Văn hoá phi vật thể phật giáo ở chùa Việt – Quan Âm Bồ...

Luật Di sản văn hoá có quy định: Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ, lưu truyền bằng nhiều hình thức bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.

Ngôi chùa trong đời sống văn hoá người Khơme

Đến vùng bà con dân tộc Khơme sinh sống, ấn tượng nổi bật là những mái chùa cong vút ẩn mình dưới hàng cây sao và cây dầu (loại cây thiêng, mọc cao, thường dùng làm thuyền trong ngày hội đua thuyền cầu nước của người Khơme). Người Khơme theo Phật giáo tiểu thừa, họ sùng bái, trọng vọng ngôi chùa và các vị sư sãi… như chính gia đình thân thiết của mình, bởi lẽ họ quan niệm cuộc sống trần thế chỉ là chốn tạm bợ, phía “bên kia” mới là cõi niết bàn, và ngôi chùa chính là nơi trung gian.

Mỹ học Phật giáo trong dàn dựng và biểu diễn vở chèo cổ “Quan...

Giống như một phát hiện, khi nghe tên hội thảo khoa học “Những yếu tố Phật giáo trong nghệ thuật dân tộc Việt Nam”, tâm thức tôi bừng ngộ. Tôi lập tức nghĩ ngay đến vẻ đẹp rực rỡ của mỹ học folklore đặc sắc cổ truyền chỉ có ở sân khấu chèo cổ sân đình Việt Nam. Và cũng ngay lập tức, tôi liên tưởng tới vở chèo cổ toàn bích Quan Âm Thị Kính, với vẻ đẹp ngời sáng của mỹ học Phật giáo trong nghệ thuật dàn dựng của đạo diễn Trần Bảng và nghệ thuật biểu diễn của các nghệ nhân chèo sáng giá nhất Nhà hát Chèo Việt Nam.

Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống Việt

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình người Việt là một đề tài hằng xuyên theo chiều dài lịch sử mỹ thuật dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị vô giá với tinh thần người Việt. Vì vậy hình tượng hoa sen không chỉ là đề tài nghiên cứu và cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân xưa, mà còn là đề tài nghiên cứu để chúng ta tìm về với giá trị truyền thống dân tộc.

Đạo Phật trong nghệ thuật Tuồng

Tác giả viết bài này với suy nghĩ những nhân vật mang tư tưởng đạo phật trong tuồng, là những ngọn lửa thắp sáng đưa đường dẫn lối cho con cháu ta đời đời phải hướng tới cái thiện, loại trừ cái ác. Mong muốn các nhà nghiên cứu nên đúc kết nguồn gốc đạo phật ảnh hưởng đến nghệ thuật tuồng như thế nào, để trở thành lý luận dễ hiểu phổ cập rộng rãi trong giới nghệ thuật tuồng cũng như cho dân chúng hiểu được cái hay cái đẹp để yêu nghệ thuật tuồng nhiều hơn. Có như vậy nghệ thuật tuồng sẽ tồn tại và sống mãi trong lòng người dân đất Việt, như một di sản quý.

Nghệ thuật kiến trúc chùa Thầy với phật giáo Mật Tông

Chùa Thầy (Thiên Phúc Tự), thuộc xã Thụy Khuê, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, từ lâu đã nổi tiếng không phải chỉ ở vẻ đẹp của kiến trúc, danh lam thắng cảnh mà còn bởi những truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng xung quanh thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lối tu mang màu sắc huyền bí của dòng thiền Mật Tông cùng với những huyền tích của Từ Đạo Hạnh đã tạo nên những sắc thái riêng biệt của kiến trúc cũng như nghệ thuật tổ chức không gian nơi đây.

Nghệ thuật sân khấu truyền thống từ góc nhìn Phật giáo

Rất nhiều bài tham luận tỏ ra tâm đắc với vấn đề mà cuộc hội thảo “Những yếu tố Phật giáo trong nghệ thuật dân tộc” (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức) đặt ra. Tất cả đều “ngộ” ra một điều, yếu tố Phật giáo từ lâu đã nhuần nhuyễn trong các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Phỏng vấn Thiền sư Nhất Hạnh: Bông hồng cài áo, sự tiếp nối đẹp...

Bông hồng cài áo là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Thiền sư Nhất Hạnh. Được sáng tác cách đây hơn 40 năm, cho đến nay, tác phẩm ngắn này vẫn được đông đảo bạn đọc nhiệt thành đón nhận và đã được dịch, in ra nhiều thứ tiếng. Nhân mùa Vu lan Báo hiếu PL.2550, bộ phận biên tập nguyệt san Giác Ngộ đã hân hạnh có cuộc phỏng vấn từ xa với Thiền sư Nhất Hạnh về những vấn đề xung quanh tác phẩm Bông hồng cài áo - tác phẩm gợi hứng cho nhạc phẩm cùng tên của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và nghi thức cài hoa hồng, hoa trắng tưởng niệm công ơn của các đấng sinh thành…

Hình tượng Phật Di Lặc trong tôn giáo – tín ngưỡng và nghệ thuật...

Di Lặc (tiếng Phạn: Maitreya) là một vị Phật của Phật giáo Đại Thừa , được xem như kế vị của đức Phật Thích Ca thường gọi là Vị Lai Phật. ở Trung Hoa, Di Lặc còn có tên gọi khác là Từ Thị Bồ Tát.

Văn hoá phi vật thể trong chùa Việt – Đế Thích và Phạm Thiên

Đế Thích còn được gọi là Đế Thích Thiên, nguyên gốc dịch từ Thích Ca (Chakra) Đề Hoàn (Deva), Nhân Đà La (Indra), là vị Thiên Vương cai quản cõi trời thứ hai (cõi Đạo Lị) ở trên núi Tu Di nằm trong Dục giới.

Bài xem nhiều