Trang chủ Diễn đàn Phân biệt chính đạo và tà đạo

Phân biệt chính đạo và tà đạo

2168

Trước khi đi vào bài viết, tôi xin trích dẫn một câu nói của Hoà Thượng Thích Thanh Từ: “Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích-ca Mâu- ni là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh.

Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật không chỉ dạy các môn đồ mà còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong Tạng kinh chứa đựng đầy những chân lý, dù trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm.

Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ”.

Có lẽ không chỉ bậc đại HT.Thích Thanh Từ là người nhìn thấy chân lý nhiệm mầu qua các tạng kinh Phật sau 25 thế kỷ còn nguyên vẹn mà hầu hết những bậc đạt đạo, cao tăng, pháp sư…càng đi sâu vào con đường phật pháp họ càng thấy những điều đức Phật nói (trong tạng kinh) là chính xác, chính xác đến không ngờ.

Một điều dễ nhận thấy, những vị cao tăng càng đắc đạo thì tâm càng sáng, lòng từ bi càng lớn, trí tuệ càng siêu việt và càng sùng bái bậc đại sư Thích Ca Mầu Ni Phật của mình. Họ tôn kính và sùng bái vì họ đã hiểu những điều Ngài đã nói và họ đã chứng được những điều Ngài đã chứng khi đi đúng con đường Ngài chỉ dậy.

Vì vậy, để phân biệt chính, tà trong đạo Phật chúng ta phải dựa vào những lời  từ kim khẩu Phật thuyết (các tạng kinh). Tất cả những lời giao giảng không từ kim khẩu của đức Phật hoặc diễn giải sai hoặc phủ nhận kinh Phật đều được cho là tà đạo trong  Phật giáo.

Chính đạo

Thực tế, để phân biệt đâu là tà đạo đâu là chính đạo đối với các vị tu sĩ xuất gia và những người hiểu sâu về các thuyết lý nhà Phật không có gì là khó. Chỉ có những cư sĩ tại gia – những người không đủ thời gian dành cho Phập pháp  mới dễ bị lầm lạc trước những nguỵ ngôn tà thuyết.

Kinh điển Phật thì bao la, lại được trích dịch từ các nguồn khác nhau. Do căn cơ  chúng sinh không đồng nhất nên Ngài phải dùng các pháp phương tiện khác nhau để giáo hoá nhưng điều đó không có nghĩa thuyết lý nhà Phật là mâu thuẫn, đối kháng.

Nếu bạn nghiên cứu sâu, hoặc được nghe các vị tăng đắc đạo giảng thì bạn sẽ thấy nó rất thống nhất, chính xác và phù hợp cho mọi căn cơ của từng người

Vậy để biết đâu những bài giảng chính đạo, theo kinh nghiệm của tôi, những tăng sĩ giảng đạo cẩn phải có những yếu tố, nếu vị nào có đầy đủ cả ba yếu tố sau thì càng tuyệt vời :

– Thứ nhất, những vị tăng sĩ đó phải có công đức, đã tạo nhiều phúc cho chúng sinh, được nhiều người mến mộ.

– Thứ hai, những tăng sĩ được công nhận bởi Tăng đoàn.

– Thứ ba, những tăng sĩ có tăng tướng giải thoát, thể hiện một mức chứng ngộ nhất định.

Cũng giống như, nếu bạn không thiền thì bạn không thể hiểu được thế nào là sự tĩnh tịch, thế nào là hỷ lạc sinh ra từ định, thế nào là âm thanh vi diệu của vũ trụ… Nếu bạn không tụng kinh thì bạn không thể hiểu được sự mầu nhiệm, những linh ứng từ “cảm ứng đạo giao nan tư nghì” của mỗi người do duyên nghiệp mà có.

Các bậc cao tăng dù có giảng cho bạn cách nào thì cũng chỉ là những ngôn từ của thế gian. Bạn phải tự chứng từ kinh nghiệm thực hành “Tự đốt đuốc mà đi”.

Khi bạn đã chứng được rồi thì vị pháp sư chỉ cần nói đến là bạn hiểu. Vì vậy, mới có các công án giữa vị thầy với các đệ tử mà với trí tuệ thế gian không bao giờ hiểu được. 

Trong cuộc đời mình, tôi đã được nghe nhiều bài giảng của các vị thầy. Nhưng có lẽ tôi được sự may mắn là có duyên (đã được nghe) các vị thầy như:  HT.Tuyên Hoá, pháp sư Tịnh Không (Trung Quốc), pháp sư Pháp Vân (Mỹ), HT.Thích Thanh Từ, HT.Thích Trí Quảng (Việt Nam)… Đó là những vị giảng sư khá nổi tiếng, đều là các vị chân tu, đã đạt được mức quả vị Phật khá cao.

Mỗi một bậc cao tăng đều có những điểm mạnh riêng. Nếu như HT.Tuyên Hoá chuyên về các ma chướng trong 50 ngũ ấm ma và tính vi diệu, bất khả tư nghì của các thần Chú thì HT. Thích Thanh Từ lại có lỗi diễn giải nhẹ nhàng gần gũi giản dị nhưng rất thâm sâu về thiền tông, về những khó khăn mà các hành giả tu thiền sẽ gặp phải.

HT.Thích Trí Quảng là một bậc đại sư có tướng giải thoát với những bài giảng khúc chiến, trí tuệ rút gọn hệ thống được nhiều giáo lý làm cho người nghe phải tâm phục khẩu phục.

Pháp sư Tịnh Không thì an nhiên tự tại, luôn mang lại cho mọi người tâm trạng vui vẻ, và ngộ ra được nhiều điều từ pháp Phật. Đó là những vị thầy mà chúng ta có thể tin tưởng một cách tuyệt đối. Còn rất nhiều các bậc cao tăng trước đó mà  tôi không có duyên được nghe thuyết  pháp..

Tà đạo

Như mọi người đã biết, kiến thức Phật thì bao la, cao siêu, uyên áo, thâm sâu. Văn tự kinh điển lại là ngôn ngữ cổ nên rất khó hiểu. Trong hàng tăng sĩ,  không phải vị nào cũng có trình độ trí tuệ, giác ngộ Phật pháp như nhau nến sự tiếp nhận giáo nghĩa kinh điển cũng có sự nông sâu không giống nhau.

Đây cũng là nguyên nhân của sự khác biệt trong các bài giảng của các vị giảng sư  có cùng chủ đề.

Pháp sư Tịnh Không công nhận, bộ Kinh Kim Cang tôi giảng cách đây 20 khác rất nhiều so với bây giờ. Càng niệm Phật tôi càng vỡ ra được nhiều điều trong từng câu, từng chữ của kinh.

Kinh điển Phật không thay đổi chỉ có người giảng giải nó thay đổi. Điều hướng tới của các vị giảng sư là diễn giải được hết những áo nghĩa thâm sâu trong kinh Phật chứ không phải chứng minh tính đúng sai của nó trong cuộc sống.

Thật sự, để phân biệt đâu là Tà đạo trong Phật pháp không có gì là khó. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, có không ít đoạn đức Phật đã nói với các vị đệ tử của mình “Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật. Không như lời nói đó, tức là lời đó của ma ba tuần (thiên ma). Câu nói đó đã chứng minh một điều tất cả những điều nói ra từ kim khẩu của Phật là Phật đạo còn nói không đúng như vậy là tà đạo, ngoại đạo nói.

Nếu các hàng Tỳ kheo, tâm như dây đàn thẳng, tất cả đều chân thật mà vào Tam ma đề thì hẳn không có các ma sự. Tôi ấn chứng người đó thành tựu được vô thượng tri giác của các hàng Bồ tát, Thanh văn. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật. Không như lời nói đó, tức là lời nói đó của ma ba tuần (thiên ma)”.

Trường hợp của thày Thông lạc từ nhận mình đã chứng Tứ Thiền, Tam Minh, đắc quả vị A La Hán đối chiếu theo kinh Phật thầy sẽ mắc tội gì?

Trong kinh thủ lăng nghiêm Đoạn 4 – Quyết định đoạn lòng vọng “Nếu mắc phải đại vọng ngữ thì tam ma đề không được thanh tịnh, thành giống ma ái kiến mất giống Như Lai, tức như chưa được gọi rằng được; Chưa chứng gọi rằng chứng. Hoặc để cầu thế gian tôn trong tột bậc, bảo người khác rằng : Nay tôi đã chứng được quả Tu Đà Hoàn….Bồ tát trong thập địa hay trước thập địa.

Tôi bảo các hàng bồ tát A La Hán, sau khi tôi diệt độ rồi hiện ra thân, sinh ra trong đời mạt pháp kia….để khen ngợi Phật thừa với những người đồng sự, khiến cho thân tâm họ vào được Tam ma đề nhưng rốt ráo không được bảo rằng tôi thật là bồ tát, thật là A La Hán, khinh xuất nói với những người chưa học làm tiết lậu mật nhân của Phật.

Chỉ trừ những lúc lâm chung, hoặc chăng thầm có những lời di chúc. Làm sao lại còn lừa gạt chúng sinh thành tội đại vọng ngữ….Ây gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ 4 của các Đức Như Lai Tiên Phật Thế Tôn….”

Qua đoạn kinh trên ta thấy, ngay cả những vị Alahan, Bồ tát sau khi Phật diệt độ hiện thân sinh ra trong đời mạt pháp cứu độ chúng sinh cũng không được tự bảo rằng tôi là Alahan là Bồ Tát.

Chỉ trừ khi lâm chung có di chúc để lại mới được xưng danh. Nếu tự nhận mình là như vậy là mắc tội đại vọng ngữ thành giống ma ái kiến mất giống Như Lai.

Đại sư Vĩnh Minh – Diên Thọ được người đời truyền tụng là hóa thân của Phật A Di Đà nhưng trong 72 năm thị hiện làm Tăng ở Ta bà không ai biết được. Chỉ đến những giờ phút sau cùng, lúc thị hiện nhập Niết-bàn, mới dùng phương tiện nói cho hàng tăng kẻ tục biết Ngài là Phật A Di Đà hóa thân để tăng trưởng tín tâm, phát tâm niệm Phật, cầu vãng sanh Tây phương Tịnh độ.

Tam minh theoPhật đạo là : Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh là nội dung chứng ngộ của Phật. Đặc biệt chỉ có Phật mới có đầy đủ Ba minh trong ý nghĩa trọn vẹn nhất, mặc dù trên lộ trình tu tập, Ba minh luôn được coi là những thành quả sau cùng của một hành giả đắc đạo.

Trên thực tế các vị thiền sư đắc đạo cũng chỉ đạt được đến ngũ thông (tức là chưa đạt được Lậu tận thông). Không biết thầy Thông lạc bị tẩu hoả nhập ma đến mức nào mà tự nhận mình chứng quả vị ngang hàng với Phật.

Các vị Tăng sĩ giảng kinh Phật vì sao được gọi là những sứ giả của Như Lai? Vì họ là những người truyền bá kinh Phật cho mọi chúng sinh hiểu, làm theo để giải thoát mọi nỗi khổ niềm đau.

Thầy Thông Lạc không những diễn giảng sai về kinh Phật mà còn phủ nhận hầu hết những điều trọng yếu trong kinh Phật thì không được quyền mang họ Thích, không được quyền vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi toà Như Lai.

Trong Kinh Ba minh Vacchagotta, đức Phật đã nói với một du sĩ ngoại đạo khi vị du sĩ này hỏi Ngài về nội dung chứng ngộ Vô thượng Chính đẳng Chính giác. (Bạch Thế Tôn, những điều mà người ta nói như vậy có đúng với sự thực không, họ có vu khống Đức Thế Tôn không? Đức Phật đáp rằng, họ nói như vậy là “không đúng với điều Ta đã nói, là vu khống Ta”).

Tôi trích dẫn đoạn Kinh trên để cho bạn đọc hiểu về tầm quan trọng của việc diễn giải kinh Phật. Tôi không biết quy định của GHPG Việt Nam về việc đưa các tăng sĩ đi truyền bá Phật Pháp thế nào. Nếu vị tăng sĩ đó chưa đủ công đức, phước hạnh, chưa đủ trí tuệ… thì người thiệt thòi nhất đó chính là các cư sĩ tại gia.

Thật sự từ lâu tôi đã nghe thầy Thông Lạc giảng qua những video phát tán trên mạng. Khi tiếp nhận thông tin này, trong tôi luôn trào lên sự xót xa, thương cảm.

Thương xót cho một vị tu hành bỏ cả một kiếp người mà không chứng được gì lại còn bị gặp ma chướng. Thương xót cho các tăng sĩ không biết nhân duyên gì mà lại tu ở chùa của thầy. Thương xót cho các cư sĩ tại gia bỏ cả công ăn việc làm để đến nghe những lời ma mị của thầy.

Thực tế, trên mạng đã có những bài phản biện của các vị tăng sĩ, nhưng vẫn chưa vạch rõ được trắng đen của vấn đề để cho các cư sĩ tại gia tin tưởng tránh đi những quan điểm tư tưởng của thầy Thông Lạc.

Trong cuộc sống không chỉ có những vị tăng sĩ xuất gia đi ngược với kinh điển Phật bị cho là tà đạo, mà ngay cả những vị đạo sĩ mượn danh nghĩa Phật để  diễn giải theo thiên kiến của riêng mình lừa dối, làm hại mọi người cũng là tà đạo.

Thông thường con người thường bị mê hoặc trước những ngôn từ phẩm hạnh, đạo đức…những tà sư thường là những kẻ diễn thuyết hay, nhất là khi họ thường dùng những giáo lý của các tôn giáo lớn như đạo Phật để thuyết giảng.

Sở dĩ, các tà sư, ngoại đạo như Thanh Hải, OSo… hiện nay vẫn còn được khá nhiều người  theo học là bởi vì họ dùng những thuật ngữ khéo léo hợp với tâm lý người nghe để rao giảng.

Đối với những người có duyên sâu với nhà Phật, chúng ta cũng không có gì lạ cho việc bênh vực của các đệ tử trước các vị họ cho là minh sư của mình.

Vì sao trong mọi thời đều có các vị tà sư mượn danh Phật để lừa gạt, mê hoặc lòng người.  Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã chỉ rất rõ, do trong tiền kiếp người tu hành đã có lòng thâu đạo tức là đã sử dụng Phật đạo để mang lại lợi ích cho cá nhân mình.

Đoạn 3: Chỉ về quyết định đoạn lòng thâu đạo – …nếu không đoạn được lòng thâu đạo thì chắc phải lạc vào tà đạo. Hạng trên thì thành tinh linh, hạng giữa thì thành yêu mị, hạng dưới thì thành tà đạo bị các loài quỷ mị nhập vào. Các bọn tà đạo kia cũng có đồ chúng mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô thượng. Sau khi tôi diệt độ rồi, trong đời mạt pháp có nhiều hạng yêu mị tà đạo ấy sôi nổi trong thế gian, chúng lên núp gian dối tự xưng là thiện trí thức …lừa gạt kẻ không biết doạ dẫm khiến cho mất lòng chính tín.

Do vậy mà, những tà sư mượn danh Phật đạo không chỉ xuất hiện trong quá khứ, trong hiện tại mà sẽ có ở trong tương lai khi mà các vị tăng sĩ xuất gia còn lợi dụng Phật đạo mang lại lợi ích cho riêng mình.

Đạo Phật là con đường do Đức Phật truyền đạt : "Con đường ấy đã được thực nghiệm, thực chứng". Ngài chỉ dạy những gì Ngài đã thực nghiệm, cần thiết cho đời sống thoát khổ.

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mầu Ni Phật!