Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Phát hiện 2 cuốn sách đồng ở chùa Bút Tháp

Phát hiện 2 cuốn sách đồng ở chùa Bút Tháp

105
Câu chuyện lan xa rất nhanh và những nhà quản lý văn hóa và di sản địa phương tỉnh Bắc Ninh đã có mặt. Khi xác định đây là cổ vật phát lộ, ngay lập tức hai cuốn sách đồng đã được lập biên bản và địa phương đã mời các chuyên gia về di tích, cổ vật tới để tham vấn. Đại diện Cục Di sản văn hóa, Sở VH-TT&DL Bắc Ninh, Ban quản lý di tích, Bảo tàng Bắc Ninh đã kịp thời có mặt để đưa ra những biện pháp bảo vệ đồng thời tiến hành nghiên cứu bước đầu để xác định giá trị lịch sử của những cuốn sách độc đáo.

 

Mỗi cuốn sách có kích thước 14,4 x 25cm, chữ Hán được khắc chìm rất đẹp và rõ nét như mới ở cả hai mặt. Cuốn thứ nhất với 23 trang sách đồng có tên “Đại phương Quảng hoa nghiêm kinh Hải hội Phật”. Trên sách có niên đại khắc: Vĩnh Bảo (1660). Quyển thứ 2 có 33 trang sách đồng chưa rõ tên.

Hiện tại chưa biết có trả bản gốc cuốn sách về tháp đá hay không. Theo nhà chùa thì sẽ xin lại bản gốc bộ sách để hoàn trả vào chỗ của nó trên ngọn tháp đá trước khi đặt khối đá đỉnh tháp nặng 350 kg.

Cho tới nay, chúng ta đã phát hiện được một số cuốn sách đồng như cuốn “Cầu Không từ ký” ở Cầu Không, thôn Văn An xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam là cuốn sách đồng cổ nhất. Ngoài ra còn có cuốn sách đồng ở Đông Lao (Hoài Đức, Hà Nội); 4 cuốn đồng thư triều Nguyễn ở Quảng Nam và cuốn sách đồng làng Mai Phúc xã Ngọc Thụy, Gia Lâm (Hà Nội)…

 
Hiện tại sở VH-TT&DL Bắc Ninh đang đề nghị giữ lại 2 cuốn sách quý trong thời gian 60 ngày để nghiên cứu và phục chế phó bản. Theo nghiên cứu bước đầu đây là cuốn sách Kinh Phật được xem như đồ tuỳ táng của một nhà sư được Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc tổ chức an táng trong ngôi tháp tại chùa vào thế kỷ XVIII.
 
Bìa cuốn sách đồng