Nơi nương náu cuối đời của các cụ cô đơn

Bại liệt, câm điếc, lú lẫn, không nơi nương tựa, hằng trăm cụ già ngoài 70 tuổi đã đến nương náu trong vòng tay của các sư cô chùa Lâm Quang, quận 8, TP HCM từ gần 20 năm nay.

Từ bi quảng đại

Thực hiện giáo lý nhà Phật: Từ bi, cứu độ chúng sinh, gần 10 năm nay, sư thầy Thích Đàm Khoa (Trụ trì chùa Trăm Gian, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã vượt qua mọi khó khăn, mang lại quyền được sống, được yêu thương, học tập cho 22 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Sư thầy còn giúp không ít người thay đổi hành vi, sống có trách nhiệm với người thân, cộng đồng.

Người thầy của trẻ em cơ nhỡ

Hơn 20 năm qua chùa Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã trở thành mái nhà và trường học của biết bao trẻ em cơ nhỡ. Bằng tấm lòng nhân ái và tình yêu thương, Đại đức Thích Quảng Tâm đã cưu mang, nuôi dưỡng, dạy dỗ cho nhiều lớp trẻ em nghèo, đem lại nguồn sống và tương lai tươi sáng cho rất nhiều đứa trẻ cơ hàn.

Tăng, ni cũng tần tảo làm ruộng

Nhiều nhà chùa ở Thừa Thiên - Huế tự túc lương thực bằng việc cày cấy. Những tăng ni của chùa cũng tần tảo ruộng vườn không khác nông dân thực thụ.

Chuyện cảm động của NS Đàm Lan

Là 1 trong 10 người được nhận trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô trong năm 2011, sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề (Gia Lâm-Hà Nội) cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, theo sư thầy, việc sống và làm việc thiện là một trách nhiệm mà mỗi nhà sư phải làm.

Vị Hòa thượng Khmer hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Ba mươi mấy năm qua, nhằm duy trì và nêu cao tinh thần yêu nước, dưới sự quản lí của Hoà thượng Tăng Nô, chùa Khleang đã nuôi dưỡng nhiều người già neo đơn được no ấm khi tuổi xế chiều; hàng trăm học sinh, sinh viên trong tỉnh có hoàn cảnh khó khăn được học tập tốt và trở thành người có ích cho xã hội.

Sư thầy “gà trống nuôi con”

Nhắc đến chùa Thịnh Đại người ta thường nghĩ ngay đến sư thầy Thích Việt Hòa, người đã dành trọn tình yêu thương cho chục đứa trẻ có số phận không may mắn.

ĐĐ. Minh Bửu: Sống là phải biết cho

Nhiều Phật tử và người dân quanh vùng thường gọi đại đức Thích Minh Bửu, trụ trì chùa Pháp Linh và Tịnh xá Ngọc Thạnh, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bằng danh xưng thật thân thương, kính trọng và trìu mến là: Thầy Bửu.

Nhà Sư không mặc áo vàng

Khác với các nhà sư Phật giáo Nam tông đi chân đất khất thực, chỉ ăn một bữa chính ngọ và khoác y vàng, sư Tuệ Tâm - cách gọi gần gũi của phật tử đối với hoà thượng, lương y Thích Tuệ Tâm (Giám đốc điều hành Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa của chùa Huyền Không Sơn Hạ ở Huế) đi ôtô, mặc blouse trắng chữa bệnh cứu người.

Xoa dịu nỗi đau bằng lòng nhân ái

Có một vòng tay, một tấm lòng bao dung lượng cả, đã mở rộng yêu thương cứu giúp những phận người tưởng không còn chút giá trị nào đối với xã hội, cho họ cơ may tìm lại ý nghĩa cuộc sống, tìm lại nẻo về lương thiện. Ðó là đại đức Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân (quận Hoàng Mai - Hà Nội).

Bài xem nhiều