Thiền học hay là triết lý của sự im lặng

Chữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra. Tiếng Trung Quốc gọi là tchán (người Nhật gọi là Zen) hay là tch'anna (thiền na). Chữ này vốn viết theo âm của chữ sanskrit là dhyâna, người ta thường dịch là suy tưởng, suy ngẫm (méditation).

Thiền phật giáo nguyên lý và một số phạm trù cơ bản

Xuất phát từ quan niệm, thế giới hiện tượng chỉ là ảo ảnh của bản thể, là vô thường nên lý tính nhận thức về thế giới này chỉ đạt tới chân lý tương đối, Thiền Phật giáo cho rằng, cái cần được nhận thức là cái thực tại tuyệt đối đứng đằng sau thế giới hiện tượng, là cái tuyệt đối phổ quát và chỉ có thể tạm biểu đạt bằng khái niệm Không hay Chân như...

Đức Phật Và Con Người

Nếu đạo Phật phát xuất từ sự sống con người để nhằm đáp ứng những nguyện vọng thâm sâu nhất của con người, thì đức Phật chính thực là người yêu của nhân loại.

Thiền làm nhà sư hạnh phúc, ít nhất là trong não

Bằng công nghệ chụp cắt lớp, các nhà thần kinh học Mỹ đã khám phá ra rằng một số vùng trên não các tín đồ đạo Phật loé sáng liên tục khi hành thiền, chứng tỏ họ luôn ở trong tâm trạng thư thái, lạc quan và điềm tĩnh. Điều này cũng thỉnh thoảng xảy ra ngay cả khi họ không ngồi trầm tư.

Ái và vấn đề đoạn Ái

Sự thật mà Đức Phật chứng ngộ dưới gốc cây bồ đề là sự thật Duyên khởi, được ghi lại trong kinh Đại Bổn, Trường Bộ 3; kinh Mahàsaccaka; kinh Sư tử hống, Trung Bộ I… Sự thật đó chỉ giải trình về khổ và con đường diệt khổ.

Từ Bi đối thoại với Bác Ái

Kitô giáo thường nói đến “Tình Yêu, Bác Ái”, và Phật giáo thì nói "Từ Bi". Trong ngôn ngữ bình dân, người ta thường gộp "Từ Bi Bác Ái" vào làm một. Có thể như thế được không? Chúng ta thử phân tích vấn đề trên qua nhận định của một số học giả Công giáo, đối chiếu với giáo lý Phật giáo...

Đạo Phật trước các triết lý chính trị- Phần 2

Như vậy, tôn giáo là chính trị của một thời xa xưa, rất xa xưa chăng? Có thể lắm. Dù sao, sự xuống cấp của đời sống chính trị trên mọi lục địa dường như đang mời gọi nối lại cuộc đàm thoại giữa hai thái cực, trong chiều hướng vượt thoát quan niệm thống trị từ thời Machiavelli còn đang tác hại: chính trị chỉ đơn thuần là nghệ thuật giành giật chính quyền như mục đích tự tại.

Đạo Phật trước các triết lý chính trị

Đạo là đạo, đời là đời! Chúng ta thừa hưởng từ Tây phương một sự đối lập không có ở mọi nơi, mọi thời. Và ngay cả ở đây, không phải lúc nào tôn giáo cũng đối kháng với chính trị, nhà nước với nhà thờ, đạo với đời. Mặt khác, nếu bất kỳ nhà chính trị nào cũng mơ mộng tụ tập đông đảo quần chúng trên một dự án hay đường lối chính trị nào đó, thì nguyên nghĩa của từ religion - dù xuất phát từ relegere (tập hợp) hay religare (nối kết) - lại không nói lên ngay chính cái giấc mơ đó hay sao?

MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA “TÂM” VÀ “LINH HỒN”

Tín lý Công giáo xác tín: Thiên Chúa đã ban cho con người một linh hồn giống như hình ảnh của Ngài. Còn nhà Phật thì nói: con người có cái Tâm. Vấn nạn được đặt ra như sau: Nếu linh hồn do Thiên Chúa ban, vậy Tâm do ai ban? Nếu không do ai ban cả thì từ đâu mà có Tâm?...

Vấn đề nguyên nhân đầu tiên trong đạo Phật

Mỗi khi ngước mắt nhìn vũ trụ, con người thường băn khoăn tự hỏi: "Vũ trụ do đâu mà có? Nguyên nhân đầu tiên của vạn vật là gì?". Câu hỏi nầy đã được đặt ra từ bao giờ mà đến nay vẫn không có được một câu trả lời nào thỏa đáng. Bao nhiêu trí óc đã từng thắc mắc, băn khoăn đau khổ vì nó. Giá mà câu hỏi kia được giải đáp, có lẽ con người sẽ sung sướng lắm, là dù "buổi mai nghe mà buổi chiều chết" cũng lấy làm thỏa mãn vậy.

Bài xem nhiều