Kính dâng cố Đại lão HT. Tôn sư Thích Minh Châu

Chúng ta càng biết ơn Ôn đã giúp cho Phật Giáo Việt Nam lội ngược mấy nghìn năm để kết nối lại cội nguồn ban đầu với những sự đóng góp về sau, khiến cho các hành giả những khi lúng túng trong công phu tu tập có thể bất ngờ tìm được sự điều chỉnh kỳ diệu với lời dạy thực tế hợp lý của chính Đức Phật ngày xưa.

Góp vào sách lược để Giáo hội phát triển bền vững

Kế thừa truyền thống quý báu Hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam từ ngàn xưa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam với 1/4 thế kỷ xây dựng và phát triển đã lớn mạnh không ngừng cả về phần rộng và chiều sâu, là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng đây là một cơ duyên thuận lợi nhất trong suốt bề dày lịch sử của Phật giáo và cũng là một thử thách to lớn mà Giáo hội đã vượt qua. Nhưng trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa để tránh nguy cơ tụt hậu, trong khuôn khổ tham luận tại Hội thảo, chúng tôi xin có mấy ý kiến để xây dựng Giáo hội phát triển vững mạnh như sau:

Văn hóa Phật giáo trong nghìn năm văn hiến Thăng Long

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 tại Hà Nội với sự có mặt của hàng nghìn các vị cao tăng cùng các nhà Phật học uyên bác nhất trên thế giới khiến tôi liên tưởng đến một không khí Phật học thịnh phát đã từng diễn ra cách đây một ngàn năm.

Dòng sông êm đềm, bầu trời trong sáng

Mùa Hạ về, mùa đem lại niềm vui cho chúng tôi, những  người con Phật luôn mong muốn được cúng dường chư  tôn thiền đức an cư kiết hạ đang trầm mình trong giáo pháp Như Lai. Thật vậy, năm nay, một lần nữa niềm mong ước này, chúng tôi đã được thỏa lòng. Không vui sao được khi món bánh đơn giản mà chúng tôi dâng cúng đã được chư tôn đức hoan hỷ dùng và sau đó, chúng tôi còn được nghe pháp.

Khi nhà chùa ra tay… bắt cướp

Theo lời Thượng tọa Thích Thanh Nhã (chùa Trấn Quốc) thì bất cứ đối tượng nguy hiểm nào khi đối diện với Thượng tọa đều run sợ. Chúng sợ bởi vẻ "đại hùng, đại lực, đại từ bi" của nhà Phật và bởi Thượng tọa có "bí quyết võ công vô cùng thâm hậu".

Những mảnh đời học trò nương nhờ cửa Phật

“Pháp Phật của sư là pháp sống, kinh của sư là kinh cứu khổ. Do dó sư không phải gõ mõ tụng kinh ra tiếng. Nhưng sư phải làm, sư phải lo con ăn cho no, con phải ngoan lên, con phải học để có được cái nghề kiếm sống...”.

Hoài niệm HT. Thích Trí Thủ

Một buổi chiều xuân năm 1958, tôi lên núi Trại Thủy Nha Trang, thăm chùa Hải Đức. Tôi không vào chùa, tôi đi dạo chung quanh chùa nhìn tứ-vọng-cảnh, rồi ra sân xem những chậu hường, lấy giống từ Đà Lạt.

Văn tưởng niệm kỷ niệm 701 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết...

Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, nhân dân Việt Nam, con cháu Tiên rồng, nhiều đời Trần Việt, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Định, xin đốt nén Tâm hương ngũ phần, dâng lời tưởng niệm chân thành, Tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đãnh lễ Lịch đại Tổ Sư, phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh chốn Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở.

Tiểu sử Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Ngài là con thứ ba của cụ ông Trần Văn Đáo và cụ bà Nguyễn Thị Trỏ, trên Ngài còn có 2 người anh trai.

Báo cáo kết quả Hội thảo HDPT toàn quốc 2011

Với tinh thần hoằng pháp lợi sinh báo Phật ân đức, được sự chấp thuận của Hội Đồng Trị sự GHPGVN, Ban Tôn giáo chính phủ, Sở Nội vụ-Ban Tôn giáo và được sự hỗ trợ các cơ quan chức năng TP Đà Nẳng, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, kết hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Từ thiện Xã hội Ban Trung ương và Trị sự Thành hội Phật giáo TP. Đà Nẵng – Đơn vị đăng cai tổ chức Hội thảo

Bài xem nhiều