Văn hoá phi vật thể trong chùa Việt – Đế Thích và Phạm Thiên

Đế Thích còn được gọi là Đế Thích Thiên, nguyên gốc dịch từ Thích Ca (Chakra) Đề Hoàn (Deva), Nhân Đà La (Indra), là vị Thiên Vương cai quản cõi trời thứ hai (cõi Đạo Lị) ở trên núi Tu Di nằm trong Dục giới.

Về ngôi ”Cửu phẩm liên hoa” chùa Bút Tháp

Qua những cuộc viễn du trên miền đất Đông Á - Đông Nam Á, nhiều khách hành hương đã từng ngạc nhiên khi thấy dấu tích của cối kinh ở tận Bắc Kinh hoặc xa hơn, tận Mông Cổ và Nhật Bản. Tại những di tích lớn ở thủ đô Trung Hoa chúng ta đã gặp hàng dãy “tháp” có thể quay được dưới dạng một hình trụ (cao trên 1m, rộng khoảng 0,5m)...

Về các lớp văn hóa trong sự tích Thánh Dương Không Lộ

Ở châu thổ sông Hồng, những ngôi chùa kiểu “nội công ngoại quốc” không hẳn đã phổ biến, song điểm đặc biệt là, hầu hết những ngôi chùa kiêm thêm việc thờ Thánh bên cạnh việc thờ Phật đều theo dạng này.

Từ một giấc mơ

Máy móc hóa công tác dịch thuật kinh điển Phật giáo Việt Nam là ý tưởng của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát cách đây hơn 30 năm, được đề cập trong một bài viết triên tạp chí Tư tưởng của Đại học Vạn Hạnh. Thời bấy giờ đó chỉ là “Giấc mơ”. Khi nghe đến việc ứng dụng máy tính trong công tác dịch thuật kinh điển, không ít người hoài nghi và cho đó là ảo tưởng. Nay giấc mơ đó đã đi vào thực tế, với sự mở đầu của Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh, người vốn được biết đến với vai trò là nhà dự báo khí tượng thủy văn uy tín ở Mỹ, và nhóm Tuệ Quang.

Chùa Giác Viên – Những giá trị văn hoá nghệ thuật

Chùa Giác Viên có lịch sử hình thành muộn hơn so với các ngôi chùa cổ ở trong vùng, nhưng về giá trị văn hóa nghệ thuật thể hiện trong trang trí kiến trúc thì có lẽ nó không chịu nhường bất cứ ngôi chùa nào, kể cả chùa Giác Lâm. Các nhà nghiên cứu và khách tham quan sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn bởi nghệ thuật trang trí, chạm khắc gỗ cực kỳ tinh xảo ở nơi đây: Bao lam (cửa võng), hoành phi, câu đối, phù điêu từ chánh điện, nhà Tổ cho đến hành lang, Đông Lang và Tây Lang.

Mãi là tình yêu thương Hiếu kính…

“ Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá!   Đựng sao đầy hai tiếng Mẹ ơi!”  Mẹ ơi – đó cũng chính là từ ngữ mà con tập nói đầu tiên. Thật giản đơn  nhưng có lẽ đi suốt chặng đường đời Con vẫn chưa hiểu hết được sự  thiêng liêng  của tiếng gọi thân thương ấy. Đó cũng chính  những tình cảm chân thành mà chương Trình ca nhạc truyền thống VẦNG TRĂNG MẸ muốn gởi gấm đến người dân thành phố trong  Mùa Vu Lan  Báo hiếu, vào đêm 06 tháng 08 năm 2006 tại nhà hát Bến thành – Mạc Đĩnh Chi – TP.HCM. Chương trình do Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo TP.HCM kết hợp với Nhà hát Bến thành  thực hiện hằng năm.

Bảo tồn và tiếp biến văn hóa thời Lý qua tượng Phật chùa Phật...

Nhìn dọc theo các mốc thẩm mỹ nước nhà thì thẩm mỹ thời Lý là mốc thẩm mỹ thứ hai sau thẩm mỹ Đông Sơn, nhưng về thiết chế xã hội là thời kỳ nhà nước quân chủ trung ương tập quyền độc lập đầu tiên. Do những yếu tố lịch sử đương thời cũng như thừa hưởng cái gốc sâu bền từ những thời đại trước mà ở thời Lý đã hình thành nền văn hóa đa dạng, nhiều chiều.

Tìm hiểu tập quán cúng cô hồn hay lễ Mông Sơn thí thực

Nhân lễ Vu lan báo hiếu, cũng là dịp xá tội vong nhân, xin giới thiệu bài viết về Tập quán cúng cô hồn hay lễ Mông sơn Thí thực và một số hình ảnh trong lễ Mông sơn Thí thực tại Tùng lâm Quán Sứ, Hà Nội vừa diễn ra tối 13/7 Bính Tuất

Nghệ thuật kiến trúc chùa Khơme Nam Bộ

Ngôi chùa Khơme Nam Bộ là một công trình kiến trúc có nhiều giá trị thẩm mỹ, là không gian thiêng liêng tập hợp các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật. Ngoài chức năng thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt của đời sống, nó còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho nhân dân. Ngôi chùa là một tập hợp toàn vẹn các yếu tố tạo hình, kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một thể thống nhất.

Phật Pháp Vân – Hiện thân của người mẹ Việt

Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh, Phật Pháp Vân xuất hiện vào thời Sĩ Nhiếp (khoảng thế kỷ thứ II). Sĩ Nhiếp đã cho tạo tượng, dựng chùa, đồng thời cho mở lễ hội lớn hàng năm nhằm phổ biến và tôn vinh Đức Phật Pháp Vân, một biểu tượng sáng tạo văn hoá của người Việt. Như nước hoà với sữa, Phật Pháp Vân đi vào đời sống dân tộc trên nhiều bình diện, từ việc đem đến mưa thuận gió hà, mùa màng bội thu, cho đến việc đánh đuổi quân xâm lược, giữ yên bờ cõi…

Bài xem nhiều