Trang chủ PGVN Tổng kết Phật sự GHPGVN năm 2006: hoạt động của Viện và...

Tổng kết Phật sự GHPGVN năm 2006: hoạt động của Viện và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

67

Trong năm 2006, Viện đã thực hiện được một số công tác như sau:


– Viện hiện có hai lớp Hán văn Phật học nâng cao. Một lớp gồm 39 Tăng Ni hiện đã học xong năm thứ hai;  Lớp thứ hai có 47 Tăng Ni, dự kiến đến hết tháng 11/2006 kết thúc một năm học.


 – Ngày 20/01/2006, Hội đồng Điều hành Học viện PGVN tại Tp. Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu PHVN đã tổ chức lễ ra mắt dịch phẩm “Thiền Uyển Tập Anh” từ tiếng Việt sang tiếng Pháp do Giáo sư Langlet (người Pháp) phiên dịch. Buổi lễ có khoảng 200 Đại biểu tham dự.


– Ngày 15, 16/7/2006: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Phật giáo trong thời đại mới, cơ hội và thách thức”; Ngày 17/7/2006, làm lễ trồng cây Bồ đề tại khu đất Đại học Phật giáo” thuộc khu vực Láng Le, Lê Minh Xuân.


– Viện đã mở trang Web với tên vinabri.org/.com/.net; Ban Pali mở trang Veb “Phật giáo Nam tông Việt Nam


– Thư viện được bổ xung những bộ Đại Tạng Kinh, Tục Tạng kinh và một số kinh, sách do Đài Loan tặng.


– Xúc tiến xin phép xuất bản Tạp chí Tư tưởng của Viện.


– Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội vẫn hoạt động bình thường theo chức năng chuyên môn và nhiệm vụ của mình, phục vụ sự nghiệp Hoằng dương Phật pháp của Giáo hội. Đặc biệt đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề “Sa Môn Trí Hải và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hòa thượng. 


– Trong năm 2006, Tạp chí Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội đã tăng số lượng xuất bản phát hành đáng kể, từ 800 đến 1000 bản/1 số trong năm 2005 tăng lên 2000 bản/1 số trong năm 2006. Đặc biệt, 6 số cuối năm 2006 lượng phát hành tăng lên 2300 bản. Đồng thời, nội dung, chất lượng bài viết, cách trình bày của tạp chí đã được đọc giả đánh gia cao.


– Viện đã dịch xong Bộ Biệt dịch Trung A Hàm.


– Tham dự Đại Lễ Phật đản do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 06/5 đến 11/5/2006. Tham dự cuộc họp do Đại học Maha chulalongkorn mời để bàn việc tổ chức Lễ Phật đản do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bangkok vào năm 2007.


– Tham dự Hội nghị Phật giáo tại Tích Lan từ ngày 08/9 đến 12/9/2006.


– Tham dự Hội thảo Phật giáo tại Đại học Hoa Phạm, Đài Loan từ ngày 12/10 đến 23/10/2006.


– Ngày 19/12/2006, Viện tổ chức hội thảo “Phật giáo nhập thế trong thế kỷ 21”, nhân phái đoàn Phật giáo Thái Lan và Đại học Mahachulalongkok thăm viếng Việt Nam.


Những sách đã in :


Kỷ yếu: Bồ tát Quảng Đức – Ngọn lửa và trái tim. Tư liệu mới về Bồ tát Quảng Đức. Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh. Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tái bản) tập 1, 2, 3. Tổng tập Văn học Phật giáo tập 1, 2 và 3. Trần Thái Tông toàn tập. Lịch sử âm nhạc Phật giáo. Nghiên cứu về Mâu Tử. Lục Độ Tập Kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta. Triết học Thế Thân. The Philosophy of Vasubandhu. Toàn Nhậy Quang Đài tập 1 và 2. Chân Đạo Chánh Thống. Luật Tứ phần. Một số vấn đề Giới luật. Giải trình ý nghĩa Vu Lan. Luật học tinh yếu. Toàn tập Trần Nhân Tông (tiếng Việt và tiếng Anh) Buddhism Through English Reading (tái bản). Sangha Talk 1, 2 (tái bản). Đức Phật lịch sử (tái bản). Đức Phật và Thập Đại đệ tử diễn ngâm. Vai trò chính trị của Tăng sĩ Phật giáo thời Lý – Trần. Nhân chủng học – Khoa học về con người. Danh Tăng Việt Nam tập III. Cảnh Đức truyền đăng lục tập I. Thiền Tông Vô Môn quan. Gợi ý 300 công án. Chữ Nôm thời khai phóngNam bộ, qua Gia Định thành thông chí. Đại từ điển chữ Nôm. Nguyên thủy Phật giáo Tư tưởng Luận. Thiết kế đề án kiến trúc Trường Đại học Phật giáo Quảng Đức. Chùa Hải Ninh và Hội đồng thiện, kiến trúc và lịch sử. Chùa Xá Lợi, văn hóa – truyền thống. Công trình CD Ro, “Chùa Việt Nam xưa và Nay”. Triển lãm tuần lễ ảnh “1000 năm – nét đẹp mỹ thuật PGVN” tại Festival Huế 2006 và “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long”, Hà Nội. Du Già Sư Địa Luận tập 2. Cảo bản “Trương Quảng khê tiên sinh tập”. Chữ hiếu trong nền văn hóa Trung Quốc. Tâm Bảo 1, 2, 3. Con đường Giải thoát khổ. Biết và Thấy. Con đường cổ xưa. Phật pháp giảng giải. Thiền chỉ và Thiền quán. Tứ niệm xứ giảng giải. Chánh kiến và Nghiệp.


Phân viện Nghiên cứu Phât học tại Hà Nội cũng đã in được một số Kinh sách như sau: Kinh Chính pháp Đại Tập Kinh (2000 cuốn), Kinh Dược Sư (1000 cuốn), Phật Tổ Tam Kinh (1000 cuốn), Kinh tụng Trì Danh hiệu Chư Phật Độ hết thảy Khổ ách (1000 cuốn), Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni Xuất tượng (10.000cuốn), Sách Con đường thành Phật (1000 cuốn).


Những sách sẽ in:


Đại tạng kinh (bộ có kích thước mới): 10 tập toàn bộ A hàm (1000 trang/tập);  Tiểu thừa Phật giáo Tư tưởng luận; Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận; Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 4; Tuệ Trung Thượng Sĩ Toàn tập; Nghiên cứu Thánh Đăng ngữ lục; Minh Châu Hương Hải toàn tập 1 và 2 (có bổ sung tài liệu mới); Toàn tập Chân Nguyên thiền sư; Kỷ yếu Hội thảo Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức (tiếng Việt và tiếng Anh); Thiều Chửu – Nguyễn Hữu Kha; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Tập 2 và 3; Định vị Tiếp vĩ ngữ chữ Quốc ngữ qua cấu trúc chữ Nôm; Bút ký Đường Tăng; Nghiên cứu Phật điển Hán dịch; Hội nghị quốc tế Thích nữ (Song ngữ); Bài tập ngữ pháp Pali; Sớ giải Kinh tập (Suttanipata); Người Phương Tây nói gì về thiền quán; Nữ thiền sư Phật Giáo; Thiền sư phương Tây; Thiền sư Phật Giáo Nam Tông Việt Nam.


Tiếp tục biên dịch:


Biệt dịch Tăng Nhất A Hàm; 6 bộ luận Abhidhamma thuộc Pali tạng;  Budhavamsa (Phật Sử); Luận Hộ Pháp; Dịch lại một số dịch phẩm Hán tạng chưa đạt yêu cầu; Ngữ Lục của Thiền sư Phương Hội Dương Kỳ; Ngữ Lục của Thiền sư Vô Đức; Ngữ Lục của Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam; Ngữ Lục của Thiền sư Minh Giác; Ngữ Lục của Thiền sư Đại Huệ; Ngữ Lục của Thiền sư Phật Quả Viên Ngộ; Sự phát triển của Tịnh độ tông Nhật Bản;   – Bồ tát Di lặc; Những bài học về thiền của đức Phật; Tuyển tập song ngữ Phật học; Hiệu đính bổ sung “Danh Tăng Việt Nam” tập 1; Sưu khảo di chỉ chùa Cây Mai, chùa Kim Chương và vấn đề khôi phục; Địa chí Phật giáo Tp. HCM; Kinh toạ thiền tam muội; Lịch sử Thiên Thai Giáo Quán Tông; Cao tăng truyện; Như vầng tuệ nhật; Phật giáo và Dân tộc nhìn từ văn học; Đến với Phật học;  Danh tăng Việt Nam tập 3; Vấn đáp Phật pháp (Song ngữ); Gotama Buddha (H. Nakamura); Lớp Thiền Thứ Báy; So Sánh Thiền Nguyên Thuỷ và Thiền Phát Triển; Đối Chiếu Pali Abhidhamma và Duy Thức; Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh; Chánh Niệm Ngôi Nhà Của Bạn.