Trang chủ Thời đại Truyền thông Cần đẩy mạnh công tác Thông tin truyền thông Phật giáo

Cần đẩy mạnh công tác Thông tin truyền thông Phật giáo

415

Từ đó, đạo Phật được lan truyền khắp nước Ấn Độ, các vua Ấn Độ thời Đức Phật và sau Ngài cũng góp công lớn trong việc phát triển đạo Phật, như Tần-bà-sa-la, A-xà- thế, A-dục, Ca-nị-sắc-ca… Đạo Phật được truyền ra nước ngoài, đến các vùng xa xôi, trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới.

Nếu dựa trên bản chất của truyền thông là “quá trình trao đổi thông tin” thì có lẽ Truyền thông Phật giáo đã xuất hiện ngay từ thời đức Phật và đoạn kinh trên cho chúng ta thấy chính đức Phật đã làm nhiệm vụ này rất xuất sắc, điều đó chứng tỏ rằng truyền thông đã xuất hiện từ rất lâu.

Có thể nói: Hoằng pháp và Truyền thông là những phương tiện chủ yếu của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ nhằm đưa Giáo pháp của Như Lai đến với mọi người. Chính vì lẽ đó, sau những hoạt động thành công của ban ngành T.ƯGH qua các nhiệm kỳ, Ban TTTT T.Ư GHPGVN cũng chính thức thành lập ở nhiệm kỳ đầu tiên (2012 – 2017).


Đối với Phật giáo Quảng Nam, Ban TTTT GHPGVN tỉnh là một trong 4 Ban của Giáo hội được thành lập và hoạt động ở nhiệm kỳ đầu tiên (2012-2017), với nhiệm vụ đưa thông tin chính xác, đầy đủ, rộng rãi; thu nhập, tổng hợp các thông tin liên quan đến Giáo hội từ cấp tỉnh đến cơ sở và các thành viên Giáo hội. Hộ trì Chánh Pháp, bảo vệ Giáo hội. Kiểm soát, phản ánh và loại bỏ các thông tin truyền thông không chính thống, thông tin bôi nhọ, làm xấu hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, của chư Tăng Ni, Phật tử và làm sai lệch giáo lý, tôn chỉ của đạo Phật. Đảm bảo mọi thông tin của Giáo hội ra bên ngoài, trên phương tiện truyền thông là thống nhất và phản ánh đúng, đầy đủ, trung thực ý chí của Giáo hội.

Là ngành mũi nhọn của Phật giáo tỉnh nhà, Ban TTTT PG tỉnh luôn nghiêm túc thực hiện theo sự hướng dẫn của Ban TTTT Trung ương Giáo hội, sự chỉ đạo của Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; nhiều chương trình hoạt động Phật sự với tinh thần “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”, thể hiện tính “Đoàn kết hòa hợp – Trưởng dưỡng đạo tâm – Trang nghiêm Giáo hội”. Tăng Ni, Phật tử trong toàn ban làm nên nhiều thành tựu Phật sự quan trọng vì đạo vì đời, góp phần xây dựng ngôi nhà chung của GHPGVN Quảng Nam phát triển vững mạnh.

Ban TTTT GHPGVN tỉnh Quảng Nam ra mắt nhân sự nhiệm kỳ I (2012-2017)

Thành phần nhân sự của Ban TTTT GHPGVN tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ đầu tiên gồm có 29 thành viên, có 30 phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên, cộng tác viên, và 8 Ban TTTT PG các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập và hoạt động ổn định.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2014 đến nay, trên trang Website: phatgiaoquangnam.vn (cổng thông tin chính thức của BTS PG tỉnh) và trang Website: phatgiaoquangnam.com (cổng thông tin của ban TTTT PG tỉnh) đã có 1.500 tin, bài; trên 20.000 bức ảnh được xuất bản đăng tải.

Xuất bản phim phóng sự về chuyên đề các hoạt động tổ chức Đại lễ Phật Đản, Vu Lan… của BTS PG tỉnh và tại huyện thị trong toàn tỉnh.

Cung cấp hình, ảnh cho báo chí khi được yêu cầu. Gởi tin, bài viết về các hoạt động của Phật giáo tỉnh nhà đăng tải trên các trang website: phatgiao.org; giacngo.vn; phattuvietnam.net; giaohoiphatgiao.com; phatgiaovietnam.vn…; Ngoài ra, còn có đăng tải rộng rãi trên tuần báo giấy của báo Giác ngộ, các báo mạng xã hội, đài truyền hình AGV, QRT, TRT…

Hằng năm, trang tin luôn chủ động cử phóng viên, cũng như có sự phối hợp với các Ban TTTT PG các huyện, thị xã, thành phố để truyền thông các sự kiện chính diễn ra trong toàn tỉnh. Đặc biệt truyền thông các Phật sự trọng tâm, sự kiện, lễ hội Phật giáo, chú trọng truyền thông về các hoạt động Phật sự ở vùng xa, vùng sâu, vùng miền núi.

 Phát thanh viên Chúc Hương – thực hiện Truyền hình QCB số đầu tiên vào ngày 4-4-2015

Nổi bật nhất là Ban vận hành kênh Truyền hình Phật giáo Quảng Nam QCB với những sự phát triển vững chắc, bài bản và tạo được dấu ấn riêng trong mô hình hoạt động truyền thông Phật giáo, có thể coi đây là mô hình trong việc hoạt động truyền thông Phật giáo có hiệu quả, thiết thực, đúng trọng tâm.

Hiện nay, mỗi tháng Ban sản xuất 1 bản tin, với thời lượng từ 45 phút đến 60 phút, đăng tải trên website BTS PG tỉnh nhà và trên trang website của ban TTTT, youtube, mạng xã hội…

Ngoài ra, Ban còn thực hiện thành công phim phóng sự về Phật giáo Đại Lộc 20 năm một chặng đường. Phim phóng sự: Dấu ấn Phật giáo Quảng Nam 20 năm phát triển và phim ký sự tài liệu về cuộc đời và đạo nghiệp của Trưởng lão HT.Thích Thiện Duyên.

 Ra mắt công chiếu phim phóng sự tài liệu “Dấu ấn Phật giáo Quảng Nam 20 năm phát triển”

Là địa phương đi đầu trong cả nước về công tác làm truyền thông, Ban TTTT PG Quảng Nam đã xuất sắc hoàn thành các công tác Phật sự, góp phần công đức vào sự nghiệp phát triển bền vững, ổn định, trang nghiêm GHPGVN được Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự GHPGVN và Ban TTTT T.Ư Giáo hội tặng Bằng Tuyên dương công đức.

Có được những thành tựu khả quan nêu trên, là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban Trị Sự tỉnh, cộng với thành phần nhân sự trẻ, nhiệt huyết, năng động, tích cực và có nhiều sáng kiến quý báu góp phần vào kết quả hoạt động của ngành, tạo được niềm tin vững mạnh trong lòng Phật tử, ngày càng nâng cao vai trò vị trí của Giáo hội trong lòng dân tộc.


 Hệ thống cửa hàng thời trang trẻ FM STYLE ký kết tài trợ chương trình truyền hình QCB

Thông tin – Truyền thông là một hoạt động mang tính quá trình. Đó không phải là hoạt động nhất thời, gián đoạn mà mang tính liên tục. Đó là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các thực thể tham gia truyền thông. Vì lẽ đó, người làm công tác TTTT cần làm cho quá trình truyền thông diễn ra liên tục và thường xuyên, không nên xem nó như là phong trào hay chiến dịch.

Có lẽ trong các ban ngành của Phật giáo hiện nay, Ban TTTT tuy còn non trẻ, nhưng đã có một bước đi khá vững, báo hiệu một hiệu quả của ngành TTTT Phật giáo tỉnh nhà trước những nhiêu khê, phức tạp hiện nay đang hướng về Phật giáo, sẽ được hóa giải theo chiều hướng tích cực.

Chính vì vậy Giáo hội cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức và tạo điều kiện đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông Phật giáo trong thời gian tới.

Nhân hội nghị tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ I (2012-2017) và ra mắt Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ II (2017-2022) sắp diễn ra, Ban TTTT PG tỉnh nhà kiến nghị một số nội dung như sau:

1/ Mở khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông

Để tiếp tục trang bị thêm kiến thức cho lực lượng làm công tác truyền thông Phật giáo tỉnh nhà có kỹ năng phục vụ ngày càng tốt hơn trên các cương vị Phật sự đang đảm nhiệm.

Ban TTTT đề nghị Giáo hội quan tâm và tạo điều kiện mở khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo trong toàn tỉnh, nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác thông tin truyền thông Phật giáo cho đội ngũ làm công tác truyền thông.

2/ Đầu tư và phát triển kênh Truyền hình Phật giáo Quảng Nam QCB

Kênh truyền hình Phật giáo Quảng Nam, có tên tiếng Anh là Quang Nam Communications Buddhism, viết tắc là QCB, với nhiệm vụ sản xuất tin về những hoạt động Phật sự, sự kiện, truyền tải văn bản, thông tư, thông báo của Giáo hội tỉnh nhà một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ qua hình ảnh video. Ngoài ra, còn sản xuất phim phóng sự ngắn, phim ký sự tài liệu về Phật giáo, phỏng vấn ý kiến chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội và Phật tử… .Ngày 04/4/2015, ban thực hiện bản tin truyền hình Phật giáo Quảng Nam số đầu tiên đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp của ngành Truyền thông Phật giáo tỉnh nhà.


Phát thanh viên Diệu Hòa – Ngọc Nghĩa thực hiện truyền hình QCB số 16

Trong nhiệm kỳ qua, kênh truyền hình Phật giáo Quảng Nam QCB được dư luận đánh giá cao, góp phần nâng tầm hình ảnh của Giáo hội Phật giáo tỉnh nhà trong công chúng, xã hội. Mặc dù là kênh truyền hình Phật giáo nội bộ nhưng với người xem đã mặc định thương hiệu truyền hình Phật giáo tỉnh nhà. Theo đánh giá của người xem, so với 63 tỉnh thành trong cả nước, Ban TTTT PG Quảng Nam luôn đi đầu trong công tác làm truyền thông và nhất là vận hành kênh Truyền hình Phật giáo QCB mang dấu ấn riêng của Phật giáo đất Quảng.

Hiện nay, mỗi tháng ban sản xuất 1 bản tin Truyền hình QCB, với thời lượng từ 45 phút đến 60 phút. Cần có một chiến lượt, hoạch định, kế hoạch để phát triển bền lâu, tiến đến mỗi ngày 1 bản tin Truyền hình QCB. Ban TTTT PG tỉnh kính đề nghị Giáo hội đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện phát triển mô hình truyền thông này.

3/ Ứng dụng truyền thông Phật giáo trên mạng xã hội

Hiện nay mạng xã hội như facebook, youtube, twitter, zalo, viber… phát triển một cách vũ bão, tất cả các tầng lớp xã hội, sinh viên, học sinh đều dùng đến nó. Vì thế, thông qua mạng xã hội chúng ta gặp rất nhiều thuận tiện và dễ dàng khi truyền tải các thông điệp, hoạt động Phật sự của Giáo hội.


 Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với truyền thông Phật giáo

Nhanh chóng, kịp thời và sức lan tỏa mạnh mẽ… thực sự là điểm ưu việt của mạng xã hội so với các loại hình truyền thông khác. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Sự vội vàng, thiếu cẩn trọng, thiếu kiểm soát trong việc đăng tải, comment (bình luận) và nhấn nút like (quan tâm), share (chia sẻ)… theo ý nghĩ cá nhân của mỗi người mà truyền tải, đánh giá thông tin thất thiệt về Phật giáo, hình ảnh không đẹp về tu sĩ Phật giáo, phần lớn không ngoài mục đích muốn câu like, câu view… làm cho không ít người là Phật tử không tin Chánh pháp, bất mãn trước những điều xấu mà nhất thời đi sai đường.

Khi chia sẻ một vấn đề nào đó, chúng ta cần hiểu sự tác động của nó tới cộng đồng và nên kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn một cách kỹ lưỡng, để nguy cơ sai lệch thấp nhất có thể; luôn coi trọng rằng cần phải ‘like’, ‘share’ có ý thức và ‘comment’ trao đổi một cách bình tĩnh, văn hóa.

Hiện nay, pháp luật và Hiến chương Giáo hội chưa có điều khoản cấm việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Người dùng mạng được tự do chia sẻ thông tin cho người khác, đưa ra những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về bất kỳ vấn đề nào. Song, là để tử Phật, khi đối diện với những tin đăng tải về Phật giáo, nhất là những tin phản cảm, với mục đích bôi nhọ Phật giáo thì việc chia sẻ cần phải được chọn lọc, cân nhắc kỹ.

Thiết nghĩ, từ những bài học về hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội đã được các phương tiện thông tin đại chúng chia sẻ, tăng-ni, phật tử tham gia mạng xã hội cần phải luôn tỉnh táo, có chánh kiến, cẩn trọng với việc chia sẻ thông tin lên mạng xã hội; không bình luận ai đúng, ai sai bởi vấn đề không thuộc thẩm quyền của riêng mình; nên giới thiệu rộng rãi với mọi người những bài viết về nghiên cứu Phật học, lịch sử Phật giáo, ứng dụng Phật pháp vào đời sống hiện tại… và nhất là cần có sự tu tập để làm hành trang vững chắc, khi tiếp cận những thông tin mang hình ảnh không đẹp về Phật giáo.

4/ Văn phòng BTS PG tỉnh hỗ trợ

Phần lớn, mọi thông tin Phật sự, chủ trương đường lối của Giáo hội PG tỉnh nhà đều tổng hợp từ Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh, cho nên trong thời gian đến Ban TTTT PG tỉnh kính mong chư tôn đức trong VP BTS tích cực nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện hơn nữa, để mọi thông tin hoạt động Phật sự tại tỉnh nhà nhanh chóng, kịp thời và chính xác khi đăng tải trên mạng thông tin đại chúng.

5/ Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông Phật giáo tại địa phương

Hiện nay, toàn tỉnh có 8 Ban TTTT PG các huyện, thị xã, thành phố đã được thành lập nhưng hoạt động chưa ổn định và đồng đều, do đó những thông tin hoạt động Phật sự tại địa phương còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ.

Trong thời gian tới, kính mong chư tôn Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội cần có kế hoạch phương án cụ thể và quan tâm đặc biệt hơn nữa để thúc đẩy ngành truyền thông Phật giáo tại mỗi địa phương phát triển vững mạnh.

Bên cạnh đó, Ban Thông tin Truyền thồng tại các huyện, thị xã, thành phố hoạt động chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, chưa thật sự hiểu về vai trò của mình, chưa nắm bắt cụ thể về tài liệu, về thực tế hoạt động của ngành truyền thông nên còn rụt rè trong công việc, chưa hoàn thành tốt trách nhiệm đối với công tác. Cần đẩy mạnh việc phối hợp với Ban TTTT PG tỉnh để cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và nhất là chọn lựa đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên chuyên nghiệp và thường xuyên, có đầy đủ năng lực, uy tín, để thu tập mọi thông tin hoạt động Phật sự của Giáo hội địa phương kịp thời đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.

6/ Nguồn tài chánh quá hạn hẹp

Trong nhiệm kỳ qua, Ban TTTT PG tỉnh mới được thành lập và hoạt động trong điều kiện tài chánh khó khăn. Ban phải tự vận động nguồn tài chánh, chủ yếu là khoản cá nhân các thành viên, chư tôn đức và phật tử hão tâm thương tình đóng góp, ủng hộ. Trong khi kinh phí sản xuất chương trình thì lớn, công tác tổ chức và hoạt động chuyên môn thì khó khăn. Đặc biệt các trang thiết bị phục vụ cho ngành truyền thông thì toàn là loại đắt tiền như: máy vi tính, may quay phim, máy chụp hình, máy thu âm và nhất là kinh phí bồi dưỡng đi lại cho các thành viên, phóng viên khi tham gia tác nghiệp ở những vùng xa, vùng miền núi… Trong thời gian đến, Ban TTTT PG tỉnh mong rằng chư tôn đức lãnh đạo BTS PG tỉnh, chư tôn đức tăng ni tại các huyện, thị xã, thành phố, quý phật tử đặc biệt quan tâm.

Ban TTTT PG Quảng Nam họp chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ II (2017-2022)

Trong suốt hơn 20 năm qua, các ban ngành của Phật giáo tỉnh nhà đã có những đóng góp to lớn rất đáng kể. Riêng sự nghiệp Thông tin truyền thông mới được thành lập nên chưa có những thành tựu xứng đáng, đúng tầm. Đây là mục tiêu phấn đấu của Giáo hội nói chung và của Ban TTTT PG tỉnh nói riêng.

Chúng ta tin rằng trong thời gian tới, Giáo hội sẽ có những quyết sách tích cực, hữu hiệu hơn nữa giúp cho ngành Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh nhà phát triển bền vững, để hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh, đem đạo vào đời, góp phần xây dựng một xã hội ngày một văn minh giàu đẹp.


Đại đức Thích Viên Hải – Trưởng ban TTTT GHPGVN tỉnh Quảng Nam