Trang chủ Thời đại Xã hội Phát biểu của Đức Dalai Lama về kinh tế

Phát biểu của Đức Dalai Lama về kinh tế

66

Phải chăng một nền kinh tế chính đáng phải được công minh hơn như thế. Những đớn đau của mỗi người trong số họ sẽ được suy giảm đi. Phân phát cho nhau là một niềm hạnh phúc thật sự. Niềm hạnh phúc ấy có thể biến cái được biết bao nhiêu kiếp người”.


“Mọi vật thể đều biến đổi một cách thật tinh vi, nhưng chúng đều tự biến cải được. Càng lúc những người làm kinh doanh, các khoa học gia, các nhà chính trị càng chú ý nhiều hơn đến vấn đề tâm linh.


Thế giới vật chất cho thấy những giới hạn của nó, những người điều khiển thế giới đó đều ý thức được sự kiện ấy, vì thế một số người đã bắt đầu tìm kiếm những giải pháp trong các lĩnh vực mà gần đây đối với họ còn quá xa vời với thực tế và không hàm chứa một ý nghĩa cụ thể nào”.


“Các chuyên gia kinh tế sẽ biết khai triển lòng nhân ái và từ bi trong lĩnh vực của họ khi họ ý thức được những hậu quả tiêu cực từ chính những hành vi của họ”.


“Nhân đạo hoá tài chính và kinh tế có nghĩa là tự mở rộng lòng mình và chấp nhận nhìn thấy những hậu quả của những tác động từ những lĩnh vực ấy gây ra, nhất là cho những nước nghèo đói.


Ý thức được những điều trên đây quả thật cần thiết hơn là những gì trong những vùng giàu có trên thế giới hiện nay đang phải đối đầu với tình trạng xã hội càng ngày càng mất thăng bằng trầm trọng, đang xảy ra từ bên trong hệ thống tổ chức của những vùng giàu có ấy”.


“Quả thật hết sức rõ ràng tiền bạc là những gì cần thiết, nhưng nếu xem tiền bạc tự nó hội đủ điều kiện để tạo ra một sức mạnh cho riêng nó, và từ đó xem tiền bạc có thể giải quyết tất cả những vấn đề vật chất và những điều kiện hiện hữu của chúng ta, nhất định là một sai lầm nghiêm trọng”.


“Quả thật quan trọng hơn khi đạt được một tâm thức lành mạnh, tích cực, nhân ái và hào phóng hơn là tích luỹ của cải và tiền bạc”.


“Tình trạng mất thăng bằng về kinh tế giữa Bắc và Nam thật là kinh khiếp. Biết bao nhiêu vấn đề phát sinh từ sự bất công đó, từ cái hố sâu kinh tế đó. Có lẽ hợp lý hơn khi giúp đỡ những người này hay những kẻ khác trong bối cảnh địa phương của họ, như thế có thể tránh được những khổ đau của cảnh huống tha phương cầu thực, tránh được phong trào bảo thủ gia tăng. Không có một cá nhân con người nào khi đã mất gốc lại có thể tìm thấy hạnh phúc”.


“Có được tiền bạc và biết sử dụng nó để giúp đỡ những người chung quanh chính là biết thuận theo những thúc đẩy tích cực. Ngược lại, nếu chỉ ám ảnh bởi nhu cầu phải có nhiều của cải hơn nữa để phục vụ cho lợi ích riêng mình, gia tăng thêm sự giàu có cho riêng mình bằng cách gây ra thiệt thòi cho kẻ khác, buôn bán khí giới, khai thác súc vật, sử dụng trẻ em và con người như những kẻ nô lệ; khuếch trương những phương tiện tai hại ấy thật hết sức tai hại, nó sẽ đưa đến, vào một lúc nào đó, những khổ đau không bờ bến”.


“Sự giàu có có thể tự nơi nó đã là một cảnh huống nô lệ”.