Trang chủ Thời đại Xã hội 8 điều kiện tổ chức khóa tu Phật thất

8 điều kiện tổ chức khóa tu Phật thất

65

Sau khi thành đạo, Đức Phật đã đi khắp Ấn Độ để truyền bá chánh pháp, đem hạt giống giác ngộ gieo vào đất tâm của mọi người, với hoài bão tất cả chúng sinh đều thành Phật. Chẳng bao lâu hoa trái giác ngộ đã nở rộ khấp nơi và lan toả cho đến ngày nay.


Là người Phật từ, nhất là trưởng tử của Như Lai cũng không ngoài lý tưởng đem Phật pháp truyền bá, như lời Ngài đã nhắn nhủ trong kinh Đại Bổn: “Này các Tỳ-kheo, hãy lên đường thuyết pháp, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vi hạnh phúc, và an lạc cho chư thiên và loài người”.


Hiện nay, việc hoằng pháp của chúng ta có rất nhiều phương tiện như phổ biến kinh sách, băng đĩa ghi âm ghi hình, cả trên mạng Intemet. Hoặc tổ chức các nguy tu Bát quan trai, tu thiền, niệm Phật, tụng kinh, lễ sám, khoá tu Phật thất v.v tạo điều kiện thuận lợi cho Phật tử đến chùa vừa nghe pháp vừa tu tập.


Riêng khoá tu Phật thất do chúng tôi tổ chức đã gần năm năm qua, rút ra được một ít kinh nghiệm trong việc hoằng pháp lợi sinh, xin trình bày để chư tôn đức Tăng Ni tham khảo. Đó là: “Tám điều kiện tổ chức khoá tu Phật thất”, với nội dung như sau:


1/ Phải có tâm nguyện hoằng pháp.


2/ Hết lòng thương yêu thiện tín.


3/ Tăng chúng tu hành gương mẫu.


4/ Nội quy giới luật nghiêm minh.


5/ Tổ chức tu học hợp lý.


6/ Không vì vấn đề tiền bạc.


7/ Nơi ăn chỗ ở tiện nghi.


8/ Cảnh chùa sạch đẹp thoáng mát.


1/ Phải có tâm nguyện hoằng pháp.


Đức Phật đã nhập diệt cách đây hơn 2.500 năm, giáo pháp của Ngài nằm trong ba tạng kinh điển, nhờ chư Tăng nối truyền Phật pháp mới tồn tại. Do đó, hoằng pháp lợi sinh là trách nhiệm của người xuất gia học Phật. Trước khi trở thành Tăng sĩ, chúng ta đã thấm nhuần bài kệ lúc xuất gia: “Huỷ hình thủ chí tiết, cát ái từ sở thân, xuất gia hoằng thánh đạo, thệ độ nhất thiết nhân”. Vì muốn Phật pháp lưu truyền, vì muốn đem an lạïc hạnh phúc đến cho mọi người, vì muốn báo ân Đức Phật, người xuất gia không gì hơn là mang tâm nguyện hoằng pháp lợi sinh. Với hoài bão đó, dù có gian nguy, khó nhọc cũng không làm chùn bước người Tăng sĩ. Như lời Ngài Thật Hiền đã nói: “Niệm niệm trên cầu Phật đạo, tâm tâm dưới độ chúng sinh, nghe Phật đạo dài xa không lùi bước, quán chúng sinh khó độ không mỏi mệt.” Tinh thần hoằng pháp quên mình của Ngài Phú Lâu Na vẫn là tấm gương sáng chói để người xuất gia học tập. Phải thật sự vì hạnh phúc vì an lạc cho mọi người mà hoằng pháp, ngoài ra không có một tâm niệm danh lợi nào khác.


2/ Hết lòng thương yêu thiện tín:


Cuộc sống người Phật tử tại gia đầy những lo toan, phiền não. Đến với khoá tu Phật thất, họ mong tìm được những giây phút an lạc thảnh thơi và thanh tịnh. Người xuất gia phải hết lòng thương yêu, quan tâm và tạo điều kiện tốt để họ tu học, hầu tìm được niềm vui thánh thiện, giải thoát trong giáo lý Phật đà. Chúng ta phải luôn hoà nhã vui tươi, tận tâm hướng dẫn cách thức tu tập, chuyển hoá những lỗi lầm của họ bằng ái ngữ, có tâm bình đẳng với tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo thân sơ. Đến với khoá tu, được sự đùm bọc che chở của Tăng chúng, qua những bữa cơm thanh đạm, những câu chuyện đạo lý đầy tình người, họ cảm nhận như trở về với vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Thương yêu và hiểu biết chính là điều kiện dẫn đến thành tựu khoá tu.


3/ Tăng chúng tu hành gương mẫu:


Hoằng dương Phật pháp không chỉ lấy tri thức Phật học truyền trao bằng khẩu giáo, mà còn phải lòng phẩm chất đạo đức và phạm hạnh của người xuất gia truyền trao bằng thân giáo.


Truyền trao đạo lý đến với mọi người, chúng ta không chỉ dùng khẩu giáo mà quan trọng hơn, thân giáo luôn đóng một vai trò quyết định. Thân giáo của vị thầy, được xem như một tấm gương, không những có tác động trực tiếp xuống đệ tử, mà với người Phật tử đến chùa, sự biểu hiện phạm hạnh rất mực của vị thầy, lúc nào cũng làm cho Phật tử soi mình vào đó. Do thế, một bước chân chánh niệm, một ánh nhìn thương yêu, một biểu hiện im lặng lắng nghe, hay đơn giản chỉ một nụ cười mang đến với người… tất cả đều là những bài học sinh động và bổ ích. Một người thầy sử dụng thân giáo nhiều hơn khẩu giáo, không chủ trương luận bàn mọi vấn đề trên ngôn ngữ, mà chỉ chú trọng ở hành động, tập trung nơi việc làm; chính sự biểu hiện từ tốn này, người Phật tử đến chùa, luôn quý kính tôn vinh, và noi theo học tập. Trước hết, nó giúp cho người phát sinh tín tâm vào Tam bảo, vì nơi đó, họ tìm thấy ở vị thầy-hiện thân của Tăng bảo-một con người mà mỗi lời nói, việc làrn, đều rất từ kính, oai nghi. Và sau, khi tín tâm phát khởi, sẽ làm trỗi dậy ở họ hạt giống Bồ-đề, vun thêm năng lượng cho tâm linh, gầy dựng rất nhiều sự nỗ lực tinh cần trên đường tu tập. Vì thế, một vị thầy có năng lực vững chãi thật sự, nếu biết sống trọn đời bằng thân giáo, không nhất thiết phải nói hay làm, chỉ cần sự có mặt bình yên của họ, dù ở bất cứ một môi trường nào, cũng xoa dịu sự bất an cho tất cả, và đem đến cho người bao phúc lạc, tươi vui. Tăng chúng phải là hình ảnh đẹp để Phật tử noi theo tu tập. Chúng ta phải là con công giữa đàn gà, là hoa lan trong đám cỏ dại. Đừng nên làm ngược lại những gì mình nói, sẽ mất đi tác dụng giáo hoá, làm thối thất tín tâm của Phật tử.


4/ Nội quy giới luật nghiêm minh:


Bất cứ một tổ chức nào muốn ổn định, thành tựa đều phải có nội quy. Khoá tu Phật thất cũng không ngoại lệ. Người tu Phật là để thành Phật nên nội quy giới luật càng phải nghiêm hơn.


Nội quy giới luật chính là hàng rào vững chắc ngăn chặn mọi tội lỗi, không cho những tập khí, những tâm sở xấu phát sinh. Nơi nào giới luật càng nghiêm thì ‘nơi ấy tu học càng thanh tịnh. Nội quy giới luật đặt ra là để thực hành chứ không phải cho có lệ. Nếu chúng ta lơi lỏng giới luật, chìu lòng Phật tử, để họ tuỳ ý muốn tu thì tu, muốn ngủ thì ngủ, tuy họ cảm thấy thoải mái nhưng sau đó họ sẽ xem thường không còn tôn trọng nội quy giờ giấc tu tập; dẫn đến khoá tu vô tổ chức, không kỷ cương, mất thanh tịnh.


Chúng ta phái thường xuyên nhắc nhở đưa họ vào nội quy giới luật, tuy họ thấy khó chịu nhưng về sau sẽ nhớ mãi, tạo được ấn tượng tốt trong việc tu tập ở hiện tại và mai sau.


5/ Tổ chức tu học hợp lý:


Phật tử tham dự khoá tu có sự khác biệt về giới tính và sức khỏe, vì thế thời khoá tu học phải được sắp xếp hợp lý. Phải kết hợp hài hoà các giờ công phu, nghe pháp, giải lao, ăn uống, ngủ nghỉ, tắm giặt.. sao cho Phật tử không thấy nặng nhọc, tinh thần được thoải mái trong suốt thời gian tu tập.


Một khoá tu nếu đông người, nhiều trình độ khác nhau, chúng ta nên chia ra nhiều cấp công phu tuỳ theo sở thích của mỗi người mà chọn lựa. Như: Cấp 1: Ngồi niệm Phật 15 phút kinh hành 15 phút; Cấp 2: Ngồi niệm Phật 30 phút kinh hành 15 phút; Cấp 3: Ngồi niệm từ 1 giờ đến 2 giờ. Nhờ phân chia như vậy giúp chúng ta giải toả bớt mặt bằng và giúp hành giả đạt được sở nguyện. Vấn đề dẫn chúng niệm Phật cũng cần phải chọn người có giọng tốt. Vì âm thanh niệm Phật trầm bổng kết hợp với tiếng mõ nhịp khánh có tác dụng giúp hành giả dễ nhiếp tâm vào danh hiệu Phật, đồng thời dễ thu hút mọi người đến với khoá tu.


Về việc học, chúng ta nên thỉnh những vị giảng sư có năng lực tu tập và tinh thông pháp môn Tịnh Độ. Vấn đề này cũng phải được cân nhắc, nếu không sẽ trở thành trống đánh xuôi kèn thổi ngược, làm mất tín tâm hành giả tu Phật thất.


6/ Không vì vấn đề tiền bạc:


Người xuất gia học Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Do vậy, mục đích tổ chức khoá tu Phật thất nhằm truyền trao sự nghiệp trí tuệ cho Phật tử. Đến với khoá tu Phật thất có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, người giàu người nghèo, chúng ta nên tránh vấn đề bắt buộc đóng góp tiền bạc. Đối với người nghèo không có tiền đóng góp sẽ mặc cảm không dám đến chùa tu học. Đối với người giàu ỷ mình có tiền cúng chùa sẽ tự cao, khinh khi người không có tiền cúng, tạo thành sự phân chia giai cấp. Tốt nhất vấn đề tiền bạc chúng ta nên để họ tuỳ hỷ đóng góp, ai muốn cúng dường tự bỏ vào thùng công đức.


Mục đích người xuất gia tổ chức tu học cho Phật tử là để hoằng truyền Phật pháp, đem an lạc đến cho mọi người. Phật tử đến với khoá tu là để học pháp, tu tập chúng ta không nên kêu gọi quyên góp tiền bạc. Làm Phật sự, chúng ta tuỳ duyên mà làm. Một khi việc làm của chúng ta thật sự vì Phật pháp, vì mọi người thì hộ pháp và mọi người sẽ vì chúng ta. Cứ tin sâu Phật pháp ắt sẽ được hoàn mãn.


7/ Nơi ăn chỗ ở tiện nghi:


Người xưa có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Vấn đề nơi ăn chỗ ở rất cần thiết cho việc tu học của Phật tử. Đến với khoá tu mà nơi ăn dơ bẩn, ruồi muỗi quá nhiều, chỗ ngủ ẩm thấp, chật hẹp, thiếu mùng mền chiếu gối, nhà tắm nhà vệ sinh không đủ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến tâm lý người tu. Chỗ nghe pháp nơi giảng đường hoặc chỗ công phu nơi chánh điện, chúng ta sắp xếp Phật tử ngồi có thứ tự, hàng lối, khoảng cách hợp lý thoải mái, không quá chật. Nên bố trí quạt điện để giảm bớt sức nóng của người toả ra.


Về vấn đề ăn uống cần phải đặc biệt quan tâm, vì thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ sức khoẻ tu tập, có thể sinh bệnh. Thức ăn nên thay đổi thường xuyên, nước uống cần phải nấu chín. Riêng món ăn phải hết sức cẩn thận, coi chừng ngộ độc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.


8/ Cảnh chùa sạch đẹp, thoáng mát:


Kiến trúc và không gian cảnh quan của một ngôi chùa cũng rất cần thiết cho sự trở về nội tâm an tĩnh của người Phật tử. Một ngôi chùa mà sơn phết màu mè sặc sỡ, chánh điện bố trí quá nhiều hình tượng, hoặc tối tăm u ám, phòng ốc không ngăn nắp, nơi ăn chỗ ở mất vệ sinh, sân vườn rác rưởi bừa bãi chắc chắn sẽ không có sức thu hút người đến chùa.


Đối với người Phật tử đến tham dự khoá tu cũng vậy, sau những thời công phu, họ được thoải mái đi dạo quanh chùa, dưới những tàng cây mát, bên cạnh kiến trúc đẹp, màu sắc trang nhã, không gian thoáng mát trong sạch sẽ tạo cho Phật tử cảm giác dễ chịu, tâm hồn thư thái an lạc. Cho nên chúng ta cũng phải quan tâm đến kiến trúc, màu sắc của ngôi chùa, cách bố trí hình tượng và ánh sáng trong chánh điện, sắp xếp vật dụng nơi ăn chỗ ở ngăn nắp, trồng cây kiểng cho không gian xanh tươi, vệ sinh môi trường thật tốt. Đây là điều kiện cần thiết tạo ấn tượng tốt cho người Phật tử đến chùa tu tập, góp phần thành tựu khoá tu.


Tóm lại: Việc tổ chức khoá tu làm thế nào để cho người tham dự được thoải mái, an vui trang nghiêm và thanh tịnh. Chúng ta nghiêm khắc nhưng không cứng nhắc, thoải mái nhưng không dễ dãi, tuỳ duyên nhưng bất biến thì việc hoằng pháp lợi sinh mới thành tựu và phát triển. Chúng ta phải tạo được sinh khí trong việc tu tập và gây ấn tượng tốt trong lòng Phật tử, để họ luôn nhớ mãi về hình bóng Tam Bảo và không thể xa rời khoá tu. Đến với khoá tu, họ cảm nhận như trở về quê hương, là chỗ dựa vững chắc, là nguồn an lạc hạnh phúc nhất trên cuộc đời này.


Tổ chức được như vậy mới hấp dẫn nhiều người đến tu và chúng ta mới có cơ hội hoằng truyền Phật pháp, phát triển đạo tràng, thiền môn hưng thịnh. Do vậy chúng ta phải đem hết tâm huyết đầu tư cho việc hoằng pháp lợi sinh qua các mô hình tổ chức tu học. Riêng chúng tôi qua kinh nghiệm tổ chức khoá tu Phật thất đã rút ra được: “Tám điều kiện tổ chức khoá tu Phật thất”, xin dâng lên chư tôn đức Tăng Ni tham khảo. Rất mong được sự chỉ giáo của chư tôn đức Tăng ni để việc tổ chức khoá tu Phật thất nói riêng và các đạo tràng tu học nói chung ngày một phát triển vững mạnh.