Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông (I)

Trần Nhân Tông là người đã tập đại thành tư tưởng thiền học của một số thiền sư Việt Nam trước đó, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm và qua đó, đánh dấu một bước hoàn tất quá trình Việt Nam hoá Phật giáo.

Ðại cương Phật giáo Ðại thừa (phần 2)

Trong Phật giáo Ðại thừa có hai tông phái chính, triển khai từ truyền thống thông giải các kinh sách vốn không được chấp nhận như là thành phần của Kinh điển viết bằng tiếng Pali, một thổ ngữ Ấn độ, xuất phát từ Phạn ngữ (Sanskrit) và được Thượng toạ bộ dùng để viết các bộ kinh điển của mình.

Vấn đề phân biệt hay không phân biệt thiện-ác?

Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật: một thái độ tạm gọi là chính thống, có tính chất phổ thông và mô phạm; và một thái độ phóng khoáng, dành cho hạng “thượng căn”, và đặt nặng vào trí tuệ. Nói một cách giản lược, một bên lấy “diệt khổ” làm cứu cánh, theo con đường vạch ra bởi các bộ kinh (Nikāya) của Phật giáo Nguyên thủy; một bên lấy “tuệ giác” làm cứu cánh, theo tinh thần Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-pāramitā) của Thiền tông.

Đại cương Phật giáo Đại thừa (phần 4)

Như Lai tạng theo tiếng sanskrit là tathagatagarbha, gồm hai chữ. Một là tathagata nghĩa là Như Lai: người đã đến như thế, danh hiệu của vị đạt giác ngộ ở bậc cao nhất, và cũng là một trong mười danh hiệu của một vị Phật.

Vài nét về đạo Phật và thuyết nhân quả

Nhân quả là quy luật khách quan, nghiệm đúng cho mọi tương tác của các đối tượng, bao gồm cả thế giới vô tình và thế giới hữu tình.

Tình và lý

Bàn đến vấn đề “Tình và Lý” là bàn thảo đến mối quan hệ giữa người với người phải được xây dựng như thế nào ? để cho mối quan hệ ấy được hoà hợp hơn.

Vài suy nghĩ về Tâm và Thức

Trong bài “Khi vật lý học gõ cửa Bản thể học”, đi đề cập đến trường lượng tử, tác giả viết: “… chúng ta hiểu đó là trường lượng tử, chứa tâm, chứa thức”. Tâm (citta) và thức (vinnana) là thuật ngữ Phật học, được đề cập trong hai nội dung quan trọng: thế giới duy tâm biến hiện, và các pháp duy thức.

Đại cương Phật giáo Đại thừa (phần 3)

Triết học Duy thức tông là một trường phái chính của triết học Ðại thừa được hai anh em đại sư Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng lập. Hai vị đại luận sư ấy sống khoảng thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5 sau CN.

Phật là gì? (phần hai)

Người giác ngộ đã trở về nhà và nhận ra rằng núi là núi, sông là sông như chúng luôn luôn đã từng là núi, là sông. Không hề có một đổi thay nhỏ nào trong từng khoảnh khắc; vạn pháp đều như thị, đều rất mực toàn bích.

Bài xem nhiều