Trang chủ PGVN Nhân vật Bia ngài Đệ nhị Tăng Thống

Bia ngài Đệ nhị Tăng Thống

254

 越南佛教統一教會僧統碑銘 

夫 道振西乾法流東土宗傳北國旨樹南邦我國自康僧會之始唱繼毘尼多微笑宗成至今千八百餘年代代相承心心授受不勝紀記當今之世和尚其人歟和尚廣治省肇豐府愛子鄉 人性武氏父名文稱母諱陳氏世家業佛于陽曆一八七八年甲寅正月七日生稟性慈和慧根深固十八歲童真入道依慈孝寺心淨和尚為本師經二載剃落受沙彌戒法名澄水字志 深嗣臨濟四十二了觀法派第八世自後隨侍本師結草菴修持即今西天寺是也年二十八禮廣南福林寺永嘉和尚求受大戒經與法兄覺仙和尚開建竹林草菴以習禪觀即今竹林 寺是也繼之得法大師號覺然偈曰

覺性自天然

色空不現前

物外閒人事

勤修本裏禪

陽 曆一九一十心淨大老和尚圓寂孝事畢投天興寺慧法和尚參禪曆數載又發足參方道行昭著常以禪律馳名啟定己未敕為聖緣國寺住持尋升伊寺僧綱陽曆一九二九山門僧迦 恭請為禪宗祖庭住持曆二次崇興寺所光輝然時于末運道法凌夷人心離散乃與法慧覺仙淨行心明諸上人于陽曆一九三二創立安南佛學會兼作證明大道師贊助心明黎庭探居士出版圓音雜誌努力昌明佛教恢復前獻大振一期之音響後三載並心明居 士設立西天佛教大學堂恭請平定十塔寺福慧和尚為新教師淘鑄後昆作將來眼目而和尚為其監督也翌年卓錫沱城建立此省市佛學會陽曆一九五十六任芽莊中分佛學院院 長並該院大戒壇壇頭和尚於此時和尚經六次為壇頭和尚二度羯磨阿闍黎其戒徒七眾千萬有餘而知名者不少其人陽曆一九五八充中分佛學會會長曆四載佛事盛行而魔外 驚畏陽曆一九六三癸卯佛誕紀念日值吳朝擅權苛政徹下佛旗僧尼受害佛子一齊掘起和尚與諸長老不辭耄倦住杖率眾鬥爭遍之佛教安行自是越南佛教統一教會成立和尚 充為僧統院中央教品長老會同之成員特表和尚內蘊寬明之心外施簡惠之德陽曆一九七十又作永嘉大戒壇壇頭和尚暨至第一僧統釋淨潔和尚圓寂於陽曆一九七三癸丑春 教會七眾一齊推尊和尚繼為第二僧統時內戰事尤酷烈故登位之初接續致力運動和平公布民族和解和合之通牒江山解放之後導向佛教徒進修自利利他之法行與全民大團 結于富國強民實施百丈清規之意旨不覺陽曆一九七九己未正月六日寅牌無病集眾遺言安然示寂世壽一百零二戒臘七十四教會七眾感其功高仰慕其德大共相勸募作一芳 墳以藏百年生死之軀而作萬代瞻依有所功峻命予為作碑記自願涼疏難坩重任然四十餘年師長善友之情深誼固難辭乃強搜其英事眾所共知者為之實錄如上噫和尚之生平 誌行堅貞功德豐偉多識寡言嚴慈待物禪機密契道力巍巍誠為法海洪舟叢林大樹豈敢贅言哉爰錄曩時碧峰大師讚辭謹加一頌大為銘曰休丕哉

慈扇春風

悲霑法雨

秋月孤圓

冬松獨秀

大週沙界

非至非來

細入微塵

無聲無臭

童真向佛

福智兼修

一悟入神

師資授受

披衣持缽

利普人天

付偈談經

道通緇素

僧綱爾日

海眾咸依

和尚當時

戒珠廣布

越南佛教

僧統繼承

大道昭垂

含靈仰慕

閻浮化滿

直向無餘

四眾處求

塔留玆土

南無臨濟四十二崇興禪宗寺祖庭住持充越南佛教統一教會第二世僧統上澄下水號覺然大老和尚覺靈作大證明

佛曆二五二二陽曆一九七九己未年化道院院長後學釋智首謹撰

教會七眾弟子等奉立

Nguyên văn

VIỆT NAM PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT GIÁO HỘI TĂNG THỐNG BI MINH 

Phù! Đạo chấn tây càn, pháp lưu Đông Độ; tông truyền Bắc Quốc, chỉ thụ NamBang. Ngã quốc tự Khương Tăng Hội phạm thanh chi thuỷ xướng, kế Tì-ni-đa-lưu-chi Vi Tiếu Tông thành, chí kim thiên bát bách dư niên, đại đại tương thừa, tâm tâm thụ thụ, bất thăng kỷ ký. Đương kim chi thế, hoà thượng kì nhân dư! Hoà Thượng Quảng Trị tỉnh, Triệu Phong phủ, Ái Tử hương nhân, tính Vũ thị, phụ danh Văn Xứng, mẫu huý Trần thị, thế gia nghiệp Phật, ư dương lịch nhất bát thất bát giáp dần chính nguyệt thất nhật sinh, bẩm tính từ hoà, tuệ căn thâm cố. Thập bát tuế đồng chân nhập đạo, y Từ Hiếu tự Tâm Tịnh hoà thượng vi bản sư, kinh nhị tái thế lạc, thụ Sa Di giới pháp danh Trừng Thuỷ, tự Chí Thâm, tự Lâm Tế tứ thập nhị, Liễu Quán pháp phái đệ bát thế. Tự thị tuỳ bản sư kiết thảo am tu trì tức kim Tây Thiên tự dã. Niên nhị thập bát, lễ Quảng Nam Phúc Lâm tự Vĩnh Gia hoà thượng cầu thụ đại giới. Kinh dữ pháp huynh Giác Tiên hoà thượng khai kiến Trúc Lâm Thảo Am dĩ tập thiền quán, tức kim Trúc Lâm tự thị dã.  Kế chi đắc pháp, đại sư hiệu Giác Nhiên, kệ viết:

Giác tính tự thiên nhiên,

Sắc không bất hiện tiền.

Vật ngoại nhàn nhân sự,

Cần tu bản lí thiền.

Dương lịch nhất cửu nhất thập, Tâm Tịnh đại hoà thượng viên tịch. Hiếu sự tất, đầu Thiên Hưng tự Huệ Pháp hoà thượng tham học lịch sổ tái hựu phát túc tham phương, đại hạnh chiêu trứ, thường dĩ Thiền Luật trì danh. Khải Định kỷ mùi sắc vi Thánh Duyên quốc tự trú trì, tầm thăng y tự tăng cương. Dương lịch nhất cửu nhị cửu, sơn môn tăng già cung thỉnh vi thiền tông tổ đình trí trì. Lịch nhị thứ, sùng hưng tự sở quang huy. Nhiên thời ư mạt vận, đạo pháp lăng di, nhân tâm li tán, nãi dữ Phước Huệ, Giác Tiên, Tịnh Hạnh, Tâm Minh chư thượng nhân, ư dương lịch nhất cửu tam nhị, sáng lập an nam phật học hội, kiêm tác chứng minh đại đạo sư. Tán trợ Tâm Minh Lê Đình Thámcư sĩ xuất bản Viên Âm tạp chí, nổ lực xương minh phật giáo, khôi phục tiền hiến, đại chấn nhất kì chi âm hưởng. Hậu tam tái, tịnh Tâm Minh cư sĩ thiết lập Tây Thiên Phật Giáo Đại học đường, cung thỉnh Bình Định Thập Tháp Tự Phúc Huệ hoà thượng vi tân giáo sư, đào chú hậu côn, tác tương lai nhãn mục, nhi hoà thượng vi kì Giám Đốc dã. Dực niên trác tích Đà thành, kiến lập thử tỉnh thị Phật học hội. Dương lịch nhất cửu ngũ thập lục, nhậm Nha Trang trung phần Phật học viện viện trưởng tịnh cai viện đại giới đàn đàn đầu hoà thượng. Ư thử thời, hoà thượng kinh lục thứ vi đàn đầu hoà thượng, nhị độ yết ma a xà lê. Kì giới đồ thất chúng thiên vạn hữu dư, nhi tri danh giả bất thiểu kì nhân. Dương lịch nhất cửu ngũ bát, sung trung phần phật học hội hội trưởng lịch tứ tái, phật sự thịnh hành nhi ma ngoại kinh uý. Dương lịch nhất cửu lục tam quý mão phật đản kỷ niệm nhật, trị Ngô triều thiện quyền hà chính, triệt hạ phật kì, tăng ni thụ hại. Phật tử nhất tề quật khởi, hoà thượng dữ chư trưởng lão bất từ mạo quyện, trụ trượng suất chúng đấu tranh, biến chi phật giáo an hành. Tự thị Việt Nam Phật giáo thốgn nhất giáo hội thành lập, hoà thượng sung vi tăng thống viện trung ương giáo phẩm trưởng lão hội đồng chi thành viên đặc biểu. Hoà thượng nội uẩn khoan minh chi tâm, ngoại thi giản huệ chi đức. Dương lịch nhất cửu thất thập, hựu tác Vĩnh Gia đại giới đàn đàn đầu hoà thượng. Kỵ chí đệ nhất tăng thống Thích Tịnh Khiết hoà thượng viên tịch, ư dương lịch nhất cửu thất tam quý sửu xuân, giáo hội thất chúng nhất tề suy tôn hoà thượng kế vị đệ nhị tăng thống. Thời nội chiến sự vưu khốc liệt, cố đăng vị chi sơ, tiếp tục trí lực vận động hoà bình, công bố dân tộc hoà giải hoà hợp chi thông điệp. Giang sơn giải phóng chi hậu, đạo hướng giáo độ tiến tu tự lợi lợi tha chi pháp hạnh dã toàn dân đại đoàn kết vu phú quốc cường dân, thực hiện bách trượng thanh quy chi ý chỉ. Bất giác nhất cửu thất cửu kỷ mùi chính nguyệt lục nhật dần bài vô bệnh tập chúng di ngôn an nhiên thị tịch, thế thọ nhất bách linh nhị, giới lạp thất thập tứ. Giáo hội thất chúng thâm cảm kì công cao, ngưỡng mộ kì đức đại, cộng tương khuyến mộ. Tác nhất phương phần dĩ tạng bách niên sinh tử chi khu nhi tác vạn đại chiêm y hữu sở. Công tuân mệnh dư tác bi kí. Tự nguyện lương sơ nan kham trọng nhậm. Nhiên tứ thập dư niên sư trưởng thiện hữu chi tình thâm nghĩa nghị cố nan từ, nãi cưỡng sưu kì anh sự chúng sở cộng tri giả, vị chi thực lục như thượng. Y! hoà thượng chi sinh bình, chí hạnh kiên trinh, vông đức phong vĩ, đa thức quả ngôn, nghiêm từ đãi vật, thiền cơ mật khế, đạo lực nguy nguy, thành vi pháp hải hồng chu, tùng lâm đại thụ, khởi cảm chuế ngôn tai! Viên lục nẵng thời Bích Phong đại sư tán từ, cẩn gia nhất tụng, đại vi minh viết:

Hưu phi tai!

Từ phiến xuân phong

Bi triêm hạ vũ

Thu nguyệt cô viên

Đông tùng độc tú

Đại châu sa giới

Phi lai phi khứ

Tế nhập vi trần

Vô thanh vô xú

Đồng chân hướng phật

Phúc trí kiêm tu

Nhất ngộ nhập thần

Sư tư thụ thụ

Phi y trì bát

Lợi phổ nhân thiên

Phó kệ đàm kinh

Đạo thông truy tố

Tăng cương nhĩ nhật

Hải chúng hàm y

Hoà thượng đương thì

Giới châu quảng bố

Việt Namphật giáo

Tăng thống kế thừa

Đại đạo chiêu thuỳ

Hàm linh ngưỡng mộ

Diêm Phù hoá mãn

Trực hướng vô dư

Tứ chúng xứ cầu

Tháp lưu tư độ

Nammô Lâm Tế tứ thập nhị, sùng hưng Thiền Tôn tự tổ đình trú trì, sung Việt Namphật giáo thống nhất giáo hội đệ nhị thế Tăng Thống, thượng Trừng hạ Thuỷ hiệu Giác Nhiên đại lão hoà thượng giác linh tác đại chứng minh

Phật lịch nhị ngũ nhị nhị, dương lịch nhất cửu thất cửu, kỷ mùi xuân, hoá đạo viện viện trưởng hậu học Thích Trí Thủ cẩn soạn

Giáo hội thất chúng đẳng phụng lập 

Dịch nghĩa:

VĂN BIA KÈM BÀI MINH TẠI BIA THÁP ĐỨC TĂNG THỐNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT VIỆT NAM

Xét rằng: Đạo khởi trời Tây, pháp truyền Đông Độ. Tông truyền nước Bắc, ý lập đất Nam. Nước ta từ phạm âm Khương Tăng Hội chấn khởi kế theo Vi Tiếu tông Tỳ-ny-đa lưu-chi thành, đến nay hơn nghìn tám trăm năm, đời đời kế thừa, tâm tâm trao nhận chẳng thể kể xiết. Đời hiện tại này, hoà thượng là người đó chăng! Ngài họ Võ, sinh ngày mồng 7 tháng giêng, năm mậu dần tức năm 1878 dương lịch, người làng Ái Tử, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Phụ thân huý Văn Xứng, từ mẫu họ Trần, thế gia theo Phật. Bẩm tính ngài hiền từ, tuệ căn sâu chặt. Mười tám tuổi đầu Phật, lạy hoà thượng Tâm Tịnh chùa Từ Hiếu làm thầy, hai năm sau xuống tóc, thụ giới Sa – di, pháp danh Trừng Thuỷ, tự Chí Thâm, nối đời thứ 42 dòng Lâm Tế, thuộc đời thứ tám pháp phái Liễu Quán. Từ đó theo hầu bản sư kết am cỏ tu trì tức là chùa Tây Thiên ngày nay vậy. Đến năm 28 tuổi, lạy hoà thượng Vĩnh Gia chùa Phúc Lâm Quảng Namcầu thụ đại giới. Từng cùng pháp huynh là hoà thượng Giác Tiên dựng am cỏ Trúc Lâm để tu thiền quán, tức nay là chùa Trúc Lâm vậy. Sau đó ngài đắc pháp với đại sư, được ban hiệu Giác Nhiên với kệ rằng:

Giác tính vốn tự nhiên

Sắc không chẳng hiện tiền

Người an nhàn ngoài vật

Siêng tu cảnh giới thiền

Năm 1910 đại lão hoà thượng Tâm Tịnh viên tịch. Hiếu sự xong, cầu học với hoà thượng Huệ Pháp chùa Thiên Hưng được mấy năm lại cất bước cầu học. Đạo hạnh sáng rực, thường nổi tiếng về hành Thiền và trì Luật. Sau đó thăng chức Tăng Cương chùa này. Năm 1929 dương lịch, tăng già trong sơn môn cung thỉnh giữ chức trú trì tổ đình Thiền Tôn. Sau hai lần trùng tu, chùa chiền sáng sủa. Nhưng gặp thời mạt vận, đạo pháp bị chà đạp, lòng người ly tán. Ngài bèn cùng các vị thượng nhân như ngài Phước Huệ, Giác Tiên, Tịnh Hạnh, cư sĩ Tâm Minh sáng lập hội An Nam Phật Học vào năm 1932 và kiêm làm đạo sư chứng minh. Tán trợ việc xuất bản tạp chí Viên Âm của cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám.Khôi phục tiền hiến, chấn hưng âm hưởng của một thời. Ba năm sau, cùng cư sĩ Tâm Minh sáng lập đại học đường phật giáo tai Tây Thiên, cung thỉnh hoà thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp Bình Định làm giáo sư mới, đào tào lớp đàn em làm then chốt cho mai hậu còn hoà thượng làm giám đốc (đại học đường phật giáo Tây Thiên) đó. Năm sau ngài trác tích Đà thành (Đà Nẵng) xây dựng Phật học hội cho tỉnh này. Năm 1956 ngài giữ chức viện trưởng viện Phật học trung phần tại Nha Trang và làm Đường Đầu Hoà Thượng cho đại giới đàn của viện này. Lúc đó, hoà thượng đã từng sáu lần làm Đường Đầu Hoà Thượng, hai lần làm Yết-ma A-xà-lê. Thất chúng giới đồ của ngài có cả hơn vạn người, trong đó có nhiều người nổi tiếng. Năm 1958 dương lịch, tiến cử ngài lên chức hội trưởng hội Phật Học Trung Phần. Bốn năm sau, Phật sự thịnh hành, ma ngoại kinh sợ. Năm Quý Mão tức năm 1963, ngày kỷ niệm Phật đản sinh, gặp triều Ngô chuyên quyền, chính sách hà khắc, triệt hạ cờ Phật, tăng ni bị hại. Phật tử nhất tề quật khởi, ngài cùng với chư vị trưởng lão chẳng ngại tuổi già sức yếu, chống gậy dẫn chúng đấu tranh, giúp Phật giáo yên ổn. Từ đó thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hoà thượng làm đại biểu đặc biệt của thành viên hội đồng trưởng lão giáo phẩm trung ương của Viện Tăng Thống. Ngài trong thì có tâm sáng suốt bao dung, ngoài thì có đức đạm bạc ân cần. Năm 1970 dương lịch ngài lại làm Đường Đầu Hoà Thượng trong đại giới đàn Vĩnh Gia. Ngài hoà thượng đệ nhất tăng thống Thích Tịnh Khiết viên tịch vào mùa xuân năm quý sửu tức năm 1973 dương lịch, giáo hội thất chúng nhất tề suy tôn ngài lên kế chức Đệ Nhị tăng thống. Lúc đó, tình hình chiến sự trong nước càng khốc liệt, nên vừa mới đăng vị, ngài liền tiếp tục dốc sức vận động hoà bình, công bố thông điệp hoà giải hoà hợp dân tộc. Sau ngày đất nước giải phóng, ngài hướng dẫn phật tử tiến tu pháp hạnh tự lợi lợi tha và đại đoàn kết toàn dân tộc để làm nước giàu dân mạnh, thực thi ý chỉ của thanh quy ngài Bách Trượng. Bất chợt giờ dần ngày mồng sáu tháng giêng năm kỷ mùi tức năm 1979 dương lịch, ngài không vướng bệnh, tập chúng di chúc xong rồi an nhiên thị tịch. Hưởng thọ 102 tuổi, 74 hạ lạp. Thất chúng trong giáo hội thâm cảm công cao, ngưỡng mộ đức lớn của ngài, cùng nhau khuyến mộ để làm một phương phần nhằm gìn thân xác trăm năm trong cõi sống chết của ngài, ngõ hầu làm nơi chiêm ngưỡng cho muôn đời con cháu. Xây xong giao cho tôi soạn bia ký. Tự nghĩ tài hèn khó kham trọng trách, nhưng hơn bốn mươi năm tình thâm vừa bạn vừa thầy, tình sâu khó thoái thác, mới miễn cưỡng sưu tập những việc làm lỗi lạc của ngài mà ai ai cũng biết để làm thực lục như trên. Than ôi! Bình sinh của hoà thượng, chí hành kiên trinh, công đức cao lớn, hiểu nhiều nói ít, nghiêm từ đãi vật, thiền cơ ngầm hợp, đạo lực cao minh, thực ngài là thuyền lớn trong biển pháp, là đại thụ trong tùng lâm, há cần chúng ta nhiều lời sao? Nay gom thêm bài tán của đại sư Bích Phong ngày xưa tặng ngài để thay cho bài minh rằng:

Lớn lao thay!

Từ thổi gió xuân

Bi nhuần mưa hạ

Trăng thu riêng tròn

Tùng đông xanh biếc

Đại chu sa giới

Chẳng đến chẳng đi

Vào tận vi trần

Không mùi không tiếng

Đồng chân hướng Phật

Phước tuệ gồm tu

Đốn ngộ nhập thần

Thầy trao trò nhận

Mang y cầm bát

Lợi khắp trời người

Trao kệ bàn kinh

Đạo nhuần con Phật

Tăng cang ngày nọ

Hải chúng nương về

Hoà thượng thuở kia

Ngọc giới rộng bủa

Phật giáo Việt Nam

Thừa ngôi tăng thống

Đạo lớn sáng hoài

Hàm linh ngưỡng mộ

Cõi trần đã mãn

Hướng thẳng Vô Dư

Bốn chúng khẩn cầu

Tháp lưu trần cảnh

Kính lạy giác linh ngài đại lão Hoà Thượng thượng Trừng hạ Thuỷ hiệu Giác Nhiên vị đệ nhị tăng thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trú trì trùng hưng tổ đình chùa Thiền Tôn, thuộc đời thứ 42 thiền phái Lâm Tế chứng minh

Hậu học, viện trưởng viện hoá đạo Thích Trí Thủ cung soạn, mùa xuân năm kỷ mùi Phật lịch 2522, dương lịch 1979.

Thất chúng đệ tử trong Giáo hội cùng kính dựng