Trang chủ Thời đại Truyền thông Thuyết pháp “studio show”

Thuyết pháp “studio show”

107

Trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, biểu diễn nghệ thuật, chúng ta thường nghe nói đến cụm từ “live show”.

“Live show” được dùng với nhiều nghĩa. Ngoài việc chỉ hoạt động truyền dẫn phát sóng trực tiếp một sự kiện ngay khi sự kiện đó đang diễn ra, “live show” còn được dùng để chỉ các chương trình audio – video ghi âm, ghi hình tại nơi diễn ra sự kiện, bên ngoài studio ghi âm truyền hình, với sự nguyên trạng của sự kiện như nó đã diễn ra, không sửa chữa, biên tập, cắt xén…

Khi phát, chương trình được gọi là “tape live show”. Các chương trình ghi âm, ghi hình thuyết pháp, được thu âm, thu hình những buổi thuyết pháp có đông người tham dự tổ chức tại giảng đường, hội trường, chánh điện, lễ đài… có thể coi là các live show thuyết pháp, dù không được phát thanh truyền hình trực tiếp.

Hầu như  tuyệt đại đa số các chương trình ghi âm ghi hình thuyết pháp đều là “live show”.

Khác với  “live show” là các chương trình được tạm gọi là “studio show”. Nhưng studio show không chỉ là những chương trình được thực hiện tại studio phát thanh hay truyền hình. Xin lấy một ví dụ để dễ hiểu: Một vở kịch được quay hoàn toàn ngoại cảnh (không có khán giả) vẫn được coi là một studio show. Nhưng cũng vở kịch đó, lại được thu hình trên sân khấu rạp hát lúc đang trình diễn cho khán giả xem, thì khi phát được coi là “tape live show”.

Các chương trình thuyết pháp ghi âm ghi hình rất hiếm có dạng “studio show”, khi vị giảng sư chỉ thuyết pháp với micro hay cùng với camera, không có đại chúng thính pháp tại chỗ. Điều này rất đáng tiếc, vì studio show là dạng chương trình đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, có thể thực hiện một số lượng lớn chương trình trong một thời gian ngắn, bảo đảm chất lượng âm thanh, hình ảnh; có thể sửa chữa, biên  tập, thực hiện lại một phần nếu cần.

Đối với chư tôn đức giảng sư, thực hiện studio show là điều có thể khó khăn, vì xem ra đó là đóng giả một buổi thuyết pháp. Nhưng thật ra, trong ngành phát thanh truyền hình, studio show là một thể loại quen thuộc, cả đối với tôn giáo.

Ngay từ khi phát thanh mới phát minh và bắt đầu triển khai tại châu Âu, Hoa Kỳ, những cha cố Catô và Tin Lành đã sớm thực hiện các studio show giảng đạo. Chính nhà bác học người Ý phát minh ra phát thanh sóng điện từ Marconi đã lắp đặt tại Vatican một studio phát thanh, dùng để thực hiện các studio show phát thanh tôn giáo đầu tiên trên thế giới.

Trong giai đoạn đầu của kỹ thuật phát thanh, phương tiện ghi âm chưa hoàn thiện, người diễn giả trong các studio show tuy không có công chúng tại studio, nhưng vẫn có hàng chục vạn thính giả vẫn đang nghe diễn thuyết trực tiếp..

Ngày nay, tuy phương tiện ghi âm, ghi hình hoàn thiện nhiều show thực hiện tại studio, nhưng vẫn phát live (trực tiếp), để tạo sự sống động hào hứng.

Như vậy, buổi đầu diễn thuyết bằng studio show, diễn giả  vẫn không bị cảm giác đóng giả.

Để giải quyết cảm giác không thuận lợi này, các đạo diễn chương trình phát thanh truyền hình giải quyết bằng vấn đề bằng nhiều giải pháp: hội trường hóa studio (như nhà hát truyền hình, Đài Truyền hình TPHCM, vẫn là một dạng studio), hay tổ chức một số khán giả tượng trưng, khán giả giao lưu qua cầu truyền hình, qua mạng…

Cách tổ  chức khán giả tượng trưng rất thích hợp đối với “studio show” thuyết pháp Phật giáo. Chư  tôn đức thuyết pháp trong phòng thu tại chùa với một số ít người thính pháp tượng trưng, chủ yếu  để ghi âm, ghi hình phổ biến rộng rãi.

Tuy thuyết pháp một mình với máy ghi âm là điều khó, nhưng vẫn có vị giảng sư Phật giáo thực hiện rất tốt các chương trình thuyết pháp studio show, điển hình là Hòa thượng Từ Thông.

Theo lời Hòa thượng, sau khi các lớp giảng của ngài tại chùa Vĩnh Nghiêm kết thúc, nghĩa là kết thúc việc thực hiện các “live show” thuyết pháp, ngài là lui về ẩn cư tại thảo am miền quê và vẫn tiếp tục việc thuyết pháp với các chương trình “hướng dẫn tu học từ xa”, bằng các chương trình ngài tự ghi âm tại thảo am, tức là bắt đầu “studio show”

Trong vài tháng, Hòa thượng đã thực hiện 100 kỳ chương trình hướng dẫn tu học từ xa, tức 100 studio show, một kỷ lục, nếu so với số lượng buổi giảng tương tự được thực hiện trong hơn hai năm khi hòa thượng lưu trú tại TPHCM, giảng dạy hàng tuần.

Trong các chương trình nói trên, Hòa thượng cho biết ngài thường ghi âm lúc sáng sớm hay về khuya (có lẽ để không tiếng ồn). Chất lượng file âm thanh phổ biến trên mạng mà tăng ni Phật tử đều có thể  dễ dàng down load xuống nghe rất tốt, tốt hơn chương trình “studio show” ghi ở chùa Vĩnh Nghiêm thời gian trước đó.

Hòa thượng cũng cho biết cũng có gặp khó khăn với máy móc, nhưng hình như trở ngại đáng kể nhất là chỉ một lần Hòa thượng nói xong nhưng không ghi được vì quên mở máy.

Xem thế, studio show thuyết pháp là dạng chương trình có  thể dễ dàng nhân rộng, đặc biệt là đối với những vị tôn túc cao niên, việc lên lớp giảng pháp khó khăn. Trường hợp hòa thượng Từ Thông là đã ngoài 80 tuổi, vẫn có thể thực hiện mỗi ngày một “studio show”.

Studio show là cơ hội, để các vị tôn đức ẩn tu, nhưng vẫn có thể thực hiện được công việc hoằng pháp, giáo dục. Lời giáo huấn của những vị tu hành thoát tục như vậy, nếu đến được đông đảo tăng ni Phật tử rộng rãi, thì quý giá vô cùng.

Không phải là chỉ studio show ghi âm, mà chương trình video cũng dễ dàng thực hiện, ngay cả khi không có  người thu hình. Chỉ cần để camera lên chân, lấy nét qua một màn hình TV dùng làm monitor, người diễn giảng có thể bấm nút REC rồi ngồi vào bàn trong khung hình định sẵn, là buổi thuyết pháp studio show có thể bắt đầu.

Đây là dạng chương trình không phải biên tập lại, nên có thể dùng loại camera cho trường hợp chương trình không biên tập, ghi thẳng vào dĩa DVD. Kết thúc buổi diễn giảng trong phòng là đã có chương trình video hoàn chỉnh.

Hiện nay, một số đài phát thanh ngoài nước đã tổ chức thực hiện studio show tôn giáo tại cơ sở tôn giáo. File âm thanh, video được gởi về đài định kỳ, nhà đài cứ thế mà lần lượt phát.

MT