Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Chùa vàng chùa bạc

Chùa vàng chùa bạc

67

Ngôi chùa được xây dựng dự kiến trong 30 năm. Từ xa, có thể thấy tháp Đa Bào thờ xá lị chín tầng, cao 60m. Tháp Tổ khai sơn, nơi thờ hoà thượng Thích Giác Đạo, một tượng Phật nghìn tay bằng gỗ chạm trổ tỉ mỉ, cách điệu. Trung tâm ngọn đồi là Đại Hùng bảo điện, với 3.000 phù điêu khắc hoạ hình tượng đức Phật nhũ bạc đúc liền vào bề mặt các bức tường, mỗi bức mang một thần thái khác nhau của Phật Thích Ca. Không khí Niết Bàn còn được cô đặc lại bởi hàng chục bức tượng Bồ Tát thếp nhũ vàng đặt dọc hai bên bệ thờ Phật tổ. Cánh cửa chính của bảo điện được làm từ những tấm gỗ lim khổng lồ, có hai pho tượng La Hán bằng gỗ cao 5 mét sơn son trấn giữ hai bên cửa. Chỉ riêng việc thực hiện các bức phù điêu cho các bức tường có tổng diện tích khoảng 900 mét vuông bên trong gian bảo điện đã mất 6 năm, với hàng chục tốp thợ thủ công thay nhau làm việc ngày đêm.








Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. Ảnh: Ngọc Anh


La Hán đường nằm dưới chân đồi, trên một khuôn viên rộng 1.000 mét vuông, thờ phụng 500 vị La Hán, những tác phẩm nghệ thuật do nghệ nhân làng mộc Đồng Kỵ , Bắc Ninh, thực hiện. Hơn ba năm làm việc cần mẫn, các nghệ nhân mới hoàn thành hơn 100 tượng. Du khách sẽ hoàn toàn bị mê hoặc bởi những đường nét chạm trổ uyển chuyển mô tả thần thái trên từng gương mặt tượng, vẻ mềm mại thoát tục của lớp vải lụa trên mặt gỗ. Có tượng chỉ cao 1 mét, và cũng có rất nhiều tượng cao trên 3 mét, chạm khắc tinh xảo từng chi tiết và hoàn toàn không sơn phủ.


Dự kiến hoàn tất vào năm 2027, nhưng từ bây giờ ngôi chùa đã xứng đáng là một điểm du lịch văn hoá ở phố núi Pleiku.


Phước Tiến







Ngôi chùa do Hoà thượng Thích Giác Đạo khai mở năm 1964. Đến năm 1972 nhà chùa đã định tái thiết lại, mở mang khuôn viên đồng thời xây dựng một số hạng mục mới nhưng rồi không thực hiện được. Mãi đến năm 1997 chùa Minh Thành chính thức được khởi công trở lại với một kế hoạch xây dựng dự kiến sẽ kéo dài trong 30 năm.