Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Chùa Nhạn Tháp (Văn Giang, Hưng Yên) – Nốt trầm kỳ bí...

Chùa Nhạn Tháp (Văn Giang, Hưng Yên) – Nốt trầm kỳ bí bên sông Hồng

Lang thang đi dã ngoại tìm hiểu thì thấy, Nhạn Tháp là một ngôi cổ tự nằm ở bãi sông Hồng thuộc xã Mễ Sở huyện Văn Giang – Hưng Yên. Chùa nằm chơ vơ ngoài bãi, vốn được xây trên nền cũ dinh quan Thái uý Trần Ngô Lương – một trong những tướng giỏi của nhà Trần đã trực tiếp đánh bại quân Nguyên – Mông ở trận Đông Bộ Đầu.

Đặc biệt là, trong chùa Nhạn có một sập đá tương truyền do quan Thái Uý trong một trận đi đánh Chiêm Thành mang về. Sập đá do nhiều khối đá lớn ghép lại nhẵn bóng đẹp không thể tả được, được các nhà chuyên môn đánh giá là to đẹp vào loại nhất nhì miền Bắc, nghe các cụ già trong làng nói: miền Bắc có 3 bệ đá thì bệ đá chùa Nhạn Tháp là to nhất, đẹp nhất.

Xã Mễ Sở là nôi ca trù của vùng châu thổ sông Hồng. Ở đây có đền thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Hàng năm đền mở hội ba ngày vào tháng 2 âm lịch đều có hát ca trù tế tổ. Đây là quê hương của thi sĩ Chu Mạnh Chinh (1860-1905). Một người sành điệu về “cầm, kì, thi, họa” với bài ca trù “Hương Sơn phong cảnh” còn truyền tụng đến ngày nay.

Từ Hà  Nội xuôi đê sông Hồng, qua Bát Tràng 10km thì tới chùa Nhạn Tháp. Cảnh chùa bãi ven sông có cái gì đó thoáng đãng, xanh mát lạ lùng: hồ nước, nhà sàn, cây cối um tùm che kín cả ngôi chùa nhỏ nằm ẩn khuất trên quả gò như 1 con rùa khổng lồ đang chuẩn bị trườn xuống sông Hồng.

Sư ông Nhạn Tháp tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn đơn bạc vươn mình trên mặt hồ đang mùa ít nước. Thong thả, lãnh đạm sư ông chia sẻ với chúng tôi mấy câu về đồ gốm, đồ đá trong di sản Việt. Rồi trong bộ nâu sồng của nhà sư miền quê đồng bãi quen sống ẩn tu lập dị khác thói tục, sư ông đưa chúng tôi lên chùa và thăm vãn cảnh quan đầy kỳ bí…

Phattuvietnam.net xin giới thiệu một số hình ảnh ghi được tại chùa Nhạn Tháp:

1 buổi cúng 49 ngày ở chùa Nhạn – đưa vong lên chùa, rất quen thuộc ở đồng bằng sông Hồng

Cành phan rước vong và vài con cua ốc cúng phóng sinh

Ban thờ Mẫu

Bệ thờ cổ bằng đá từ thế kỷ 13 – báu vật quốc gia

Chùa quá nhỏ mà bằng di tích lại quá… to

Chuông cổ đã nhiều lần mất hụt

Cột kinh bia đã mòn mỏi rêu phong trơ mãi với mưa gió nắng và thời gian

Đức Thánh Trần

Hoa bên chùa – tự nhiên và lãng đãng

Lối lên chùa ẩn trong cây và hoa

Lối lên chùa men theo đường hoa và chum nước uống và rửa chân

Nghệ nhân Gốm sứ Bát Tràng Trần Độ tu ở chùa Nhạn

Họa sĩ nhà điêu khắc Đặng Đức Thanh tu ở chùa Nhạn

 

Nhà sư và họa sỹ – những người bạn đồng tu

Sư ông chùa Nhạn