Trang chủ Văn hóa Nghệ thuật Triển lãm “Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Châu Á”: Sức sống...

Triển lãm “Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Châu Á”: Sức sống mãnh liệt của văn hoá Phật giáo

168


Trong không khí hoà quyện của hương trầm và tiếng kinh vang vọng, lần đầu tiên, người xem trong và ngoài nước được chiêm bái một bộ sưu tập đồ sộ và đa dạng về tượng Phật. 110 hiện vật có niên đại từ TK VII đến TK XIX: Quán thế âm Bồ tát, Thích ca mâu ni, Dược sư… được chế tác từ các nguyên liệu như đồng, đồng đen, vàng khối, kim loại tổng hợp, gốm, ngọc trắng, gỗ…  thực sự là những kiệt tác nghệ thuật ngưng đọng tài năng sáng tạo của con người ở những thời điểm lịch sử khác nhau và tại những quốc gia khác nhau.


Những kiệt tác này cũng đồng thời thể hiện sự trường tồn và sức sống mãnh liệt của văn hoá Phật giáo – một trong những tôn giáo lớn nhất của nhân loại, đã, đang và vẫn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của văn minh thế giới.


Hoà thượng Thích Thanh Tứ – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo VN (HĐTSTƯGHPG) phát biểu: Đây là lần đầu tiên có một triển lãm như thế này, nó không chỉ cho chúng ta chiêm nghiệm giáo lý cơ bản về đạo lý làm người của Phật giáo: “Từ bi hỷ xả” để cố gắng hạn chế và xoá đi “Tham, sân, si” mà còn cho thấy các nét văn hoá đặc biệt thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc ở đình, chùa.


Hoà thượng cũng cho rằng  đây là một trong các hoạt động đặc biệt bên lề của Đại lễ Phật đản LHQ lần đầu tiên tổ chức tại VN (13 – 17.5) với sự tham dự của hơn 3.000 đại biểu đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.


Trong buổi khai mạc, Đại đức Thích Minh Tiến – UV Thư ký Ban Thường trực HĐTSTƯGHPG Việt Nam đã dẫn lời trong kinh Tạo tượng – thuộc Bộ Đại tạng kinh Phật giáo: “Phật tuy diệt độ, nhưng pháp của Ngài vẫn ở thế gian. Trong thời mạt pháp, nếu có người nào đắp vẽ hình tượng của Phật, Bồ Tát cùng các Hiền Thánh để ở trong chùa, hay tại gia, hoặc giữa xóm làng, hay trong rừng núi, ngày đêm khuya sớm, hương hoa cúng dường, đền nến phan phướn thì những người ấy được phúc vô lượng, mãi mãi yên vui…”.


Có lẽ thấm nhuần tư tưởng ấy mà Phật tử khắp nơi, đời này sang đời khác đã tạo lập và để lại một di sản vô giá về văn hoá Phật giáo thông qua những công trình kiến trúc về đình, chùa nói chung và tượng Phật nói riêng – mà bộ sưu tập của ông Dương Phú Hiến phần nào cho chúng ta có cơ hội được chiêm bái.


Chủ nhân của hiện vật cũng vô cùng toại nguyện bởi theo ông: Đây là cơ duyên lớn  không phải ai cũng có được,  bộ sưu tập chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được mang đến cho người xem là Tăng ni – Phật tử – nghệ sĩ – và những người yêu nghệ thuật nói chung, hơn nữa, đúng vào dịp Vesak 2008 được tổ chức tại VN.



Bồ Tát Quán Thế Âm, Thế kỷ 14 – 15, Hợp kim đồng vàng, cao 45cm


Quan ÂM, thế kỷ 12 – 13, Hợp kim đồng, cao 1m


Phật Thích Ca, Thế kỷ 12 – 13, Đồng hợp kim đúc, cao 79 cm


Phật, thế kỷ 12 – 13, đồng hợp kim đúc, cao 100 cm





Phật, thế kỷ 12 – 13, đồng hợp kim đúc, 75,5 cm


Phật Thích Ca, thế kỷ 12 – 13, đồng hợp kim đúc, 74 cm


La Hát Di Lặc, gỗ sơn thiếp, thế kỷ 17 (Lê Trung Hưng), 88cm


Phật Thích Ca Mâu Ni, thế kỷ 14 – 15, gỗ sơn thiếp, 86cm





Quán Thế Âm Bồ Tát quá hải


Phật Dược sư, thế kỷ 12 – 13, đồng hợp kim đúc, 95cm


Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, thế kỷ 13 – 14, đồng hợp kim đúc





Phật (Dòng Mật Tông), thế kỷ 17 – 18, đồng hợp kim đúc, cao 96cm


Phật Thích Ca Mâu Ni, thế kỷ 13 – 14, vàng đúc, cao 88cm





Phù điêu Phật, vàng gò, 76x57cm, thế kỷ 9 – 10


Phật Akhadia


Phật, tk 12 – 13, đồng hợp kim đúc, cao 120 cm


Phật, thế kỷ 9 – 10, đồng hợp kim đúc, cao 137cm


Bồ Tát quan âm, thế kỷ 15 – 16, đồng hợp kim đúc, cao 125cm


Phật Thích Ca Mâu Ni, thế kỷ 9 – 10