Trang chủ PGVN Nhân vật TP.HCM: Tưởng niệm 84 năm ngày Tổ Phi Lai viên tịch

TP.HCM: Tưởng niệm 84 năm ngày Tổ Phi Lai viên tịch

327

Quang lâm chứng minh và dâng hương, xướng kệ tưởng niệm Tổ Phi Lai có sự hiện diện của HT.Thích Thiện Pháp – Phó Chủ tịch TT HĐTS – Trưởng Ban tăng sự GHPGVN, HT.Thích Huệ Trí – Trưởng Ban pháp chế GHPGVN, HT.Thích Tấn Đạt – Ủy viện TT HĐTS, Phó VP 2 T.Ư, HT.Thích Minh Hiền – Trưởng Ban trị sự PG quận 3, cùng chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, VP 2 T.Ư và các Tỉnh thành đồng tham dự.

Tại buổi lễ, HT.Thích Thiện Nhơn đã thay mặt Tông môn thành kính tác bạch cúng dường Chư tôn đức. Sau đó, Hòa thượng cũng ôn lại tiểu sử của Tổ Phi Lai, Người có công trong sứ mệnh phục hưng và phát triển Đạo Phật tại các tỉnh Miền tây Cửu long trong những năm đầu thế kỷ 20.

Tổ Phi Lai thế danh Nguyễn Văn Hiển, húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, sinh tháng hai năm Tân Dậu (1861) tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Năm Tân Tỵ (1881), Ngài tỏ ngộ lý vô thường, đến xin quy y xuất gia với Tổ Minh Khiêm – Hoằng Ân, trụ trì chùa Giác Viên, Giác Lâm Gia Định, được Tổ ban Pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39.

Năm 1905 Ngài được người dân mến mộ và cung thỉnh trụ trì chùa Phi Lai, Châu Đốc. Năm 1915, 1925, Ngài làm đàn đầu Hòa thượng truyền trao giới pháp cho các giới tử tại chùa Phi Lai do Hòa thượng trụ trì.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa thượng Lê Khánh Hòa, chủ xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, xóa nạn thất học Phật pháp cho Tăng Ni, bài trừ mê tín dị đoan, phát huy chánh tín, chánh lý trong giới Tăng Ni, Phật tử, ngoài lớp gia giáo Phật học tại chùa Giác Hoa – Bạc Liêu dành cho chư Ni, tại chùa Phi Lai, Hòa thượng đã tổ chức định kỳ các lớp học gia giáo dành cho chư Tăng các tỉnh lân cận dự học, dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng cùng Quý Hòa thượng Khánh Anh, HT. Huệ Quang, HT. Pháp Hải, HT. Diệu Pháp, HT. Chánh Tâm, HT. Tâm Quang, HT. Vạn An…

Từ năm 1927 đến 1933, Hòa thượng được cung thỉnh chứng minh và Hòa thượng đàn đầu cho các đại giới đàn từ miền Trung đến Miền tây nam bộ.

Trong thời gian hơn 60 năm thi hành Phật sự, Hòa thượng đã Quy y Tam bảo cho hàng trăm Phật tử hữu duyên, và hơn 20 Tăng Ni xuất gia, trở thành Pháp khí cho Đạo pháp, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, làm cho Tổ ấn quang huy, chúng sanh lợi lạc, tốt đời đẹp đạo .

Năm Quý Dậu (1933), Ngài thọ bệnh và trước khi viên tịch Ngài chắp tay niệm lớn: “Nhất niệm viên quang tội tánh không, đẳng đồng Pháp giới hàm thanh tịnh”. Niệm xong Ngài an nhiên viên tịch vào ngày 15 tháng 2 năm Quý Dậu. Trụ thế 73 năm và 52 mùa an cư kiết hạ. Nhục thân Hòa thượng được nhập tháp trong khuôn viên chùa Phi Lai, thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên, Châu Đốc.