Mùa Xuân nói chuyện với tay, với mắt, với tai

Phải chiêm nghiệm và quán niệm hằng đêm về hai chữ Cải Đạo. Đặt câu hỏi vì sao sự tình lại xảy ra như vậy ? Họ có nghệ thuật phương pháp truyền đạo giỏi hay là bởi, do, chúng ta Nguyên Khí suy yếu, nên ngoại tà mới len vào xâm nhập lục phủ ngũ tạng được?

TPHCM: Nhộn nhịp lễ cúng hóa vàng tại chùa

Sau Tết, các gia đình lại làm cỗ cúng đưa người thân về trời sau khi ăn Tết với con cháu. Không chỉ cúng đưa ở nhà, nhiều gia đình miền Nam chọn chùa làm nơi đốt vàng mã, phóng sinh để cầu mong điều tốt lành trong năm mới.

Chén trà Ngày xuân

Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn!

Tết – Cầu mong và Chúc tụng

Theo lệ cổ, Tết dựng cây nêu. Nêu là bày biện cái gì đó ra cho người ta thấy. Cây nêu là một trụ thiêng có công năng trấn giữ sự an toàn cho gia đình: bùa “Tứ tung ngũ hoành”, bùa Thái cực (bát quái) để trừ ma quỷ. Đó là sự mong cầu thần linh che chở trước những thế lực hắc ám luôn rình rập.

Sửa sang mâm cúng đón giao thừa

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Món ăn ngày tết

Từ xưa đến nay, người Việt thích ăn ngon, ăn nhiều trong ngày tết nên ta có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày tết”. Ngày tết ta có “cỗ” tết: Ở miền Bắc ngoài món thịt đông đặc biệt còn có chả lụa (giò lụa), chả quế, chả đầu (giò thủ), canh măng, chân giò, nấm hương, miến gà, nem rán, xôi gấc và không thể thiếu bánh chưng xanh, dưa hành.

Một bài thơ cho hai mùa xuân

Việc đời cứ trôi đi mãi theo nhịp độ thời gian, kéo theo bao cơn lốc vô thường; xóa rồi bày trong luân chuyển. Thế mà Mãn Giác Thiền Sư lại nắm bắt được mùa xuân dừng lại, bảo mùa xuân phải là mãi mãi, bảo hoa mai cứ thong dong tự tại, thi nhau đua nở suốt bốn mùa, làm lá chắn tinh thần dũng mãnh, đương đầu với mọi khổ đau trần thế.

Bắc Ninh rộn ràng khai hội chùa Phật Tích

Tối 25/1 (mùng 3 Tết), tại khu chùa Phật Tích (làng Phật Tích – xã Phật Tích - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh), Ủy ban Nhân dân, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ hội Khán hoa Mẫu đơn chùa Phật Tích.

Mừng xuân nhớ Tết quê nhà

Tết ở nông thôn vui lắm, có khi kéo dài đến nửa tháng, mới chọn ngày tốt để làm lễ hạ nêu, trong khi dân thành thị thì trái lại, chỉ ăn Tết nhiều lắm bảy ngày, nhưng thường là ăn Tết đến hết ngày mùng bốn hoặc mùng sáu là hạ nêu và làm lễ khai trương cửa hàng buôn bán, ít ai đầu năm chịu làm lễ khai trương vào ngày mùng năm, bởi vì ngày mùng năm là ngày lẻ, nên mọi người cho là không tốt.

Hà Nội: Chùa Tân Hải đón hàng ngàn Phật tử về dự lễ hội...

Nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất 2018, tối ngày mùng 4 và sáng ngày mùng 5 tết Mậu Tuất, hàng ngàn Phật tử đã vân tập về chùa Tân Hải, thôn Phương Ngoại, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội để dự lễ hội khai xuân Mậu Tuất 2018 với các hoạt động Phật sự, các chương trình văn nghệ đầy ý nghĩa nhân dịp đầu năm.

Bài xem nhiều