Trang chủ Quốc tế Trung Quốc: Hiệp hội Phật giáo thăm khu vực thảm họa Ngọc...

Trung Quốc: Hiệp hội Phật giáo thăm khu vực thảm họa Ngọc Thụ

94

Vừa qua, đoàn Ủy lạo gồm các Trưởng, Phó đoàn thuộc Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc như: Trưởng đoàn: Pháp sư Diễn Giác – Phương trượng chùa Quảng Tế, Phó Thư ký HHPG TQ; Phó đoàn: ông Lương Tuấn Cường – Phó Chủ nhiệm văn phòng HHPG TQ; Tổng thư ký: ông Tang Kiết Trác Tây – Bộ chủ nhiệm biên tập “Pháp Âm”; Phó Thư ký: PS Tánh Diệu – Phó Chủ nhiệm Hội Ủy viên chuyên nghiệp HHPG TQ và PS Thường Huy – Phó Hội trưởng Hội Cơ kim từ thiện Phật giáo tỉnh Hà Bắc đã viếng thăm chư tăng các tự viện thuộc khu vực đại địa chấn tại huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải.

Ngày 11/9/2012, sau khi đến sân bay Ba Đường Ngọc Thụ, phái đoàn HHPG TQ được chư tăng và ông Cửu Mỹ – Tổng Thư ký HHPG Ngọc Thụ, ông Khản Hòa – Tổng thư ký HHPG tỉnh Thanh Hải hoan nghinh nhiệt liệt. Sau đó, ông Cửu Mỹ và ông Khản Hòa hướng dẫn đoàn đi tham quan miếu công chúa Văn Thành. Đoàn đã cử hành nghi thức lễ Phật và quyên góp thiện khoản cho chư tăng lão niên tại miếu công chúa Văn Thành.

Tổng thư ký Cửu Mỹ giới thiệu duyên khởi và sự phát triển về việc kiến tạo miếu Công chúa Văn Thành. Ông nói, năm xưa, thời gian công chúa Văn Thành trú tại Ngọc Thụ, Công chúa đã từng làm rất nhiều việc thiện cho nhân dân Ngọc Thụ. Theo truyền thuyết, trên đường đến Tây Tạng, Công chúa Văn Thành đi ngang qua Ngọc Thụ, vị thủ lĩnh và bá tánh dân tộc Tạng nơi đây đã cử hành nghi thức tiếp nghinh rất long trọng, Công chúa vô cùng cảm động, cho nên công chúa quyết định nán lại Ngọc Thụ thời gian khá lâu để dạy người dân ở đây các kỹ thuật canh tác, dệt cửi, chăn nuôi. Cho nên, nhân dân Ngọc Thụ ngày nay lúc nào cũng ghi nhớ công đức của Công chúa Văn Thành. Những điệu ca múa hát xướng để ca tụng và khen ngợi Công chúa Văn Thành, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Ngọc Thụ cho dến ngày nay. Mỗi năm đến ngày lễ kỷ niệm, những người thuộc dân tộc Tạng đều hát múa những bài ca này để biểu đạt tình cảm và hoài niệm Công chúa Văn Thành.

Ngày 12/8, đoàn thăm viếng dưới sự dẫn đầu của Pháp sư Diễn Giác, được ông Chu Hồng Nguyên – Bộ trưởng Bộ Thống chiến, Châu ủy Thường vụ Ngọc Thụ hướng dẫn đoàn ủy lạo dân chúng huyện Xứng Đa và, tham quan thảo nguyên Gia Đường, ngồi xe khoảng hơn 140 km.

Thảo nguyên Gia Đường so với độ cao mặt biển 4600m, là nơi cao nhất mặt biển Ngọc Thụ. Thảo nguyên Gia Đường và thảo nguyên Ba Đường là hai vùng thảo nguyên lớn nhất Ngọc Thụ. Từ Ngọc Thụ xuất phát, men theo vệ đường bên bờ sông Thông Thiên, có thể nhìn thấy sông Dương Tử (Trường Giang) – sông Mẫu Thân vĩ đại. Hai bên đường là đồi núi chập chùng, tỏa sáng lấp lánh bởi trận mưa của ngày hôm qua, khiến cho những lọn mây xanh thẩm, hoặc trắng như tơ phản ánh một cảnh sắc hài hòa mà xinh đẹp.

Khoảng 11 giờ trưa, hơn 10 vị tăng dưới sự hướng dẫn của Rinpoche Thành Lâm Giang Thố (Chenglin Jiangcuo), và Phó chủ nhiệm hội quản tự Phổ Đạt Kham Bố (Puda Khenbu) chùa Đương Ca (gọi đủ là damkar lhundrub dechen chokhor ling), đã đứng hai bên đường nghinh tiếp đoàn ủy lạo HHPG TQ. Rinpoche Thành Lâm Giang Thố hiến dâng khăn Bát Bửu Kiết Tường lên phái đoàn, để biểu đạt lòng quý kính và ngưỡng vọng hướng Bắc Kinh cảm tạ thâm ân.

Nghi thức quyên tặng trên thảo nguyên tuy đơn giản nhưng cảm động lòng người. Gần 100 vị Lạt ma trẻ tuổi đến chuyển vận vật phẩm, hơn 99 người tuổi cao đến từ viện Kính Lão, làng Trân Tần, huyện Xứng Đa, được sự giúp đỡ của mọi người, từng bước chân xiêu vẹo đến tụ điểm phát quà, có khoảng vài trăm người già tại địa phương cũng đến chờ đợi từ sáng sớm. Thảo Nguyên Gia Đường ngày thường vốn tĩnh lặng, hôm nay lại trở thành một nơi vô cùng nhiệt náo mà vui vẻ.

Pháp sư Diễn Giác đại diện Trưởng lão Truyền Ấn Hội trưởng HHPG TQ, Pháp sư Học Thành Phó Hội trưởng và Tổng Thư ký Vương Kiện, phát biểu những lời an ủi thân thiết gửi đến đồng bào thuộc dân tộc Hán và Tạng, những người đã bị chấn thương nghiêm trọng của trận động đất kinh hoàng cách đây ba năm; bày tỏ lời chia buồn thâm thiết đối với những người quá vãng; đặc biệt là lời cảm tạ chân thành nhất, kính trọng nhất, đến tất cả chư tăng Phật giáo Tạng Truyền đã mặc nhiên phụng hiến, không sợ khó khăn, dũng cảm xã thân cứu người trong trận động đất vừa qua.

Pháp sư nhấn mạnh: Trong giờ phút này, càng cảm nhận sâu sắc câu “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” của đức Phật đã dạy, ngài đã dùng tâm từ bi vĩ đại để phổ độ chúng sinh. Phật giáo từ bi sáng lập đến nay, luôn áp dụng câu “uống nước nhớ nguồn, biết ân và báo ân”. Chính là báo bốn ân nặng (ân cha mẹ, ân chúng sinh, ân Quốc gia và ân Tam bảo). Kính người già, yêu trẻ con là mỹ đức truyền thống của mỗi dân tộc. Sự cống hiến của các bậc tiền bối là nguồn gốc cho sự sống còn ngày nay, kinh nghiệm trí tuệ của họ là hướng đạo con đường nhân sinh cho kẻ hậu học. Những người lớn tuổi nên đáng được sự quan tâm và tôn trọng của toàn xã hội.

Sau cùng là nghi thức cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, nạn tai tiêu diệt, vận nước xương long… Cùng cầu nguyện Phật quang phổ chiếu, Ngọc Thụ kiết tường. Cùng chúc phúc cho Ngọc Thụ ngày mai này sẽ tốt đẹp hơn.

Ngày 13/9, Hoạt động Ủy lạo của Hiệp hội Phật giáo TQ tại Ngọc Thụ đã kết thúc viên mãn. Khi rời Ngọc Thụ, mọi người đều có chung tâm nguyện tốt đẹp, đó chính là niềm hy vọng khu thiên tai Ngọc Thụ sớm xây dựng trùng kiến hoàn thành, sớm nhìn thấy dân chúng của Ngọc Thụ có thể sống yên ổn trong ngôi nhà mới, mọi sinh hoạt của họ luôn ấm êm hạnh phúc.