Dịch Đại Tạng kinh bằng máy vi tính

Ngày 18-7, tại TPHCM, Viện Nghiên cứu Phật giáo, Trung tâm Nghiên cứu quốc học (Hội Nhà văn VN) đã tổ chức họp báo giới thiệu công trình Việt dịch Đại Tạng kinh bằng máy vi tính của nhóm Tuệ Quang (TQ) - gồm 40 Việt kiều Mỹ, Đức... vừa thực hiện.

Nét đẹp Phật giáo trong văn học dân gian

Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm văn hiến là nhờ vào quá trình tiếp nhận, phát triển được nhiều yếu tố văn hóa, nhiều kỹ thuật tiên tiến của nhiều nền văn minh trên thế giới để làm phong phú toàn thể văn hóa dân tộc.

Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại đồng bằng Bắc Bộ

Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Hình thái thờ thần Tứ Pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp.

Phật Giáo Với Văn Hóa Dân Gian

Chức năng giáo dục Phật giáo và văn hóa dân gian như đôi cánh đưa dân tộc Việt Nam bay khắp vòm trời viễn đông. Từ thời kỳ đồ đá cũ xuất hiện các nền văn hóa: Núi Đọ, Xuân Lộc, rồi văn hóa Sơn Vi, cho đến thời đồ đá mới có các nền văn hóa: Hòa Bình, Bắc Sơn và đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn thời cổ đại, đã đưa Việt Nam lên điểm đỉnh của các nền văn hóa đương thời.

Bản sắc và toàn cầu hóa: Áo dài, nước mắm, hoa sen

Cái gì là "mới" trong thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là "mới"? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa. Thật ra, toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới trong lịch sử. Đối với tôn giáo, chuyện này lại càng cũ rích. Đâu phải ngày hôm nay các nhà truyền giáo mới vượt biên. Chỉ khác một điều là vượt biên với chân cứng đá mềm như ngày xưa hay với xe tăng tàu bò như gần đây và như ngày nay. Đối với toàn cầu hóa nói chung, cũng có một điều khác là bây giờ hiện tượng đó rộng lớn, bao trùm moi lãnh thổ và mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa, từ vật chất đến tín ngưỡng. Như vậy thì cũng đáng gọi là mới và cũng đáng được bàn trong hội thảo này.

Giá trị văn hóa của ngôi chùa

Nằm trên vị trí thuận lợi, từ lâu Việt Nam đón nhận và giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Trong quá trình tiếp thu và chọn lọc, có thể nói, không có nền văn hóa nào có sức sống mãnh liệt và hòa lẫn, cắm sâu vào nền văn hóa Việt Nam như Văn hóa Phật giáo.

Vị Trí Ðạo Phật Trong Văn Hóa

Hãy để đức Phật ngồi dưới cây Bồ Ðề, đừng tôn Ngài lên một vương vị, lên ngôi chúa tể vũ trụ. Ðừng dán sau lưng Ngài những nhãn hiệu mà chính Ngài không thừa nhận. Ngài là giáo chủ của một tôn giáo vì ta đã tôn thờ Ngài qua lòng sùng kính của một kẻ tín đồ, không phải bản ý của Ngài là muốn làm giáo chủ.

Những tính căn bản của Phật giáo Việt Nam

Việc xác định các tính căn bản của Phật giáo Việt Nam do đó trở thành quan trọng. Một cách khái quát, Phật giáo Việt Nam có những tính căn bản sau: Tính dung hợp, tính dân tộc, tính dấn thân và tính khai phóng.

Vài nét đặc thù của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam được hình thành từ khi có chữ viết, được truyền miệng qua câu hò tiếng hát của người nông dân. Cùng với tiến trình đó, đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam, chịu hưng vong với dân tộc trong suốt 2000 năm lịch sử. Chính văn hóa Phật giáo đã hòa vào lòng người qua mọi lĩnh vực sinh hoạt của dân gian. Vì thế trong nền văn học Việt Nam, hình tượng Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm từ văn chương truyền khẩu đến thi ca bình dân.

Đạo Phật và Hoa sen

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, Giáo chủ của đạo Phật hiện nay, giáng sinh vào mùa sen nở, ngày Trăng tròn (Vesak) 15 tháng 4 Âm lịch. Tuy nhiên, theo truyền thống ngày xưa của Phật giáo Phát triển, thì ngày giáng sinh của Ðức Phật lại được kỷ niệm vào ngày 8 tháng 4 mỗi năm, tại Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Từ trước tới nay, vào mùa Phật Ðản, tôi thường nghe thấy các cháu nam nữ Gia đình Phật tử hát bài nhạc Hoa sen để dâng lên Ðức Phật, đại ý như:

Bài xem nhiều