Trang chủ Văn học Thơ Những bài thi kệ thị tịch của các Thiền sư Việt Nam...

Những bài thi kệ thị tịch của các Thiền sư Việt Nam trước khi qua đời (Phần 1)

1288

Một lần, khi lấy y (áo ngoài của nhà Phật) khoác vào người Ca Diếp để tôn vinh vị đệ tử thứ nhất của mình, Đức Phật cũng đọc một bài kệ :


Pháp bổn pháp vô pháp


Vô pháp pháp diệc pháp


Kim phó vô pháp thời


Pháp pháp hà tằng pháp


Dịch :                           


Pháp vốn pháp không pháp


Pháp không pháp cũng pháp


Nay khi trao không pháp


Mỗi pháp đâu từng pháp


Trong lịch sử truyền thừa của Phật giáo từ Thiên Trúc bên Ấn Độ, đến các vị tổ Thiền tông Trung Hoa, cho đến các vị thiền sư trong các phái thiền tông Việt Nam ta, cũng đã có nhiều bài kệ quý giá để lại. Song, kệ thị tịch là một dạng kệ viết hoặc nói ra trước khi viên tịch của một vị tổ sư để lại thì thật quả là hiếm. Những bài kệ thị tịch có thể nói là những lời dối dăng cuối cùng trước khi viên tịch đã bao gồm một ý nghĩa rất quan trọng muốn để lại cho con cháu đệ tử nhà Phật hướng tới việc thực hành Phật sự một cách rốt ráo mà còn thể hiện tầm siêu thoát của một nhà tu hành đã đạt thành chính quả.


Sau đây xin giới thiệu một số bài kệ thị tịch của các thiền sư Việt Nam trong giai đoạn Phật giáo Việt Nam phát triển từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ  XIV .


Trước khi giới thiệu các bài kệ thị tịch của các vị thiền sư, người sưu tầm có điểm qua một số nét giới thiệu thân thế và sự nghiệp tác giả của từng bài kệ thị tịch ấy.


 


THIỀN SƯ VÔ NGÔN THÔNG (? – 826) :


 


Thiền sư Vô Ngôn Thông người họ Trịnh ở Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 9 năm Canh Tý niên hiệu Đường Nguyên Hoà thứ 15  (năm 820) sang Việt Nam, đến tu ở chùa Kiến Sơ, huyện Tiên Du, nay thuộc xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Thiền sư là người sáng lập ra dòng thiền Vô Ngôn Thông hay còn gọi là dòng thiền Quan Bích hoặc dòng Kiến Sơ.


 


Thiền sư viên tịch ngày 12 tháng 1 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Lịch thứ 2 (826) thời thuộc Đường. Trước khi qua đời, không bệnh tật gì, nhà sư tắm rửa thay quần áo rồi gọi thiền sư Cảm Thành đến, đọc bài kệ theo ý vị tổ của thiền sư trước khi viên tịch.


 


Bài kệ :                        


Nhất thiết chư pháp      


Giai tòng  tâm sinh                    


Tâm vô sở sinh                         


Pháp vô sở trụ                          


Nhược đạt tâm địa                                            


Sở tác vô ngại                          


Phi ngộ thượng căn


Thận vật khinh hứa        


 


Dịch :                                       


Tất  cả các pháp


Đều từ tâm sinh


Tâm không chỗ sinh


Pháp không chỗ trụ


Nếu đạt đất lòng


Làm gì chẳng ngại


Không gặp thượng căn


Cẩn thận chớ nói


 


ĐẠI SƯ KHUÔNG VIỆT (933 – 1011):


 


Đại sư Khuông Việt người họ Ngô tên là Chân Lưu, hậu duệ của Ngô Thuận Đế (thuỵ hiệu của Ngô Quyền). Quê ở hương Cát Lị, huyện Thường Lạc. Thụ giới tại chùa Khai Quốc với thiền sư Vân Phong (?-957). Năm 40 tuổi (971), nhà sư được vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Tăng thống, sau đó được ban hiệu là Khuông Việt Đại sư. Đại sư Khuông Việt thuộc thế hệ thứ 5 dòng thiền Vô Ngôn Thông.


 


Ngày 15 tháng 2 năm Tân Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 2 (1011) đời vua Lý Thái Tổ, trước khi viên tịch, đại sư gọi đệ tử thân cận là Đa Bảo đến đọc bài kệ rồi nhắm mắt ngồi kiết già qua đời.


 


Bài kệ :                        


Mộc trung nguyên hữu hoả  


Nguyên hoả phục hoàn sinh                                           


Nhược vi mộc vô hoả                            


Toàn toại hà do manh


 


Dịch:                                        


Lửa trong cây có sẵn


Dù tắt lại bùng ngay


Nếu bảo cây không lửa


Xát mạnh sao cháy cây


 


THIỀN SƯ ĐỊNH HƯƠNG (? – 1051):


 


Thường gọi là Trưởng lão Định Hương, người họ Lã thuộc hương Chu Minh. Xuất gia từ lúc còn nhỏ theo học Phật với thiền sư Đa Bảo tại chùa Cảm Ứng, núi Ba Sơn, phủ Thiên Đức, còn gọi là chùa Trăm gian ở Tam Sơn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, thấm hiểu sâu sắc yếu chỉ của thiền tông, thuộc thế hệ thứ 7 dòng thiền Vô Ngôn Thông.


 


Ngày 3 tháng 3 năm Tân Mão, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ 3 (1051) đời Lý Thái Tông, thiền sư lâm bệnh, gọi đệ tử đến đọc bài kệ vĩnh biệt :


 


Bài kệ :                        


Bản lai vô xứ sở                       


Xứ sở thị chân tông                              


Chân tông như thị ảo                             


Ảo hữu tức không không                                   


 


Dịch :                                       


Xưa nay không xứ sở


Xứ sở ấy chân tông


Chân tông hư ảo thế


Có ảo tức không không


 


THIỀN SƯ VIÊN CHIẾU (999 – 1090) : 


 


Thiền sư Viên Chiếu tên huý là Mai Trực, người huyện Long Đàm, châu Phúc Đường, nay thuộc địa phận huyện Thanh Trì, Hà Nội, là con người anh của Thái hậu Linh Cảm đời Lý. Đến thụ nghiệp với thiền sư Định Hương ở núi Ba Tiêu (còn gọi là núi Ba Sơn), tinh thông phép Tam quán. Đã từng soạn sách Dược sư thập nhị nguyện văn được vua Lý Nhân Tông cho đem bản thảo tặng vua Triết Tông đời Tống được đánh giá cao, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi. Thiền sư Viên Chiếu thuộc thế hệ thứ 8 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Các tác phẩm của Viên Chiếu thiền sư có Tán Viên Giác kinh, Thập nhị Bồ Tát Hành hành tu chứng đạo tràng Tham đồ hiển quyết


Tháng 9 năm Canh Ngọ niên hiệu Quang Hựu thứ 6 (1090) đời vua Lý Nhân Tông, sư không bênh, gọi đệ tử đến bảo rằng : Thân mình ta đây, xương thịt gân cốt đều do bốn đại hợp thành, tất không thể thường tồn được. Cũng như khi khung nhà đã hư hỏng thì rui mè đều rơi rụng. Các người hãy trân trọng lời kệ của ta đây!” .Đọc kệ xong thiền sư qua đời thọ 92 tuổi đời, 56 tuổi hạ :


 


Bài kệ :            


Thân như tường bích dĩ đồi thì      


Cử thế thông thông thục bất bi


Nhược đạt tâm không vô sắc tướng


Sắc không ẩn hiển nhậm suy di


 


Dịch :


Thân như tường vách đã lung lay


Lật đật người đời những xót thay


Nếu được “lòng không” không tướng sắc


“Sắc” “không” ẩn hiện mặc vần xoay


Ngô Tất Tố dịch (Trích trong Văn học đời Lý)


 


ĐẠI SƯ MÃN GIÁC (1052 – 1096) :


 


Đại sư Mãn Giác tên huý là Trường, người họ Lý sau đổi sang Nguyễn, quê làng Lũng Điền, huyện An Cách. Thân phụ là Lý Hoài Tố làm quan đến chức Trung thư viên ngoại lang, đi sứ nhà Tống năm 1073. Đại sư vốn tinh thông Nho, Phật, được vua Lý Nhân Tông ban hiệu là Hoài Tín. Sau khi xuất gia được thiền sư Quảng Trí truyền tâm ấn. Sau về trụ trì chùa Cửu Liên Giác Nguyên xây gần cung vua và được vua Lý phong cho làm Hoài Tín đại sư đứng đầu Giác Nguyên thiền viện. Sau vua lại xuống chiếu phong cho chức Nhập nội đạo tràng Tử y đại sa môn, được dự bàn chính sự. Ông thuộc thế hệ thứ 9 dòng thiền Vô Ngôn Thông.


 


Ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (năm  Bính Tý – 1096) đời vua Lý Nhân Tông, sư lâm bệnh, gọi đệ tử đến đọc kệ rồi ngồi kiết già thị tịch, tho 45 tuổi đời, 19 tuổi hạ :


 


Bài kệ   :                     


Xuân khứ bách hoa lạc


Xuân lai bách hoa khai


Sự trục nhãn tiền quá


Lão tòng đầu thượng đáo


Mạc vi xuân tàn hoa lạc tận


Đình tiền tạc dạ nhất chi mai


 


Dịch:                


Xuân ruổi trăm hoa rụng


Xuân tới trăm hoa cười


Trước mắt việc đi mãi


Trên đầu già đến rồi


Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết


Đêm qua, sân trước, một nhành mai


Ngô Tất Tố dịch (Trích trong Văn học đời Lý)


 


THIỀN SƯ NGỘ ẤN (1020 – 1088) :


 


Thiền sư họ Đàm tên Khí do sư cụ người Chiêm Thành họ Đàm ở hương Kim Bài nhặt được ở trong rừng đem về nuôi. Năm 19 tuổi xuất gia chịu giới luật.  Sau khi được thiền sư Quảng Trí ở chùa Quán Đính truyền tâm ấn, sư đến núi Ninh Sơn thuộc hương Ninh Sơn, phủ Ứng Thiên, nay thuộc huyện Hoài Đức (Hà Tây) kết am làm chỗ ở lấy hiệu là Ngộ Ấn, dựng chùa Long An. Thiền sư Ngộ Ấn thuộc thế hệ thứ 9 dòng thiền Vô Ngôn Thông.


 


Ngày 14 tháng 6 năm Quảng Hựu thứ 4 (năm Mậu Thìn – 1088) đời vua Lý Nhân Tông, thiền sư đọc bài kệ sau đây rồi thanh thản qua đời, thọ 69 tuổi, tuổi hạ 50.


 


Bài kệ :            


Diệu tính hư vô bất khả phan


Hư vô tâm ngộ đắc hà nan


Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận


Liên pháp lô trung thấp vị can


 


Dịch :                           


Hư vô tính diệu khó vin noi


Riêng bụng hư vô hiểu được thôi


Trên núi ngọc thiêu màu vẫn nhuận


Trong lò sen nở sắc thường tươi


Ngô Tất Tố dịch (Trích trong Văn học đời Lý)


 


THIỀN SƯ GIÁC HẢI :


 


Thiền sư Giác Hải người họ Nguyễn quê ở hương Hải Thanh, từ nhỏ làm nghề đánh cá. Năm 25 tuổi mới xuất gia, lúc đầu cùng với nhà sư Không Lộ theo học đạo với  thiền sư Lôi Hà Trạch, sau nối pháp tự của Không Lộ, có phép thần thông nên tên tuổi vang khắp vùng. Thiền sư trụ trì ở chùa Diên Phúc ở Hải Thanh. Vua Lý Nhân Tông đối xử tiếp đãi như thầy, nhiều lần mời về kinh nhưng sư lấy cớ già yếu từ chồi không về. .Thiền sư thuộc thế hệ thứ 11 dòng thiền Vô Ngôn Thông.


 


Khi sư lâm bệnh cho gọi đệ tử đến đọc kệ rồi ngồi trang nghiêm lặng lẽ qua đời


 


Bài kệ :                        


Xuân lai hoa điệp thiện tri thì


Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ


Hoa điệp bản lai giai thị huyễn


Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì


 


Dịch :               


Xuân sang hoa bướm khéo quen thì


Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ


Nên biết bướm hoa đều huyền ảo


Thây hoa mặc bướm, để lòng chi


Ngô Tất Tố dịch (Theo Văn học đời Lý)


 


 


THIỀN SƯ ĐẠO HUỆ (? – 1072)


 


Thiền sư Đạo Huệ người họ Âu, quê ở hương Chân Hộ, quận Như Nguyệt nay thuộc Bắc Giang. Năm 25 tuổi xuất gia theo hầu thiền sư Ngô Pháp Hoa tức thiền sư Thông Biện ở chùa Phổ Ninh. Sau đến trụ trì chùa Quang Minh, núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, Bắc Ninh giữ nguyên giới luật chuyên tu thền định, sáu năm không đặt lưng nằm nghỉ, học trò đông đến hơn một nghìn người. Tiếng sư tụng kinh ngày đêm cảm hoá cả khỉ vượn trong núi, khiến chúng kéo từng đàn đến chùa nghe kinh. Thiền sư Đạo Huệ thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông.


 


Năm Đại đinh thứ 20 (1159) đời vua Lý Anh Tông, sư được vua vời về kinh chữa bệnh cho hoàng phi Thuỵ Minh. Vua mời sư nghỉ lại trong chùa Báo Thiên và thuyết pháp ở nhà giảng.


 


Ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1172), niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 10 đời vua Lý Anh Tông , thiền sư lâm bệnh, đọc kệ rồi lặng lẽ qua đời.


 


Bài kệ :           


Địa, thuỷ, hoả, phong, thức


Nguyên lai nhất thiết không


Như văn toàn tụ tán


Phật nhật chiếu vô cùng


Sắc thân dữ diệu thể


Bất hợp bất ly phân


Nhược nhân yếu chân biệt


Lô trung hoa nhất chi


 


Dịch :               


Đất, nước, lửa, gió, thức


Hết thảy vốn đều không


Như mây tan rồi tụ


Phật nhật chiếu không cùng


Sắc thân và diệu thể


Chẳng hợp, chẳng lìa xa


Kẻ nào toan tách biệt


Lò lửa, một cành hoa


Hoàng Lê dịch (Trích trong Thơ Văn Lý Trần. Tập 1)


 


 


THIỀN SƯ BẢO GIÁM (? – 1173)


 


Thiền sư Bảo Giám người họ Kiều tên là Phù, quê ở hương Trung Thụy. Từ nhỏ theo Nho học. Dưới triều vua Lý Anh Tông ông làm quan đến chức Cung hầu xá nhân. Đến 30 tuổi, xin thôi việc quan, xin xuất gia và tu ở chùa Bảo Phúc, hương Đa Văn, quận Mỹ Lăng nay thuộc địa phận huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây. Thiền sư Bảo Giám thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông.


 


Ngày 7 tháng 5 năm Chính Long Bảo Ứng thứ 11 (năm Quý Tỵ – 1173) đời vua Lý Anh Tông, khi sắp viên tịch, thiền sư đọc hai bài kê xong, lặng lẽ qua đời.


 


Bài kệ :


Đắc thành chính giác hãn băng tu


Chỉ vị lao lung trí huệ ưu


Nhận đắc ma ni huyền diệu lý


Chỉ như thiên thượng hiểu kim ô


 


Dịch:                


Mấy ai thành Phật ở tu hành


Chỉ trói cùm thêm trí óc mình


Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng


Là vầng dương hiện giữa trời xanh


 


Và bài :


Trí giả do như nguyệt chiếu thiên


Quang hàm trần sát chiếu vô thiên


Nhược nhân yếu thức tu phân biệt


Lĩnh thượng phù sơ toả mộ yên


 


Dịch :               


Trí tuệ như trăng chiếu khắp trời


Sáng chùm trần thế chẳng riêng ai


Ví người hiểu lẽ không phân biệt


Núi phủ mây chiều cây cỏ tươi


Đào Phương Bình dịch (Trích trong Thơ Văn Lý Trần. Tập 1)


 


THIỀN SƯ BẢO GIÁC (? – 1173) :


 


Thiền sư Bảo Giác không rõ huý danh và quê quán. Xuất gia đi tu ở chùa Viên Minh. Đệ tử có nhiều và là thầy hướng dẫn Phật pháp cho thiền sư Tịnh Giới. Ông cũng thuộc thế hệ thứ 10 của dòng thiền Vô Ngôn Thông, nhưng không thấy Thiền Uyển Tập Anh nhắc đến ngoài việc kể ra sự kiện thiền sư trước khi viên tịch có gọi Tịnh Giới đến nghe đọc kệ và truyền trao pháp cụ cho Tịnh Giới. Đó là vào một ngày tháng Mười năm Quý Tỵ niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 11 (1173), đời vua Lý Anh Tông.  Bài kệ như sau :


 


Bài kệ :