Trang chủ Văn học Truyện Ống trúc tháng năm

Ống trúc tháng năm

104

Nhưng Lý chợt buồn, ngồi với vẻ đăm chiêu, rất giống những nhà tu hành trong chuyện cổ tích. Bé Tâm thấy lạ quá, nó vội tìm khắp trong ký ức xưa nay, nhưng chẳng thấy anh nó từng có biểu hiện như vậy. Bé Tâm cũng ngồi lẳng lặng hồi lâu rồi hỏi:

– Anh Lý, mình giành dụm một năm mới tích luỹ được chừng này, sao anh không vui, mà buồn rầu thế?

Anh nó càng im lặng hơn, cứ nhìn con heo đất bị vỡ, như đang chiêm nghiệm đạo lý nào đó, một hồi lâu, với giọng trầm lắng: “Anh tiếc quá! sao còn nhiều đứa bạn thiếu thốn hơn mình, một năm trời góp nhặt rất ít ỏi, mà phải mua con heo đất mất mấy ngàn, rồi một năm sau lại đập vỡ nó đi, uổng thật. Nếu không phải mất tiền vì nó, mà cũng giành giụm được, thì mình mua thêm một hai quyển vở nữa rồi. Em có cách nào hay hơn để thay thế không, cố gắng nghĩ giùm anh với?

Bé Tâm giải quyết được sự thắc mắc, cứ ngỡ anh mình luyến tiếc thành quả gian khổ giành dụm này. Nhưng câu hỏi anh đặt ra thì làm sao đây… Rồi hai đứa trở lại hiện thực, khi mẹ gọi: “chuẩn bị ăn cơm hai con!”

Sáng hôm sau, khi ngoài sân, tiếng gà mẹ đang gọi con tìm mồi, bé Tâm cũng chạy tới giường anh nó: anh Lý ơi, em nghĩ ra một cách rồi nhưng chưa hoàn thiện lắm.

Lý giật mình ngồi dậy: em nghĩ ra rồi à! Nói cho anh nghe thử, hồi hôm giờ anh nằm mơ đủ thứ, nhưng không thấy ông Bụt hiện ra chỉ anh cách nào hết.

Bé Tâm làm ra vẻ đắc ý nói: em nhớ lúc trước, bố mình đi công tác trên cao nguyên, khi hoàn thành trở về nhà thì có mang món cơm trong ống trúc, rồi đãi tiệc cho cả gia đình, anh nhớ không?.

– Nhớ chứ, nhưng có liên quan gì đâu cô bé?

– Có mà, ba đem về món này, cả nhà đều ngạc nhiên, làm sao thưởng thức được nó chứ, giống như người lớn đem cho đứa bé nguyên một cái sầu riêng rồi bảo tự tách ra lấy múi bên trong mà ăn. Ai ai cũng hoài nghi với cái tính đặc biệt thích làm trò của ba, đợi sự tò mò lên đến đỉnh điểm, ba đập nhẹ cái ống trúc ra, thì một mùi thơm phảng phất quyện cả căn phòng…

Em nghĩ mình cũng bắt chước lấy ống trúc này đựng tiền, rồi mai mốt đập vỡ ra.

Lý nghĩ ngợi một chút, sau đó: ah! anh nghĩ ra rồi, ông nội hay cưa ống trúc để chẻ lạt cột giàn bầu, để anh xin ông hai cái, rồi khoét lỗ nhỏ đủ bỏ tiền vô. Thế là anh em mình có cách tiết kiệm mới, không tốn tiền mua heo, em thấy có lý không.

Bé Tâm mừng lắm, đúng là anh Lý của em, rồi nói phụ thêm, anh ơi! Mình khoét cái lỗ ở dưới đốt trúc thứ hai một chút, còn trên mắt trúc để nó cao lên để mình có thể bỏ mấy cây bút hay thước gạch luôn, rồi đặt trên bàn học làm vật trang trí, nhìn như vậy thích lắm, được không anh!

Tâm lắc đầu cười, đúng là em gái, cứ thích chuyện trang trí không thôi, nhưng thấy hợp lý nên tiến hành liền…

Vài năm sau, hai anh em nó đều vào Sài Gòn, Lý thì trọ ký túc xá để học đại học, còn Tâm thì ở nhà cô học cấp ba, hành trang của hai đứa rất ít, ống trúc được đặt ở trong va li xách tay, con bé đề nghị như thế vì sợ nó vỡ mất thì phải đợi năm sau lúc về quê mới có cơ hội làm lại. Hai đứa nó ngồi trên xe mà bàn luận rôm rả.

– Anh Lý ơi làm cách nào để nuôi ống trúc hả anh? Hồi trước ở nhà, ông nội thỉnh thoảng cho tiền ăn vặt thì anh em mình giành giụm bây giờ trở thành ông tú, em sắp thành bà tú rồi, ai lại đi xin tiền quà nữa.

– Lý nói thì thầm bên tai bé Tâm vì sợ người khác nghe được thì mắc cười lắm, nó nói: anh em mình vô trong này ráng học để có chút học bổng của trường, sau đó sẽ báo tin cho cha mẹ vui, thì nhà mình nhất định sẽ thưởng một chút xíu nữa, thế là vừa làm cho cha mẹ, ông bà hạnh phúc, còn để giành được ít, với mình hà tiện một chút, khi nào đi bộ được thì đi để tập thể dục đỡ tốn tiền xe buýt, nếu thấy có vỏ chai, hay giấy loại thì nhặt về cho cô Hai mua bán phế liệu, giữ gìn về sinh công cộng…

Em thấy có lý không. Bé Tâm mỉm cười tâm phục khẩu phục, đúng là anh thiệt…

Cứ mỗi chiều thứ bảy và ngày chủ nhật, Lý về nhà cô để chỉ dẫn bé Tâm học thêm môn toán và ngoại ngữ. Khi về lại trường thì bé Tâm đem những gói mì và bánh kẹo cô cho mà nó không ăn, sau đó gói thật kỹ bỏ vào cái sách của anh, và không quên ghi giòng chữ nhỏ “anh học bài nhiều, thì nhớ nghỉ nghơi một chút ăn miếng bánh, rồi uống nước nhiều vào nhang.”

Thiệt là tội con bé, nó hiểu rõ anh nó lắm, vì cha mẹ cho tiền uống nước thêm, thì thế nào anh Lý cũng bỏ ống trúc, nên cách này nó nghĩ là thượng sách đối với người anh …

Khi đến mùa hoa phượng nở, tiếng ve khẻ gọi hè bên góc phố, hai đứa lại khăn gói về quê, mang theo gia tài hai ống trúc nhỏ, sau đó mở ra mua một ít vở sách tặng mấy em trong xóm.

Cũng dịp này, con bé tình cờ học thêm một câu của vị thầy trong chùa: “Trên đời này, Như Lai là người mong muốn làm phước nhất.” Rồi nó về kể cho anh Lý nghe, anh nó vui lắm và nói thêm: “anh em ta, cố gắng học theo hạnh Bụt nha”.

Sau đó, mùa hè lại qua, thu đến, hai đứa lìa xa luỹ tre khóm trúc, khăn gói vào Sài Gòn để tiếp tục con đường trí thức, lần này bên bàn học cũng có ống trúc xinh, trên đó có giòng chữ thư pháp nho nhỏ “Như Lai trên đời còn cầu phước, chúng con thệ nguyện học hạnh lành”.