Chính niệm-thực tập thiền quán (Chương Tám)

Khi mới bắt đầu, mỗi ngày bạn chỉ cần ngồi thiền một lần là đủ. Nếu bạn cảm thấy muốn ngồi thiền lâu hơn cũng được, nhưng nhớ đừng thái quá. Thường thường, các thiền sinh mới thường gặp hiện tượng đuối sức. Họ nhảy vào ngồi thiền mười lăm tiếng mỗi ngày suốt mấy tuần liền. Và rồi họ phải đối mặt với cuộc sống thực tế. Khi ấy, họ thấy rằng việc thiền tập đòi hỏi quá nhiều thời giờ. Họ phải hy sinh quá nhiều! Họ không có đủ thời gian dành cho việc ngồi thiền!

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 7, phần 1)

Ở giai đoạn này, khi kinh nghiệm một điều gì đó, bởi vì đôi khi bạn có thói quen suy nghĩ và ghi nhận bằng cách định danh, bạn cố đặt tên cho nó, nhưng khoảng khắc bạn cố đặt tên thì nó đã không còn ở đó nữa. Do đó, bạn có cảm tưởng là mình không thể đặt tên cho mọi thứ được nữa, chỉ có thể thấy chúng, quan sát chúng mà không suy nghĩ, không làm một cái gì hết. Đối với những người mới đến, thiền sư dạy phải ghi nhận mọi thứ: nghe, nghĩ…

Ai mắc bệnh đây?

Cuối mùa xuân năm 1979, Ngài Ajahn Chah đến thăm Trung Tâm Thiền Minh Sát ở Barre, Massachusetts. Ngài dạy một khóa thiền mười ngày ở đây. Mỗi buổi chiều Ngài thường đi dạo quanh trung tâm. Nhìn thấy các thiền sinh đang kinh hành chậm rãi, Ajahn Chah có nhận xét là trung tâm thiền này chẳng khác nào một bệnh viện tâm thần để chữa trị cho những tâm hồn thế tục. Mỗi lần gặp họ, Ajahn Chah thường chúc lành, "Mau khỏi bệnh. Chúc các bạn mau khỏi bệnh."

Lá rụng

Vào mùa lá rụng, cứ vài hôm chư tăng trong thiền viện lại chia nhau quét lá ở lối đi và sân chùa. Trên những khoảng sân rộng, một hai vị sư quét không xuể, phải nhiều sư hợp lại, dùng những cây chổi cán dài, cùng nhau quét. Những cây chổi dài chuyển động chẳng khác nào những trận cuồng phong thổi đám là vàng tung bay như đàn bướm. Nhưng một lát sau, rừng cây lại tiếp tục dạy ta bài học mới. Lá lại rụng, các nhà sư lại tiếp tục quét. Quét xong đàng này, đàng kia lá đã tràn ngập; quét đến cuối lối mòn, đầu lối mòn đã vàng rực màu lá.

Chân đế và tục đế (Phần 6)

Giữ giới là một phước báu. Khi chúng ta hành thiền chỉ hay thiền vắng lặng, chúng ta được cả hai loại phước: phước giới và phước định. Khi hành thiền minh sát hay quán sát mỗi một hiện tượng xảy ra trong thân tâm ta, ta có được ba loại phước: phước giới, phước định và phước huệ. Khi hành thiền minh sát ghi nhận mọi hiện tuợng đang xảy trong ta, ta chẳng phải chi ra đồng nào nhưng đạt được phước báu cao thượng nhất.

Đại Niệm Xứ (Phần 16b)

Này các thầy Tỳ khưu, ở đây, tỳ khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm để loại bỏ mọi tham ái và (ưu phiền) sân hận trên đời. Thầy tỳ khưu quán sát thọ trong thọ, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm để loại trừ mọi tham ái và (ưu phiền) sân hận trong cõi đời. Thầy tỳ khưu quán sát tâm trong tâm, tinh cần tỉnh giác và chánh niệm để loại trừ mọi tham ái và (ưu phiền) sân hận trong cõi đời. Thầy tỳ khưu quán sát pháp trong pháp, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm để loại trừ mọi tham ái và (ưu phiền) sân hận trong cõi đời. Này các thầy tỳ khưu, như vậy là Chánh Niệm.

Đại Niệm Xứ (Phần 14)

Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc (tâm) chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và Giác ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ.

Bài xem nhiều