Một chữ xả

Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.

Phương pháp học Phật

Khi nói Pháp là phương pháp, là cái chìa khóa mở cửa hạnh phúc, chuyển đau khổ thành an vui, luyện cát ra vàng ròng, thì bất luận là người theo đạo nào, muốn hết khổ được vui, đều cần phải có nó.

Vô Thường

Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật dạy rằng: "Dù trên không trung, giữa đại dương hay trong hang sâu núi thẳm, không đâu trên thế gian này có thể tránh khỏi tử vong".

Thân người khó được, Phật pháp khó nghe

Chúng ta là con Phật nên những gì Phật dạy bảo nhắc nhở, chúng ta phải hiểu biết, ghi nhớ và thực hành theo, mới xứng đáng là con Phật. Hôm nay chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa về lời Phật dạy: “Thân người khó được.”

Phật Giáo có phải là một tôn giáo không?

Tôn Giáo là gì? Khi nghiên cứu lịch sử Tôn Giáo, chúng ta tìm thấy nhiều giải đáp cho vấn đề này. Vậy đâu là giải đáp thỏa đáng nhất? Những giải đáp ấy có thích ứng với Đạo Phật không? Chúng ta hãy tìm hiểu một vài định nghĩa thông dụng nhất.

Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu học theo Phật?

Quí Phật tử xét thật kỹ xem từ trước đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu xin hay để tu học theo Phật? Đa số đều cầu xin, phải không? Mỗi khi đến chùa, Phật tử hoặc là cúng hoa quả hoặc là cúng nhang đèn. Khi cúng rồi, quí vị quì xuống nguyện Phật cho gia đình con bình an, cho con cháu con thi đậu, cho tất cả trong gia quyến đều gặp may mắn v.v… như thế là xin hay tu?

Ý nghĩa thực chứng của Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni

Sau khi Thái tử Sĩ-Đạt-Ta rời bỏ cung điện nguy nga giã từ vợ đẹp con thơ đi tìm chân lý, Ngài đã trải qua không biết bao nhiêu thử thách nguy khó. Nhưng mục đích chuyến đi của Ngài là tìm cho bằng được một lối thoát để giải phóng cho mình và chúng sinh ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, nên Ngài không quản khó khăn hiểm trở.

Khía cạnh thực tế của đạo Phật

Nhiều người khi tìm hiểu Phật Giáo đã đặt ra những câu hỏi xa vời như: Niết Bàn là gì? Làm sao biết có kiếp sau? Vũ trụ do đâu mà hiện hữu? Con người từ đâu đến và sau khi chết họ sẽ đi về đâu? v.v.

Cách bố trí tượng thờ trong chùa miền Bắc

Cách bố trí tượng Phật ở các chùa không giống nhau tuỳ theo Thiền phái. Các chùa miền Bắc thường là theo Bắc tông, cách bài trí tượng Phật khác với chùa miền Nam, thường đơn giản hơn.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Vào trong các chùa Phật giáo Bắc Tông, ngay giữa chánh điện hoặc thờ một tượng Phật Thích Ca, hoặc thờ ba tượng ngồi ngang, đức Thích Ca ngự giữa, bên phải đức Phật Thích Ca là Phật A Di Ðà, bên trái là Phật Di Lặc (Phật tương lai). Lối thờ nầy tượng trưng tam thế Phật, Phật Thích Ca là Phật hiện tại, Phật Di Ðà là Phật quá khứ, Phật Di Lặc là Phật tương lai. Bất cứ lối thờ nào, đức Thích Ca đều ngự ở giữa, nên cũng gọi Ngài là đức Trung Tôn.

Bài xem nhiều