Trang chủ Quốc tế Vai trò của các nhà Phật học Bhutan trong đường lối phát...

Vai trò của các nhà Phật học Bhutan trong đường lối phát triển Hạnh phúc trên toàn quốc

86

Trong số các Tăng Ni được cấp bằng, có 35 nghiên cứu sinh đạt học vị Thạc sỹ Phật học, 33 sinh viên nhận văn bằng Cử nhân Phật học, 32 Tăng sinh và 11 Ni sinh nhận chứng chỉ tốt nghiệp khóa học Madhiyamika (Trung Quán Luận) về ngôn ngữ và Triết học Phật giáo.

Những Ni sinh tốt nghiệp tú tài của Ni viện Pema Shedrup Choki Gatshel, thị trấn Tang, quận Bumthang là những sinh viên đầu tiên của khóa học này.

Tại buổi lễ cấp phát văn bằng, Thủ tướng Lyonchhen phát biểu rằng, bên cạnh những kiến thức và hiểu biết đã được tiếp thu từ Phật giáo, các nhà Phật học phải đóng vai trò một quan trọng trong việc phát triển triết lý Hạnh phúc trên Toàn quốc (GNH) của Bhutan.

Ngài Thủ tướng nói: “Như quý vị đã biết, Hạnh phúc trên Toàn quốc (GNH) là một triết lý chỉ đạo sự phát triển của đất nước Bhutan. Nó là đường lối của chính thể luận, là đường lối có thể chấp nhận được, và nó dựa trên giáo lý từ bi và trí tuệ của đức Phật”.

Thủ tướng Lyonchhen nói, để có thể đạt đến hạnh phúc trong cuộc sống, người ta cần phải lấy trí tuệ soi đường. “Thật vậy, sở dĩ hạnh phúc trên toàn quốc tại Bhutan mà đạt thành tựu chính là nhờ vào thành tựu của sự giác ngộ. Một xã hội giác ngộ sẽ tìm thấy hạnh phúc. Chúng tôi tin rằng, đường lối phát triển thông thường, – mô hình thông thường dựa trên đạo đức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, và dựa trên chủ nghĩa vật chất, – là đường lối không thể chấp nhận được và sẽ không mang lại hạnh phúc.

Mô hình kiến trúc của xã hội ngày nay  – như  chúng ta đã biết về nó – được xây dựng trên nền tảng của tham lam và sân hận. Chúng ta cần truyền bá cho khắp thế giới này một đường lối có thể chấp nhận được tốt đẹp nhiều hơn để phát triển, sự phát triển của con người chân chính và văn minh của con người chân chính”.

Các nhà Phật học, những người tốt nghiệp học vị Thạc sỹ, sẽ được cử đến các Shedra (học viện) trên khắp đất nước với tư cách là giảng viên (khenpo). Những sinh viên khác sẽ tiếp tục học lên cao nữa.

Lạt-ma giám đốc Học viện Phật học Gangteng cho biết thêm: “Điều này không có nghĩa là các nhà Phật học đã hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Để trở thành một nhà Phật học, họ  phải hoàn tất 3 năm thiền định và những thực tập khác sau khi tốt nghiệp khóa học 9 năm tại học viện”.

Được biết, bắt đầu từ năm 1986, với sự tài trợ của chính phủ hoàng gia, và của học viện, Lạt-ma Dhonga Thoesam Rabgayling, giám đốc Học viện Phật học Gangteng hiện nay, đã đề ra chương trình nghiên cứu Phật học 9 năm. Tuy nhiên, chỉ những Tăng Ni nào tốt nghiệp tú tài mới được tuyển vào học viện.

Cùng ngày, Thủ tướng Lyonchhen cũng tham dự lễ khai mạc triển lãm nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ, văn hóa, môi sinh và Phật giáo của địa phương.

Cuộc triển lãm kéo dài 1 tuần này là một phần của chương trình lễ hội 1 tuần do Lạt-ma giám đốc Học viện Gangteng tổ chức với mục đích cúng dường Học viện Phật học Gangteng.

Thích Minh Trí biên dịch (Theo Rinzin Wangchuk, Kuensel Online)