Trang chủ Quốc tế Nhà sản xuất phim có tư liệu sai lạc về đức Phật...

Nhà sản xuất phim có tư liệu sai lạc về đức Phật đã lên tiếng xin lỗi

45

Nhà sản xuất phim tiếng Hindi có trụ sở tại Mumbai, ông Ramesh Sippy, người đã hợp tác với công ty Warner Brothers sản xuất bộ phim do Nikhil Advani của Bollywood làm đạo diễn, đã gửi một thông điệp hối hận ngắn đến thủ đô Kathmandu, với hy vọng nó hẳn sẽ được truyền đi trên phương tiện truyền thông đại chúng.


Nhân danh toàn thể nhóm làm phim “Từ Chandni Chowk đến Trung Quốc”, ông Sippy đã phát biểu rằng Ấn Độ có mối quan hệ lâu đời và nồng ấm với Nepal và bộ phim không phải được dàn dựng một cách có chủ ý để xúc phạm đến bất cứ ai. Tuy nhiên, bộ phim vẫn còn được xem nếu lời phát biểu ấy của ông đã xoa dịu được Nepal.


Trong phát biểu, ông Sippy đã không cho biết là ông sẽ xóa đoạn đối thoại gây xúc phạm từ phiên bản bộ phim gốc vốn đã phát hành rộng rãi trên thế giới hôm thứ Sáu tuần qua hay không.


Mặc dù ủy ban kiểm duyệt của Nepal ra lệnh cho các nhà phân phối xóa lời đối thoại không đúng ấy, nhưng những đĩa phim còn lại trên thế giới thì vẫn cứ tiếp tục chứa đựng những thông tin sai lầm.


Hội đồng bộ trưởng Nepal do Thủ tướng Maoist Pushpa Kamal Dahal Prachanda đứng đầu, đã đề nghị Ngoại trưởng Upendra Yadav sẽ đề cập vấn đề này với Bộ ngoại giao Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã được yêu cầu tiếp cận với các nhà làm phim để đề nghị họ xóa những lời tuyên bố gây xúc phạm và sai lầm về đức Phật đã đản sinh tại Ấn Độ trong phiên bản phim gốc.


Bộ phim “Từ Chandni Chowk đến Trung Quốc” do nhà văn Shridhar Raghavan của Bollywood viết kịch bản, đã gây ra những phản ứng bất bình ngay sau khi nó phát hành hôm thứ Sáu đã trở nên quen thuộc khi lời tường thuật và giới thiệu về một người anh hùng, do ngôi sao điện ảnh của Bollywood, diễn viên Akshay Kumar thủ vai, đã tuyên bố đức Phật, người anh hùng ấy, đản sinh tại Ấn Độ.


Đức Phật đản sinh cách đây hơn 2500 năm tại vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) do các vua của dòng họ Thích-ca (Shakya) trị vì, nằm ở miền nam Nepal, gần biên giới Ấn Độ. Khu vườn trong thị trấn Lumbini, nơi đức Phật đản sinh năm 623 BC, đã thu hút khoảng 10 ngàn khách du lịch và khách hành hương đến Nepal mỗi năm.


Hiện tại, Hiệp hội Ký giả Điện ảnh Nepal đang yêu sách giám đốc Bollywood và nhà viết kịch lên tiếng xin lỗi và họ cũng kiến nghị chính phủ Maoist của Nepal yêu cầu tất cả các phái đoàn của Nepal đang công tác ở hải ngoại có kế hoạch thông báo cho chính phủ các nước sở tại và khán thính giả biết về những sai lầm của bộ phim này.


Năm 2003, một vụ phản đối tương tự đã nổ ra sau khi một học viện Ấn Độ tuyên bố đức Phật đản sinh tại tiểu bang Orissa, miền đông Ấn Độ. Đức Phật và Núi Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới, là 2 thần tượng nổi tiếng nhất và yêu quý nhất của Nepal. Dạo gần đây, trên các tờ giấy bạc lưu hành mới của nước cộng hòa Hy Mã Lạp Sơn, Nepal, hình ảnh nhà vua bị phế truất Gyanendra đã được thay thế bằng hình ảnh của hai thần tượng này.


Thích Minh Trí biên dịch theo IANS