Trang chủ PGVN GHPGVN Sự phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer trong lòng Giáo...

Sự phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer trong lòng Giáo hội và đất nước 25 năm qua

171

Hội thảo về kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một việc làm rất có ý nghĩa, nhằm ôn lại quá trình lịch sử thống nhất Phật giáo cả nước, là sự nỗ lực kiên trì của Chư Tôn Giáo Phẩm cùng những người con Phật. Vì 25 năm không đủ dài so với chặng đường dựng nước và giữ nước của Tổ tiên, nhưng qua hơn 9 ngàn ngày hoạt động không kể gian lao, chẳng từ khó nhọc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì quả là không ngắn. Nhớ lại những ngày đầu khi 9 anh em (9 Hệ phái Phật giáo) cùng ngồi lại với nhau: bàn bạc và thảo luận để nói lên bốn chữ vàng sáng chói “PHẬT GIÁO VIỆT NAM”. Để rồi hôm nay Đảng và Nhà nước mở đã ra chân trời mới đưa “Dân Tộc – Tôn Giáo” vào một chính sách lớn. Đây là tiền đề cho Phật giáo Việt Nam xuôi dòng phát triển, và cũng là tiền đề cho Hội Đoàn Kết Sư Sãi Miền Tây Nam Bộ có cơ hội thuận lợi cống hiến sức mình cho sự nghiệp ích đạo lợi đời, cho sự nghiệp chung của đất nước.


HT. Danh Nhưỡng được suy tôn Phó Pháp Chủ GHPGVN, kiêm Phó Ban Tăng Sự Trung ương.




  • HT. Dương Nhơn: Phó Chủ Tịch hội Đồng Trị Sự GHPGVN


  • TT. Đào Như: Ủy viên Thư Ký Hội Đồng Trị Sự GHPGVN đặt trách Phật giáo Nam Tông Khmer.


  • Văn Phòng 2 TW tại Tp HCM đã giúp cho Phật giáo Nam Tông Khmer tổ chức nhiều cuộc họp đạt kết quả khả quan tại chùa Candarangsây (Chanh Tarangsây).


  • Nét mới của Phật giáo Nam tông Khmer là tiến hành bổ nhiệm trụ trì và thành lập Ban Quản trị cho các Chùa.


  • Đặt biệt GHPGVN, thông qua Ban Tôn Giáo Chính phủ trợ giúp cho tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam Tông Khmer tại tỉnh Sóc Trăng, Kiêng Gian và Thành phố Cần Thơ, bàn về 06 giải pháp của Ban Tôn giáo Chính phủ đối với Phật giáo Nam tông Khmer và kiểm điểm đánh giá những ưu điểm, những tồn đọng cần rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

– Về Giáo Dục:




  • Đối với chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer theo cách đánh giá hằng năm có những tiến triển tích cực cụ thể như: hàng chục ngàn con em đồng bào Dân tộc đến Chùa học lớp cơ sở (song ngữ Khmer-Việt) trong những ngày nghỉ hè, hơn 200 lớp sơ cấp Pali, Vini với trên 3.500 sư theo học.


  • 01 Trường Pali Nam Bộ mỗi năm thu nhận 50 vị Tăng sinh, chương trình học 4 năm.


  • Tại chùa Khleang- Sóc Trăng: mở thêm Trường BTVH Trung cấp Pali Nam Bộ với tổng kinh phí trên 28 tỷ đồng.


  • Ban Tôn giáo Chính phủ và GHPGVN cho ra mắt Học Viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp Cần Thơ, chuẩn bị khai giảng và học tạm tại Chùa Pôthisômrôm, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Tp Cần Thơ với số lượng Tăng sinh từ 60 đến 100 vị. Hiện nay đang xúc tiến việc in ấn giáo án, giáo tài và Kinh sách đọc tụng cho chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer. Về in ấn kinh sách, tính đến nay đã in ấn và cấp phát được 135.000 đầu sách các loại và in xong mẫu giấy chứng nhận Tu sĩ (Tỳ Khưu và Sa Di).

– Về Ban Phật giáo Quốc Tế: Chư Tôn Giáo Phẩm Phật giáo Nam tông Khmer hiện tham gia vào Ban Phật giáo Quốc tế gồm có:




  • Hoà Thượng Dương Nhơn tham gia đoàn đi dự Đại hội Phật giáo vì Hoà Bình (ABCP) tại Mông Cổ.


  • Thượng Toạ Đào Như cùng Ban Tôn giáo Chính Phủ, GHPGVN đi dự Hội nghị về “Tự Do Tôn Giáo” tại Hoa Kỳ hồi tháng 5 năm 2002.


  • Hoà Thượng Dương Nhơn trưởng đoàn, HT. Thạch Sok Sane, TT Đào Như tham gia đoàn GHPGVN đi thăm và làm việc chính thức với Giáo hội Phật giáo Campuchia và Giáo hội Liên Minh Phật giáo Lào từ ngày 20 đến ngày 28 tháng 10 năm 2005. Sau đó quý Ngài cùng với Văn Phòng 2 GHPGVN tại Tp HCM tiếp đoàn Giáo hội Liên Minh Phật giáo Lào đến thăm Việt Nam tại Hà Nội và Tp HCH từ ngày 20 đến ngày 28 tháng 12 năm 2006.


  • Đào tạo chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer du học nước ngoài gồm có: Miến Điện 01 vị; Thái Lan 08 vị; Tích Lan 01 vị.

– Về Văn Hoá và Nghi Lễ: Nhà Chùa theo Phật giáo Nam tông Khmer chính là trung tâm văn hóa luôn giữ bản sắc của người Dân tộc. Đặc điểm của người Dân tộc Khmer là gắn liền với Phật giáo, vì các Sư đến Chùa tu đều là con em của đồng bào Dân tộc. Chùa Phật là nơi tu hành của các vị Sư – là cội nguồn, là nơi làm lễ của đồng bào Dân tộc với Ông-Bà, Cha-Mẹ, là trung tâm văn hoá, là môi trường đạo đức và là nơi giáo dục đào tạo con em của đồng bào Dân tộc.

Đây là những thành quả khiêm tốn mà Hội Đoàn Kết Sư Sãi Miền Tây Nam Bộ- gọi chung là Phật giáo Nam Tông Khmer gặt hái được. Điều đáng ghi nhận ở đây là những thanh quả ấy đều nhờ sự quan tâm đúng mức của Chính phủ, sự hướng dẫn tận tình của các cấp Giáo hội, và sự đoàn kết hài hoà của nội bộ Tăng đoàn. Đúng như lời Đức Phật dạy: ngày nào Tăng đoàn hội họp và giải tán trong tinh thần đoàn kết thì Chánh pháp sẽ còn toả sáng nơi thế gian.