở văn (điều được nghe), sở tri (điều được biết), cái đồng nhất, cái sai biệt, tất cả và Niết bàn.
 Sự biết các pháp ngang qua kinh nghiệm quá khứ do 6 căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tiếp xúc với 6 trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
  Sự biết của vị A la hán có khả năng đoạn trừ được các lậu hoặc. Đây là cái biết triệt để của một vị đã giải thoát.
  Sự biết không ngang qua các dục vọng mà qua thiền định. Vị này thấy tính chất của các pháp là vô thường, khổ, vô ngã.

  Tránh hai cực đoan, đó là trung đạo.
  Ứng vào chỗ không bám víu mà sinh cái tâm.
  Nàgàrjuna, Màdhyamkakàrikà, 25, 4.
  Ibid., 18, 7.
  Thích Thanh Từ, Opcit., tr. 109.
 
Kinh bộ tăng chi, Tập I, HT. Thích Minh Châu dịch, Trường CCPHVNCS II, 1988, tr. 408.
Thích Thanh Từ, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải, Thành hội Phật giáo Tp. HCM, 1993, tr. 265.
  “What is the emptiness of ultimate reality? ‘Ultimate reality’ means Nirvànïa is empty of Nirvànïa, on account of its being neither unmoved nor destroyed.” Xem The Large Sutra on Perfect Wisdom, E. Conze dịch, Delhi, 1990, tr. 145.
Thích Thanh Từ, Opcit., tr. 348-349.
Tiếng Pali là Cùlasìhanàda trong Trung Bộ Kinh (Majjhimanikàya), tập I, Thích Minh Châu dịch.
Thích Thanh Từ, Opcit., tr. 276.
 Tiếng Pali là Mùlapariyàya trong Trung Bộ Kinh (Majjhimanikàya), tập I, HT. Thích Minh Châu dịch.
24 pháp : địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, chúng sanh, chư thiên, tạo hóa (Marà), Phạm Thiên, Quang âm thiên, Biến tịnh thiên, Quảng Qủa Thiên, Thắng giả (Abhibhu, chúng sanh không có tưởng chỉ cho những vị có thiền định cao), không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, sở kiến (điều được thấy), sở văn (điều được nghe), sở tri (điều được biết), cái đồng nhất, cái sai biệt, tất cả và Niết bàn.
Sự biết các pháp ngang qua kinh nghiệm quá khứ do 6 căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tiếp xúc với 6 trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
Sự biết của vị A la hán có khả năng đoạn trừ được các lậu hoặc. Đây là cái biết triệt để của một vị đã giải thoát.
Sự biết không ngang qua các dục vọng mà qua thiền định. Vị này thấy tính chất của các pháp là vô thường, khổ, vô ngã.
  Tránh hai cực đoan, đó là trung đạo.
  Ứng vào chỗ không bám víu mà sinh cái tâm.
  Nàgàrjuna, Màdhyamkakàrikà, 25, 4.
  Ibid., 18, 7.
  Thích Thanh Từ, Opcit., tr. 109.