Trang chủ Diễn đàn Chấn hưng Phật giáo Ý kiến độc giả phattuvietnam.net về Sự nghiệp Hoằng pháp của Phật...

Ý kiến độc giả phattuvietnam.net về Sự nghiệp Hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam

89

Trần Minh TânHà Nội (nxa_hn19…@yahoo.com) Hiện nay Phật giáo Việt Nam cũng đang đứng trước khúc quanh giống như dưới thời những năm đầu thế kỷ 20. Lúc đó, thực dân Pháp đã đặt xong sự thống trị và đô hộ nước ta, và tìm mọi cách hỗ trợ cho đạo Công giáo phát triển để củng cố vững chắc nền thống trị. Trước bối cảnh văn hóa truyền thống bị chà đạp, Phật giáo bị coi thường, các cư sĩ Phật tử và quý thầy đã phát động phong trào chấn hưng Phật giáo từ Bắc chí Nam thật sôi nổi và nhiệt huyết. Tôi có đọc và tìm hiểu về phong trào chấn hưng Phật giáo ở ngoài Bắc do các cư sĩ trí thức, cư sĩ quan lại và các Tổ thực hiện mà thấy tự hổ thẹn cho ý chí và sự nhiệt huyết của bản thân, và buồn cho thực trạng mê ngủ của Phật giáo ngày nay. Ngày nay thì Phật giáo Việt Nam cũng đứng trong một khúc quanh mới khốc liệt không kém. Ở khúc quanh này không có tiếng súng, tiếng bom đạn của chiến tranh, không có sự đàn áp hay pháp nạn như dưới thời Ngô Đình Diệm, thậm chí ngày nay Phật giáo có rất nhiều thuận duyên, từ điều kiện kinh tế xã hội đến sự ủng hộ của Nhà nước. Nhưng khúc quanh của Phật giáo Việt Nam ngày nay là gì?


Đó chính là sự mở cửa kinh tế dẫn đến sự cởi mở và tự do về tư tưởng và văn hóa, dẫn đến các luồng tư tưởng, văn hóa, các tôn giáo mạnh gạo bạo tiền trỗi dậy và phát triển. Phật giáo đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn không chỉ từ các tôn giáo khác, mà sức ép từ chính đòi hỏi của xã hội. Bên cạnh nhu cầu đến với Phật giáo để tìm tha lực, để cầu khấn, thì người dân Việt Nam rất cần đến Phật giáo để chấn hưng đạo đức xã hội đang xuống cấp trầm trọng, rất cần Phật giáo để duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, rất cần Phật giáo để hóa giải các xung đột và mâu thuẫn trong mỗi cá nhân và xã hội.


Trước khúc quanh này, nếu Phật giáo Việt Nam không tự khẳng định bản thân, vẫn quanh quẩn trong bốn bức tường chùa an phận với những cụ già, với những ngày rằm và mùng một chật kín người lễ chùa, và với những hòm công đức đầy chặt, thì tương lai không xa, Phật giáo Việt Nam sẽ trở thành một món đồ cổ để ngắm và cất giữ mà thôi.


Thời điểm này là lúc cấp thiết nhất để phát động một phong trào tái chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Tôi lại nhớ đến tờ “Đuốc Tuệ” do cư sĩ Thiều Chửu và quý Thầy chủ trương thời trước và tha thiết đề nghị Phattuvietnam.net đứng ra thành lập một nhóm cư sĩ chuyên hỗ trợ và thực hiện việc hoằng pháp. Nhóm này có thể lấy tên Đuốc Tuệ. Tôi sẽ bàn về vấn đề này sau. Kính mong tất cả quý Thầy Cô, quý đạo hữu hãy thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ không chỉ để soi sáng cuộc sống bản thân, gia đình, mà cả quốc gia, xã hội.


Diệu HạnhHà Nội (muzic7…@yahoo.com) Kính bạch Quý Thầy, Quý Cô cùng các Phật tử VN! Con đọc những bài viết “trăn trở” của cư sỹ về sự nghiệp hoằng pháp Phật giáo, nhưng trong con vẫn dâng tràn một niềm tin lạc quan. Ngày nay, tuy rằng, bản đồ Phật giáo hay tình trạng Phật giáo ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… có sự biến đổi theo chiều hướng đi xuống, tuy rằng, có những Phật tử thay đổi niềm tin mà tìm chân lý nơi đạo Chúa, thì con vẫn nhìn thấy một sự thật khách quan trong tương lai: khoa học phương Tây sẽ “Tích hợp” với Giáo lý của Phật – điểm gặp nhau nơi Chân lý của Vũ trụ.


Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển kinh tế – xã hội cao độ, nhưng rồi tâm lý, tâm linh của họ sẽ đến chặng đường na ná như phương Tây, đó là cuộc sống đủ đầy trong thiếu hụt – thiếu hụt trong chính tâm hồn của họ – thiếu hụt khoảng trống tâm linh mà đạo Hồi, đạo Do Thái hay đạo Kitô không đáp ứng được.


Và rồi, với bản sắc gốc rễ của phương Đông, thì chính người Nhật, người Hàn sẽ lại chợt Ngộ ra rằng, Phật giáo là chìa khoá quý báu giúp họ đến Chân lý bằng con đường Vô thần, Logic… là sự Đại giác ngộ đỉnh cao của nhân loại.


Và cả phương Tây cũng thế, từ chiếc chìa khoá bé nhỏ là Thiền – để bảo vệ sức khoẻ, thiền để tĩnh tại tâm hồn, thiền để hưởng thụ hạnh phúc… Và sẽ đến giai đoạn họ tìm thấy ngọc báu trong giáo lý của nhà Phật! Vấn đề là thời gian sớm hay muộn mà thôi!


Trước đây, con chỉ tin và công nhận những giá trị duy vật biện chứng, và con chỉ “nghiêng mình” trước những phát minh, sáng chế của khoa học, công nghệ. Cuộc sống thường nhật cuốn trôi, và con rất ít khi dành thời gian, tâm trí để khám phá, tìm hiểu về Phật giáo.


Trước đây, con cũng như bao người khác, đến chùa mà không có hiểu biết về giáo lý nhà Phật. Những điều tưởng là giáo lý nhà Phật thì hoá ra chỉ là những quan niệm tín ngưỡng dân gian bản địa, là kinh nghiệm, là tập quán của ông bà. Vì thế, con nhìn Phật giáo pha trộn con mắt mê tín, huyền bí…


Nay, con may mắn đã tìm thấy ánh sáng Phật pháp. Con có cơ hội hiểu rõ hơn Luân hồi, Nhân quả trong cuốn sách: Nghiệp và Kết quả của Thượng toạ Thích Chân Quang. Hiểu rõ hơn và có niềm tin sâu sắc hơn để ứng dụng vào cuộc sống và sự nghiệp của mình.


Rất may, con lựa chọn và quyết định gắn bó với nghề truyền thông, nghề Quan hệ Công chúng. Nghề mà đòi hỏi phải khám phá, tìm hiểu sâu rộng về: Văn hoá – bản sắc VN, về tâm thức người VN, về tâm lý xã hội đương đại, về sự tác động của kinh tế thị trường, những biến đổi của thế giới cũng như Việt Nam… Và trong ánh sáng Phật pháp, con có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về Luân hồi, Nhân quả – điều cốt lõi cho tất cả các lĩnh vực Nhân văn.


Con nghĩ rằng, cư sỹ cũng có thể góp sức nhỏ bé cho sự nghiệp hoằng pháp Phật giáo, bằng các phương pháp ứng dựng khoa học Truyền thông của phương Tây, bởi cư sỹ là những người sống đời, hiểu đời & xã hội đang có xu hướng gì.v.v… Nam mô A Di Đà Phật! Kính chúc quý thầy, quý cô và các đạo hữu sức khoẻ, an lạc!


Sunmen80TP. Hồ Chí Minh (sunmen8…@yahoo.com) Theo góc nhìn của riêng tôi thì cấn đề hoằng pháp hay giới thiệu, phổ biến giáo lý của Phật giáo cần đẩy nhanh hơn nữa, theo tôi rất là cần làm bởi vì những lý do cơ bản sau:


1- Lợi ích khi nghe, hiểu giáo lý đức Phật:
– Trí tuệ người nghe sẽ sáng suốt hơn, thông minh hơn


– Phát triển, phát sinh lòng thương, giúp đỡ giữa người với người, giữa người với động vật và thiên nhiên.


– Giúp nhiều thanh thiếu niên không phải đau khổ, tuyệt vọng quá đến mức tự tử vì những thất vọng của họ sẽ trở nên không quá lớn khi hiểu ý nghĩa cuộc đời một cách tích cực


– Chấm dứt các hành động tàn ác đã xảy ra, ngăn chặn không cho xảy ra vì trí tuệ sẽ ngăn cản con người làm điều ác. (cướp của, giết người, hành động dâm loạn…)


– Ngăn chặn không cho xảy ra các hành động tàn ác giữa người với người vì tham lam, vì dục vọng, vì vật chất, bởi vì người ta có trí tuệ, có lòng từ sẽ không làm như vậy.


– Đem lại giải thoát, đem lại sự an lạc cho người nghe


– Đoàn kết nhân dân trong ánh sáng trí tuệ (chứ không phài đoàn kết vì sự cuồng tín với một giáo lý nào đó) – Và rất nhiều điều lợi ích khác (với người xuất gia thì mục đích tu đạo là chấm dứt sanh tử…)


Vì người ta sống ngày càng vội vàng hơn, dững dưng hơn, dễ bị kích động hơn và ‘vì tôi”, “của tôi” nhiều hơn. Nên rất cần giáo lý của Phật giáo điều trị!


2- Các nội dung truyền giảng Cần phải đơn giản, thiết thực, chứng ngộ ngay lập tức, từ những vấn đề đơn giản sẽ nâng lên dần qua các lần thuyết giảng. tôi nghĩ những giáo lý sau cần được giới thiệu trước:


– Thuyết nhân-quả: nên được truyền giảng bằng ngôn ngữ dễ hiểu, dẫn chứng xác thực trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: nếu vì hung hăng đánh người sẽ lãnh hậu quả là người ta sẽ đánh lại, phát luật trừng trị; nếu đam mê cờ bạc, không lo làm ăn thì lãnh quả là đói nghèo, gia đình tan nát; nếu làm ăn không chân chính thì luật phát sẽ trừng phạt; nếu chăm chỉ làm ăn sẽ ổn định cuộc sống; nông dân canh tác không khoa học thì năng suất không cao..; nếu học sinh không chăm học thì điểm sẽ 1, 2 là sẽ có…)


– Tứ thánh đế: chỉ rõ ràng thế nào là khổ, đâu là nguyên nhân khổ, thế nào là diệt khổ đau và con đường diệt trừ khổ. Nên giới thiệu cho mọi người một cách đơn giảng để họ ứng dụng vào cuộc sống ngay lập tức


– Bát thánh đạo: tương tự như trên


3- Phương thức giới thiệu, hoằng pháp Cần đa dạng phương thức giới thiệu, ngoài những phương pháp đã được thực hiện, trong đó tôi rất ấn tượng với chương trình khóa tu mùa hè dành cho học sinh. Theo suy nghĩ của tôi nên thực hiện thêm phương thức sau:


– Trước tiên, nghi thức, hình thức cần đơn giản hóa tối đa, ví dụ về đồng phục, thắp nhang… đơn giản như là người ta đi du lịch vậy, vì đạo Phật với đặc điểm ở trong tâm, tùy hỷ nên sự đơn giản giúp cho Phật giáo càng gần gũi mọi người, ghi nhớ trong tâm tưởng mọi người, và mọi người chấp nhận sống với giáo lý Phật giáo, không quy ngưỡng theo bất kỳ một giáo lý không có trí tuệ nào.


– Tổ chức những khóa thiền ngắn hạn ở những nơi thích hợp. Thời gian là 1 buổi hoặc 1 ngày. Hoặc khóa 1 tháng/2 tháng với thời gian học 1 tuần 1 buổi/2 buổi. Theo tôi chương trình này sẽ thu hút được một số lượng vô cùng lớn người tham dự vì tính linh hoạt về thời gian. Nhiều người hữu duyên sẽ phát triển lên mức tu thiền cao hơn, thời gian lâu hơn (chứng ngộ nhiều hơn).


Thực tế, người ta dành thời gian đi du lịch rất nhiều (1 ngày,2 ngày, 3 ngày…), những lần du lịch đó chi phí thường là không rẻ nhưng liệu có lợi ích, có ghi nhớ bằng những khóa tu tập thiền định, những buổi nghe giảng giáo lý thiết thực, lợi ích suốt cả cuộc đời?


– Những khi gia đình Phật tử hoặc không Phải phật tử có hữu sự các thầy cũng nên hoan hỷ đến dự 1 giờ, 2 giờ cũng được, điểu này sẽ giúp ấm lòng người đang đau khổ và là dịp hoằng pháp tốt.


– Nếu một người bình thường nhìn thấy một vị Thầy với đầu đủ sự từ bi, khiêm hạ, hỷ xả thì tự trong tâm họ đã có một sự “giáo hóa tâm linh”.


Cườngquận 8, TP. Hồ Chí Minh (cuong.nguyen…@vtijs.com) Kính chào BBT Phattuvietnam.net và các anh chị, các bạn. Bài viết về Hoằng pháp của anh Nghiêm Minh Kiên rất cảm động và ý nghĩa. Anh là người rất có tấm lòng tha thiết với đạo Phật. Khi đọc bài viết này mình thật sự xúc động, cảm phục những tình cảm mà tác giả đã ưu tư và trăn trở, thao thức dành cho Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh sự kính nể tấm lòng và tình cảm của tác giả, mình bắt đầu nhìn lại chính mình, và thật sự đôi tay và trái tim nhỏ bé này của mình vẫn chưa làm được những điều có ích cho Phật giáo… Cũng như tác giả, mình mới biết đạo Phật được khoảng 3 năm. Giáo lý của đức Phật quá tuyệt vời và vi diệu. Nếu như trong cuộc đời mình không có cơ hội tìm đến đạo Phật thì giờ đây có lẽ mình đang sống trong sự khổ đau, hờn giận, hơn thua… Giáo lý nhà Phật đã giúp mình nhận ra được nhiều về cuộc sống vô thường, tạm bợ. …


Chúng ta vui vì có những người có tấm lòng như anh Kiên, nhưng mọi người cần suy nghĩ và có kế hoạch, hành động để hoằng truyền những giá trị thiêng liêng và cao quý mà Đức Phật đã dạy cho mọi người. Tất cả mọi người chúng ta đều phải ý thức rằng mình có sứ mạng cao cả trong việc truyền bá giáo lý của Đức Phật để đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho chúng sinh. Chỉ có ý thức và thực hiện sứ mạng đó, chúng ta mới báo ân Đức Phật, mới xứng đáng là người con Phật. Mỗi suy nghĩa, lời nói, hành động của chúng ta đều cần thể hiện những điều chúng ta tu học được, đều thể hiện giá trị cao đẹp của Phật pháp, và đều hướng tới chúng sinh đang đau khổ trong luân hồi sinh tử. Mọi người hãy nhớ nhé, mỗi chúng ta đều có sứ mạng hoằng truyền Phật pháp.


Nguyễn Đăng HoàngĐà Nẵng (ndhoang25…@yahoo.com) Tôi rất đồng tình với bài viết này của bạn Kiên, và cũng có nhiều trăn trở về Phật giáo của mình tương lai sẽ ra sao khi mà các Sư chú là mầm móng tương lai của PG lại chưa nhận thức rõ hình ảnh của mình nó ảnh hưởng sâu sắc đến Đạo Phật.Thiết nghĩ các vị ấy chỉ có mỗi trên người là chiếc y của nhà Phật, còn lại chẳn khác chi la phàm phu cả.


Sự việc là thế này: Trước đây, do hoàn cảnh việc học dang dở. Nay có điều kiện tôi tiếp tục học tiếp, nhưng học hệ bổ túc. Trường tôi học là TTGD thường xuyên quận Hải Châu, cơ sở Trần Hưng Đạo có rất nhiều các vị sư chú học, nhưng hầu hết họ đến chỉ đẻ tán ngẫu và la cà ngoài hành lang, hoặc túm năm tụm bảy với người ngoài đời để mà vào cafe. Đứng giữa mọi người mà miệng thì phì phà khói thuốc, miệng thì thốt ra những lời tự phát, thậm chí còn đánh nhau. Chứng kiến những hình ảnh đó tôi thấy thật đau lòng cho hình ảnh của Phật Giáo. Tôi mong sao các Vị giáo thúc cần phải quan tâm giáo dưỡng, nhầm ngăn chặn ngay đừng để cho căn bệnh đó bộc phát làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của PG. Quý thầy không thể dễ dãi trong việc nhận tiểu, vì đó chính là tương lai của Phật giáo.


Nguyễn Hải ĐăngTP. Hồ Chí Minh (sonlamcoc…@yahoo.com.vn) Phật tại tâm hay trong tâm có Phật. Người ta theo một Đạo nào đó chủ yếu là vì niềm tin. Và theo thiển ý của tôi, bản đồ Phật giáo trên thế giới đang bị thu hẹp lại không hoàn toàn là do sự hoằng Pháp chưa tốt, mà chủ yếu là do mất niềm tin vào đạo Phật. Bất kỳ tôn giáo nào cũng đều có giáo lý, có người lãnh đạo để dẫn dắt niềm tin bằng cách truyền bá, giảng giải giáo lý, từ đó thu hút thêm nhiều người tin vào giáo lý và gia nhập theo Đạo mà họ đã tin theo. Thiên Chúa giáo hay Tin Lành thì có cha xứ, Đạo Hồi thì có người trưởng nhóm, còn Đạo Phật thì có các nhà sư hay hoà thượng khi vào Phật Môn đều mang họ Thích.


Và để truyền bá, giảng giải được giáo lý thì chắc chắn một điều rằng người truyền đạo đó phải hiểu giáo lý và chứng tỏ cho những người được họ dẫn dắt sự nhiệm màu trong giáo lý mà họ giảng giải qua cách sống, qua đối xử trong đời sống thường ngày.


Một thực tế đáng buồn cho Đạo Phật là chính những người có nhiệm vụ dẫn dắt niềm tin đã làm cho người dân mất niềm tin vào Đạo Phật khi chứng kiến cảnh sống trong đời thực của họ. Sát sinh là một trong những điều cấm kỵ của đạo Phật, vậy mà không ít người đã chứng kiến cảnh nhà sư (nhất là các nhà sư theo Bắc Tông ở miền Bắc) ăn mặn.


Tham, sân, si là những thứ mà Phật tử và những người tin vào Đạo Phật đều phải cố gắng từ bỏ, bởi thế mới phải tu tập. Vậy mà người ta có khi phải chứng kiến cảnh một vài nhà sư bất đồng về quyền trụ trì một ngôi chùa nào đó.


Một điều nữa bổ sung thêm vào niềm tin tôn giáo là khung cảnh nơi truyền thụ và tiếp nhận giáo lý, nếu ai đã vào các đền thờ Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo, thì cảm nhận đầu tiên là sự trang nghiêm và sạch sẽ ở mọi nơi, cả tiền viện lẫn hậu viện. Nhưng khi vào chùa thì sao? Không phải ngôi chùa nào cũng cho người ta cái cảm nhận về sự trang nghiêm và thanh tịnh.


Để truyền bá Phật pháp, quý Thầy, quý Phật tử cần lấy chính bản thân mình để làm bằng chính sự tác động vào tư duy trong cuộc sống thực và những trăn trở rất thực của con người (thân giáo). Do đó, giáo lý sẽ dễ hiểu và được nhiều người tiếp thu hơn. Nếu những Phật tử không tự mình làm gương tu tập theo các giáo lý của Đạo Phật mà còn làm ngược lại, thì tiền đồ Phật giáo khó mà được giữ gìn và phát huy.


TriệuTP. Hồ Chí Minh (trieu_minh_th…@yahoo.com) Quả đúng như tác giả đã viết, Giới trẻ ngày nay dường như quá thờ ơ, thậm chí quay lưng với các truyền thống Tâm Linh của dân tộc. Đặc biệt là Phật Giáo. Tôi đã thử làm một cuộc khảo sát nhỏ: Trong 10 bạn ở lứa tuổi 18-20, chỉ có 1 bạn tạm coi là tương đối hiểu Giáo Lý; 2 đến 3 bạn hiểu lờ mờ, chỉ biết lên chùa thắp hương cầu khấn, Phật Giáo với họ như một Đấng có quyền ban phước thưởng họa. Số còn lại: cười khi nghe tôi đề cập đến chủ đề Tâm linh- Tôn Giáo. Họ nghĩ rằng Tôn Giáo là chỉ dành cho người già; còn Phật Giáo như là một cái gì đó xưa cũ, diễm tình như Cải Lương vậy! Đó là sự thật! Một sự thật đang tồn tại trong suy nghĩ của những người trẻ.


Họ 8X, 9X. Họ hiện đại, họ tài giỏi. Nhưng họ có khuynh hướng sống rất gấp và hưởng thụ. Trong khi đó, chúng ta hô hào Phật Giáo hướng về Tuổi Trẻ, Thanh Niên Phật Tử… Nhưng quả thật, chúng ta dậm chân tại chỗ! Vậy vấn đề mấu chốt nằm ở đâu?


Chúng ta hãy chia ra hai tuyến: 1. So sánh cách thức tổ chức, giáo dục, đào tạo của Phật Giáo với các Tôn Giáo khác. 2. Phật tử & con đường tiếp cận giáo lý.


I Cách thức tổ chức:


– Trong khi các Tôn giáo bạn được học Giáo lý từ nhỏ một cách thống nhất, bài bản, thì kho tàng kiến thức của Phật Giáo, chủ yếu là tự học, tự mày mò nghiên cứu, không thầy không bạn. Như Tác giả bài viết đã nói: đó là con đường “đơn độc”.


– Việc Lễ chùa, cũng tùy nghi. Còn ở các tôn giáo bạn, họ đều được sinh hoạt định kỳ. Mỗi kỳ như vậy, đều được cử hành dưới nghi thức Thánh Lễ, và học giáo lý.


– Việc cúng sao giải hạn, xem ngày giờ… vẫn còn tồn tại như một kiểu mê tín dị đoan. Và không ít người ngoại đạo vẫn đồng nhất Đạo Phật với các hình thức mê tín.


– Về tác phong Tu sĩ : nhất là các Tu sĩ trẻ, oai nghi tế hạnh không đầy đủ; giao tiếp quá thân cận, không có ranh giới rõ ràng với nữ giới; thậm chí có đời sống không khác chi thế tục. Những con sâu như vậy, đã ảnh hưởng không ít đến Đạo Tâm Phật Tử.


II Con đường tiếp cận Giáo Lý:


– Trừ một số ít, các thế hệ mầm non được phát triển từ các gia đình Phật Tử thuần thành,hầu hết, vẫn xuất phát một cách tình cờ, ngẫu nhiên. Như bản thân tôi, cũng vô tình biết đến ánh sáng Phật Giáo nhờ 1 cú click chuột !!!


– Phật Giáo có quá nhiều Tông phái, kinh kệ. Mỗi cái đều có nét đặc sắc riêng, nhưng chưa có cái chung nhất, mà tôi tạm gọi là ” Bộ Thánh Kinh ” của Phật Giáo. Để từ đó, mọi Phật Tử, cư sĩ tại gia tiếp cận điều cốt lõi của Đạo Phật là gì.


– Con đường truyền bá Phật Pháp chưa chú trọng đến vai trò thanh niên. Nếu có, hoạt động của các CLB vẫn còn rất yếu ớt. Hình thức sinh hoạt lề mề, không có nguyên tắc. Nội dung sinh hoạt chưa phong phú, hấp dẫn. ..Trong khi đó, các giác quan của chúng ta luôn trong trạng thái bội thực; chìm ngập trong “quá trời trời ” trò giải trí khác !!! …


Trước thực trạng như vậy,Nếu Phật Giáo không tích cự, chủ động hơn nữa trong việc truyền bá chánh pháp đến người trẻ, thì sẽ còn rất nhiều “Vụ Thái Hà” diễn ra. Không phải trên bản đồ địa lý, mà là trong tâm thức của họ. Khi đó, viễn cảnh dâng mảnh đất Tâm này cho ngoại Đạo là rất hết sức khả thi!!!!


Tâm HạnhBắc Ninh ([email protected]) Tôi được gọi là một Phật tử thực thụ mới có 2 năm nhưng trong 6 năm được tiếp xúc và hoc tập Phật Pháp cũng chủ yếu là trên mạng. Một kiểu tu mới: “Tu Tập trên mạng” theo như cách nói của các Quý Thầy mà tôi thường xuyên hỏi. Bài viết thật tuyệt và hy vọng bài trên sẽ đến với các Quý Thầy ở Ngoài Bắc, mong các Quý Thầy hiểu được những trăn trở của một thế hệ trẻ như chúng ta để Phật Giáo sẽ trẻ hoá chứ không bị già đi khi chủ yếu đối tượng đi Chùa là các Cụ Già. Muốn tìm nơi yên tĩnh và an lạc khi ở tuổi xế chiếu.


Thiết nghĩ tại sao không giáo dục đạo lý nhà Phật cho các em nhỏ thì cuộc sống sẽ tuyệt vời làm sao khi xa hội bớt những điều ngang tàn của thanh niên gây ra hiện nay. Tôi nghĩ chúng ta hãy tự tin và góp thêm ý kiến để giúp Phật Giáo càng ngày càng phát triển. Mong các Quý Thầy hoan hỷ nhận và chỉ bảo thêm cho những thanh niên đang băn khoan lạc lõng những các ngả của cuộc sống này. Cảm ơn về bài viết tôi như đọc đuợc những gì tôi đang băn khoăn trăn trở hàng ngày và một mình bảo vệ nguồn tín ngưỡng cao cả này.


Phạm Thống Nhấtquận 4, TP. Hồ Chí Minh (buonvuitronggiacmong25…@yahoo.com) Mỗi khi lên mạng đọc về sự tồn vong của Phật giáo. Thật sự tôi rất buồn, vì bản thân không biết làm gì để bảo vệ Phật giáo, ngoài sự ứng dụng một só lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày.Theo chúng tôi biết thì Phật giáo chúng ta thiếu tổ chức chặt chẽ, thiếu đoàn kết của quý tăng ni và Phật tử. Ngoài ra, tôi thấy quý Thầy phần lớn là an phận thủ thường, đánh mất đi lý tưởng độ sinh. Chúng tôi mong rằng các vị lãnh đạo PGVN hãy có sáng kiến nào để giúp Phật giáo phát triển mạnh trong quần chúng.Tôi tha thiết kêu gọi quýThầy và Phật tử hãy cùng nhau đoàn kết lại cùng nhau góp phần xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn.


Thích Nữ Minh An (pannabuddh…@yahoo.com) Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch Chư Tôn Đức, Kính thưa quý Phật tử. Qủa thật vấn đề quý Phật tử nêu ra đó là một thực tế khá buồn của Phật giáo nước nhà thời hiện đại. Học viện PGVN TPHCM đã đào tạo đến nay đã được 5 khóa (còn 2 khóa sắp ra trường);HVPGVN tại HN và Huế cũng có vài khóa tốt nghiệp, Ban Hoằng Pháp Trung Ương đã mở rất nhiều khóa giảng sư; Các lớp Cao Đẳng Phật Học ở khắp nơi ấy vậy mà Giáo Hội lại không chú trọng việc phân bổ công tác cho Tăng Ni đã hoàn thành các khóa học, do vậy việc quý Phật tử “than thở về Phật giáo thời hiện nay” đó là điều mà tất cả quý vị trong Nhị Bộ Đại Tăng đều biết, nhưng chưa có kế hoạch hành động cụ thể, có chăng là những nhóm hoạt động” tự phát” của các Tăng ni trong các câu lạc bộ.


Quý vị ấy tự tập họp nhau, tự đặt ra quy chế, tự hoạt động… Chính vì quá nhiều điều “tự” như thế, nên quý vị ấy đã “phá vỡ” một số nét truyền thống của Tăng già: lảng tránh An cư kiết hạ, quên ngày Bố Tát, Sám hối.v.v. với lý do bận hoằng pháp . Đó là điều thật nguy hại cho Tăng đoàn thời hiện đại .


Vì sao? Vì muốn hoằng pháp tốt không chỉ là quá trình học tập trên ghế nhà trường, mà còn phải có quá trình tu tập, đào luyện tâm thức theo đúng tinh thần giới luật, nếu làm việc mà không tuân thủ theo tinh thần giới luật thì đó là “ma sự” chớ không phải Phật sự (Theo Kinh Lăng Nghiêm). Đó là nói về các hoạt động tự phát – không nên khuyến khích phát triển.


Về mặt tham gia hoạt động của Giáo hội chúng con thiết nghĩ tất cả Tăng Ni (nhất là các Tăng Ni đã tốt nghiệp các trường Phật học ) đều sẵn sàng tham gia các công tác Phật sự – hoằng pháp – giáo dục- từ thiện ,.v.v do Giáo Hội khởi xướng, kêu gọi thế nhưng đã quá lâu chúng con đợi mãi mà vẫn không thấy một thông báo, thông bạch nào về việc này. Nhu cầu của xã hội có, năng lực của Tăng Ni thực học thực tu luôn sẵn sàng đáp ứng, chỉ cần Giáo Hội lên kế hoạch thực hiện và ra lời kêu gọi công khai thì chắc chắn công việc phát triển Phật giáo trong lòng xã hội sẽ được khởi sắc.


Chúng con như những mầm sống đang chờ những cơn mưa tưới mát để có cơ hội nảy lộc đâm chồi. Cúi xin Nhị Bộ Đại Tăng rủ lòng soi xét để hàng hậu học chúng con được hoàn thành tâm nguyện của hành giả xuất gia: “Thượng báo tứ trọng ân Hạ tế tam đồ khổ” Chúng con rất mong tin tức của quý Ngài Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.


Võ Đại TriệuKhánh Hòa (daitrieu…@yahoo.com) Kính bạch chư tôn hòa thượng, chư thượng tọa, chư đại đức tăng ni,và tất cả những người Phật tử, có niềm tin với Phật… Đọc bài viết trên trong con cũng trào dâng 1 cảm xúc mãnh liệt về 1 sự thật đau lòng… khi mà hàng ngày trên trang Phattuvietnam.net đăng hàng loạt bài về những sự kiện Phật tử cải đạo…


Con là 1 Phật tử thuần thành, hằng ngày con đều đi chùa tụng kinh, giáo lý Phật đà thấm nhuần trong con với 1 niềm tin sâu sắc… Nhìn đọc và nghe thấy những việc ấy khiến con phải chạnh lòng với những tôn giáo bạn… Lời dạy của đức Phật, của bậc trí tuệ đã đánh tan những niềm tin về thần quyền, sự cuồng tín trong các tôn giáo bạn… Và con tin chắc rằng lời dạy của Phật đi đến đâu sẽ như 1 luồng gió mới thổi vào đời sống tâm linh của những người có đạo hay không có đạo…để thực sự có được sự an lạc.


Kính mong chư tôn lãnh đạo và tất cả những người con Phật hãy chung 1 lòng gin giữ biển trí tuệ vô biên này. Trách nhiệm thuộc về mọi người nhưng lãnh đạo cao nhất vẫn là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Nguyện ba đời mười phương chư Phật từ bi gia hộ cho đạo pháp hưng thịnh,mọi người mọi loài đều thấm nhuần trí tuệ từ bi…






Mới quý độc giả tiếp tục gửi  ý kiến về phattuvietnam.net bằng cách bấm vào đây, hoặc gửi email về địa chỉ [email protected].